270 câu trắc nghiệm Răng - Hàm- Mặt
Với hơn 270 câu trắc nghiệm ôn thi Răng - Hàm- Mặt (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ở tuổi 12, có bao nhiêu răng vĩnh viễn?
A. 20
B. 24
C. 26
D. 28
-
Câu 2:
Ký hiệu của răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái là:
A. 54
B. 65
C. 74
D. 85
-
Câu 3:
Chữ số ký hiệu vị trí của răng hàm trên vĩnh viễn bên phải là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
74 là ký hiệu của răng:
A. răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên bên phải
B. răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm trên bên phải
C. răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái
D. răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm dưới bên trái
-
Câu 5:
Răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài
B. Ba chân: 2 trong,1 ngoài
C. Hai chân: 1 xa, 1 gần
D. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài
-
Câu 6:
Răng hàm (cối) lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm dưới có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài
B. Ba chân: 2 trong, 1 ngoài
C. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài
D. Hai chân: 1 xa, 1 gần
-
Câu 7:
Thành phần cấu tạo của ngà răng:
A. 96% vô cơ, 4% hữu cơ và nước
B. 30% vô cơ, 70% hữu cơ và nước
C. 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước
D. 4% vô cơ, 96% hữu cơ và nướ
-
Câu 8:
Răng hàm (cối) sữa có đặc điểm:
A. Nhỏ hơn răng vĩnh viễn thay nó
B. Tủy nhỏ hơn răng vĩnh viễn
C. Sừng tủy nằm xa đường nối men-ngà
D. Các chân răng tách xa nhau ở phía chóp
-
Câu 9:
Viêm tủy răng sữa có phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử hơn răng vĩnh viễn vì:
A. Thân răng thấp hơn răng vĩnh viễn
B. Tủy lớn hơn
C. Ít ống tủy phụ
D. Răng sữa ít thành phần vô cơ hơn
-
Câu 10:
Răng sữa nào có kích thước lớn hơn răng vĩnh viễn thay thế nó:
A. Răng cối
B. Răng cửa bên
C. Răng nanh
D. Răng cửa giữa
-
Câu 11:
Sự mọc răng được bắt đầu khi:
A. Trẻ 6 tháng
B. Trẻ 6 tuổi
C. Khi răng đã cấu tạo hoàn tất xong
D. Khi thân răng được hình thành xong
-
Câu 12:
Tuổi đóng chóp chân răng bằng tuổi mọc răng cộng với:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Yếu tố chính giúp răng tiếp tục mọc lên sau khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất:
A. Sự tăng trưởng của xương hàm
B. Sự phát triển của thân răng
C. Sự bồi đắp liên tục chất cément ở chóp chân răng
D. Chân răng tiếp tục cấu tạo dài ra
-
Câu 14:
Vai trò quan trọng khác của răng sữa ngoài chức năng ăn nhai, phát âm:
A. Cấu tạo mầm răng vĩnh viễn
B. Bảo vệ mầm răng vĩnh viễn
C. Giữ vị trí cho mầm răng vĩnh viễn
D. Giúp sự khoáng hoá mầm răng vĩnh viễn
-
Câu 15:
Mầm răng sữa được hình thành lúc:
A. Tuần thứ 3- 5 thai kỳ
B. Tháng thứ 3-5 thai kỳ
C. Tuần thứ 7-10 thai kỳ
D. Tháng thứ 7-10 thai kỳ
-
Câu 16:
Mầm răng sữa được khoáng hoá lúc:
A. Tuần thứ 7-10 thai kỳ
B. Tháng thư 4-6 thai kỳ
C. Tuần thứ 4-6 Thai kỳ
D. Sau khi sinh
-
Câu 17:
Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường được thay thế bằng răng cối nhỏ vĩnh viễn lúc:
A. 8 tuổi
B. 9-10 tuổi
C. 13 tuổi
D. 14 tuổi
-
Câu 18:
Mầm răng khôn được hình thành vào lúc:
A. Tháng thứ 3- 5 thai kỳ
B. Tháng thứ 9 sau sinh
C. Lúc 4 tuổi
D. Lúc 10 tuổi
-
Câu 19:
Răng hàm (cối) lớn thứ nhất mọc vào lúc:
A. 4-5 tuổi
B. 6-7 tuổi
C. 8-9 tuổi
D. 10-11 tuổi
-
Câu 20:
Khi răng hàm sữa thứ hai phần hàm dưới trái đến tuổi thay, răng vĩnh viễn mọc lên thay thế nó là:
A. Răng 34
B. Răng 44
C. Răng 35
D. Răng 45
-
Câu 21:
Chỉ số SMT ở lứa tuổi 12 của Việt Nam năm 2000 là 1,87 được đánh giá là:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
-
Câu 22:
Yếu tố nào sau đây làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng:
A. Răng nhiễm tetracyline
B. Răng có nhiều cao răng
C. Răng đã mọc lâu trên cung hàm
D. Răng dị dạng
-
Câu 23:
Loại vi khuẩn nào sau đây làm pH giảm nhanh trong môi trường miệng:
A. Streptococcus mutans
B. Streptococcus sanguis
C. Lactobacillus acidophillus
D. Vi khuẩn giải protein
-
Câu 24:
Thực phẩm nào không gây sâu răng:
A. Thịt tươi
B. Trái cây
C. Dầu mỡ
D. Thịt hộp
-
Câu 25:
Nước bọt có khả năng tái khóang hóa sang thương sâu răng sớm nhờ:
A. Lysozyme lactoferine
B. Nước bọt tiết nhiều
C. Làm sạch răng thường xuyên
D. Ca++