Trắc nghiệm Sóng dừng Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi có hai đầu cố định khi
A. chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.
B. bước sóng gấp ba chiều dài của dây.
C. chiều dài của dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
D. chiều dài của dây bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.
-
Câu 2:
Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các phần tử trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các phần tử trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì
A. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
B. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
C. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
D. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
-
Câu 4:
Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng.
A. Ứng dụng của sóng dừng là đo tốc độ truyền sóng
B. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì
C. Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp là một phần tư bước sóng.
D. Biên độ của bụng là 2a, bề rộng của bụng là 4A nếu sóng tới có biên độ là a.
-
Câu 5:
Chọn phát biểu sai. Trong sóng dừng
A. vị trí các nút luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
B. vị trí các bụng luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.
C. Hai điểm đối xứng qua nút luôn dao động cùng pha.
D. Hai điểm đối xứng bụng luôn dao động cùng pha.
-
Câu 6:
Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
-
Câu 7:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa ba bụng liên tiếp bằng
A. một số nguyên lần bước sóng
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 8:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 9:
Một sợi dây hai đầu cố định, sóng phản xạ so với sóng tới tại điểm cố định sẽ không cùng
A. tần số
B. tốc độ
C. bước sóng
D. pha ban đầu.
-
Câu 10:
Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng
A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.
B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.
C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.
D. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha.
-
Câu 11:
Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ trên sợi dây luôn ngược pha với sóng tới tại
A. mọi điểm trên dây
B. trung điểm sợi dây
C. điểm bụng
D. điểm phản xạ.
-
Câu 12:
Trên sợi dây OQ căng ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f xác định. Hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường 1), t2 = t1 + 1/6f (đường 2) và P là một phần tử trên dây. Tỉ số tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ dao động cực đại của phần tử P xấp xỉ bằng
A. 0,5
B. 2,6
C. 2,2
D. 4,8.
-
Câu 13:
Thí nghiệm hiện tượng sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có chiều dài L và một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích sợi dây dao
động bằng tần số f thì khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên sợi dây hình thành các bó sóng. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tần số f và số bụng sóng trên dây như hình bên. Giá trị của y làA. 40 Hz
B. 60 Hz.
C. 70 Hz.
D. 80 Hz
-
Câu 14:
Dây đàn hồi AB dài 32 cm với đầu A cố định, đầu B nối vớinguồn sóng. Bốn điểm M, N, P và Q trên dây lần lượt cách đều nhau khi dây duỗi thẳng (M gần A nhất, MA = QB). Khi trên dây xuất hiện sóng dừng hai đầu cố định thì quan sát thấy bốn điểm M, N, P, Q dao động với biên độ bằng nhau và bằng 5cm, đồng thời trong khoảng giữa M và A không có bụng hay nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa M và Q khi dây dao động là
A. 12/11.
B. 8/7.
C. 13/12
D. 5/4
-
Câu 15:
Trên một lò xo căng ngang đang xảy ra sóng dừng với sóng dọc, A và B là hai điểm liên tiếp dao động mạnh nhất. Khoảng cách giữa các phần tử tại A và B lớn nhất là 14 cm, nhỏ nhất bằng 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên lò xo bằng 1,2 m/s. Khi khoảng cách giữa các phần tử tại A và B là 12 cm, tốc độ dao động của chúng bằng
A. \(20\pi \sqrt6cm/s\)
B. 0
C. \(10\pi cm/s\)
D. \(5\pi cm/s\)
-
Câu 16:
Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với với AM = 4cm và BN = 8 cm. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và biên độ của bụng là 1cm. Tỉ số giữa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm M, N xấp xỉ bằng
A. 1,5
B. 1,3
C. 1,4
D. 1,2
-
Câu 17:
Dây đàn hồi Ab dài 24cm với đầu A cố định, B nối với nguồn sóng. M và N là hai điểm trên dây chia thành 3 đoạn bằng nau khi sợi dây duỗi thẳng. Khi trên dây xuất hiện sóng dừng quan sát thấy hai bụng sóng và biên độ của bụng sóng bằng 2 3cm . B gần sát một nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa vị trí của M và của N trên dây bằng
A. 1,5.
B. 1,4.
C. 1,25.
D. 1,2.
-
Câu 18:
Trên một sợi dây có sóng dừng, hai điểm A và B là hai điểm bụng gần nhau nhất. Khoảng cách lớn nhất giữa A và B là 13 cm. Khi tốc độ dao động của A và B bằng nửa tốc độ cực đại của chúng thì khoảng cách giữa A và B bằng 12 cm. Bước sóng trên sợi dây đó bằng
A. \(2\sqrt{69} cm\)
B. \(\sqrt{69} cm\)
C. \(2\sqrt{53} cm\)
D. \(\sqrt{53} cm\)
-
Câu 19:
Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15 cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai phần tử trên dây với AM = 1,5 cm và BN = 8,5 cm. Khi tạo ra sóng dừng thì quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và bề rộng của bụng là 4 cm. Khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M, N xấp xỉ bằng
A. 5 cm.
B. 5,1 cm.
C. 1 cm.
D. 5,8 cm
-
Câu 20:
Các điểm không phải bụng hoặc nút M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ dao động 2√3cm, dao động tại N ngược với dao động tại M và MN = 2NP. Biên độ dao động tại điểm bụng sóng là
A. .2√2cm.
B. 3√2cm.
C. 4 cm
D. 4√2cm
-
Câu 21:
Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phươngtrình dao động tại đầu A là uA = 4cos50πt (cm). Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ a (với a ≠ 0) cách đều nhau và cách nhau khoảng 60 cm. Giá trị của a và tốc độ truyền sóng trên sợi dây lần lượt là
A. 2√2cm; 60 m/s
B. 4√3 cm; 50 m/s.
C. 4√2 cm; 80 m/s.
D. 4√2 cm; 60 m/s
-
Câu 22:
Một sợi dây có sóng dừng hai đầu cố định với tần số 5 Hz. Biên độ dao động của điểm bụng là 2 cm. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm trên hai bó sóng cạnh nhau có cùng biên độ 1 cm là 2 cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 1,2 m/s
B. 0,8 m/s
C. 0,6 m/s
D. 0,40 m/s
-
Câu 23:
Trên một sợi dây có sóng dừng với biên độ điểm bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M và N trên dây có cùng biên độ dao động 2,5 cm, cách nhau 20 cm các điểm luôn dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Bước sóng trên dây là
A. 120 cm
B. 80 cm
C. 60 cm
D. 40 cm
-
Câu 24:
Một dây đàn hồi AB đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây, biết phương trình dao động tại đầu A là uA = acos100πt. Quan sát sóng dừng trên sợi dây ta thấy trên dây có những điểm không phải là điểm bụng dao động với biên độ b (b ≠ 0) cách đều nhau và cách nhau khoảng 1 m. Giá trị của b và tốc độ truyền sóng trên sợi dây lần lượt là
A. a√2; 200 m/s.
B. a√2; 150 m/s
C. a; 300 m/s.
D. a√2; 100 m/s
-
Câu 25:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài ℓ. Người ta thấy trên dây có những điểm dao động cách nhau ℓ1 thì dao động với biên độ 4 cm, người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng ℓ2 (ℓ2> ℓ1) thì các điểm đó có cùng biên độa. Giá trị của a là:
A. .4√2cm
B. 4 cm
C. 2√2cm
D. 2 cm
-
Câu 26:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách hai nút sóng liên tiếp là 12 cm. C và D là hai phần tử trên dây cùng nằm trên một bó sóng, có cùng biên độ dao động 4 cm và nằm cách nhau 4 cm. Biên độ dao động của điểm bụng là
A. 8 cm.
B. 4,62 cm.
C. 5,66 cm
D. 6,93 cm
-
Câu 27:
Một sóng dừng trên dây căng ngang với hai đầu cố định, bụng sóng dao động với biên độ 2a. Ta thấy những điểm không phải nút hoặc bụng, có cùng biên độ ở gần nhau, cách đều nhau 12 cm. Bước sóng và biên độ của những điểm đó
A. 24 cm và a√3
B. 24 cm và a
C. 48 cm và a√3
D. 48 cm và a√2
-
Câu 28:
Một sợi dây đàn hồi OM = 180 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình thành 5 bụng sóng, biên độ dao động của phần tử tại bụng sóng là 3 cm. Tại điểm N gần đầu O nhất, các phần tử có biên độ dao động là 1,5√2 cm. Khoảng cách ON bằng
A. 18 cm.
B. 36 cm.
C. 9,0 cm.
D. 24 cm
-
Câu 29:
Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài ℓ với hai đầu tự do. Người ta thấy trên dây có những điểm dao động cách nhau ℓ1 = l/16 thì dao động với biên độ a1 người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng ℓ2 thì các điểm đó có cùng biên độ a2 (a2> a1) Số điểm bụng trên dây là
A. 9
B. 8
C. 5
D. 4
-
Câu 30:
Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B găn với một nhánh của âm thoa. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, biên độ bụng sóng là 2 cm, B được coi là nút sóng. Điểm trên dây có vị trí cân bằng cách A một đoạn 13/24 cm dao động với biên độ là
A. 1 cm
B. 2 cm
C. √2 cm
D. √3 cm
-
Câu 31:
Trên dây có sóng dừng hai đầu cố định, biên độ dao động của phần tử trên dây tại bụng sóng là 2a. A là nút, B là vị trí cân bằng của điểm bụng gần A nhất. Điểm trên dây có vị trí cân bằng C nằm giữa A và B, AC = 2CB dao động với biên độ là
A. a/2
B. \(a\sqrt2\)
C. \(a\sqrt3\)
D. a
-
Câu 32:
rên dây có sóng dừng hai đầu cố định, biên độ dao động của phần tử trên dây tại bụng sóng là 2a, bước sóng λ. Tại một điểm trên dây có vị trí cân bằng cách vị trí cân bằng một bụng một đoạn λ/6 có biên độ dao động là:
A. a/2
B. \(a\sqrt2\)
C. \(a\sqrt3\)
D. a
-
Câu 33:
Trên dây có sóng dừng hai đầu cố định, biên độ dao động của phần tử trên dây tại bụng sóng là 2a, bước sóng λ. Tại một điểm trên dây có vị trí cân bằng cách một nút một đoạn λ/12 có biên độ dao động là:
A. a/2
B. \(a\sqrt2\)
C. \(a\sqrt3\)
D. a
-
Câu 34:
Để đo tốc độ truyền sóng âm trong không khí ta dùng một âm thoa có tần số 1000 Hz đã biết để kích thích dao động của một cột không khí trong một bình thuỷ tinh.Thay đổi độ cao của cột không khí trong bình bằng cách đổ dần nước vào bình. Khi chiều cao của cột không khí là 50 cm thì âm phát ra nghe to nhất. Tiếp tục đổ thêm dần nước vào bình cho đến khi lại nghe được âm to nhất. Chiều cao của cột không khí lúc đó là 35 cm. Tính tốc độ truyền âm.
A. 200 m/s.
B. 300m/s.
C. 350 m/s.
D. 340 m/s.
-
Câu 35:
Một âm thoa được đặt phía trên miệng ống, cho âm thoa dao động với tần số 400 Hz. Chiều dài của cột khí trong ống có thể thay đổi bằng cách thay đổi mực nước trong ống. Ống được đổ đầy nước, sau đó cho nước chảy ra khỏi ống. Hai lần cộng hưởng gần nhau nhất xảy ra khi chiều dài của cột khí là 0,175m và 0,525m. Tốc độ truyền âm trong không khí bằng
A. 280m/s.
B. 358 m/s.
C. 338 m/s
D. 328 m/s
-
Câu 36:
Một âm thoa nhỏ đặt trên miệng của một ống không khí hình trụ AB, chiều dài l của ống khí có thể thayđổi được nhờ dịch chuyển mực nước ở đầu B. Khi âm thoa dao động ta thấy trong ống có một sóng dừng ổnđịnh. Khi chiều dài ống thích hợp ngăn nhất 13 cm thì âm thanh nghe to nhất. Biết rằng với ống khí này đầu B là một nút sóng, đầu A là một bụng sóng. Khi dịch chuyển mực nước ở đầu B để chiều dài 65 cm thì ta lại thấy âm thanh cũng nghe rất rõ. Tính số nút sóng trong ống?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 37:
Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s. Một cái ống có chiều cao 15 cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một cái âm thoa có tần số 680 Hz. Đổ nước vào ống đến độ cao cực đại bao nhiêu thì khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất ?
A. 2,5 cm.
B. 2 cm.
C. 4,5 cm.
D. 12,5 cm
-
Câu 38:
Một cái còi được coi như nguồn âm điểm phát ra âm phân bố đều theo mọi hướng. Cách nguồn âm 10 km một người vừa đủ nghe thấy âm. Biết ngưỡng nghe và ngưỡng đau đối với âm đó lần lượt là 10-9 (W/m2) và 10 (W/m2). Hỏi cách còi bao nhiêu thì tiếng còi băt đầu gây cảm giác đau cho người đó?
A. 0,1m
B. 0,2m
C. 0,3m
D. 0,4m
-
Câu 39:
Một sợi dây đàn hồi có chiều dài lớn nhất là l0 = 1,2 m một đầu găn vào một cần rung với tần số 100 Hz một đầu thả lỏng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 12 m/s. Khi thay đổi chiều dài của dây từ l0 đến l =24cm thì có thể tạo ra được nhiều nhất bao nhiêu lần sóng dừng có số bụng sóng khác nhau là
A. 34 lần
B. 17 lần
C. 16 lần
D. 32 lần
-
Câu 40:
Một sợi dây đàn hồi dài 1,2m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100Hz đến 125Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 6m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây? (Biết rằng khi có sóng dừng, đầu nối với cần rung là nút sóng)
A. 10 lần
B. 12 lần
C. 5 lần.
D. 4 lần
-
Câu 41:
Vận tốc truyền sóng trên sợi dây đàn hồi tỉ lệ với lực căng dây theo biểu thức \( v = a.\sqrt {\frac{F}{m}} \) , với m là khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài của dây. Người ta thực hiện thí nghiệm sóng dừng trên dây với hai đầu cố định ở tần số f = 60Hz thì quan sát được trên dây xuất hiện k nút sóng. Thay đổi lực căng đi một lượng \(\frac{F}{2}\) người ta thấy hiện tượng sóng dừng xuất hiện ở trên dây như ban đầu với tần số tương ứng là f1 và f2. Như vậy nếu tính từ tần số f thì cần thay đổi tần số một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để thấy hiện tượng sóng dừng như trên.
A. 15,35Hz
B. 17,57Hz
C. 13,48Hz
D. 10,00Hz
-
Câu 42:
Để tạo sóng dừng trên dây người ta điều chỉnh tần số f của nguồn. f = 42 Hz và f = 54 Hz là hai giá trị tần số liên tiếp mà trên dây có sóng dừng. Giá trị nào sau đây của f thì trên dây không thể có sóng dừng?
A. 66 Hz
B. 12 Hz.
C. 30 Hz.
D. 90 Hz
-
Câu 43:
Một sợi dây đàn hồi, đầu A găn với nguồn dao động và đầu B tự do. Khi dây rung với tần số f = 12 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định có 8 điểm nút trên dây với A là nút và B là bụng. Nếu đầu B được giữ cố định và tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì phải thay đổi tần số rung của dây một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để trên dây tiếp tục xảy ra hiện tượng sóng dừng ổn định?
A. 4/3 Hz.
B. 0,8 Hz.
C. 12 Hz.
D. 1,6 Hz
-
Câu 44:
Một sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là f0. Tăng chiều dài thêm 1 m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5 Hz. Giảm chiều dài bớt 1 m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20 Hz. Giá trị của f0 là
A. 10 Hz.
B. 7 Hz.
C. 9 Hz
D. 8 Hz
-
Câu 45:
Một sợi dây đàn hồi với một đầu tự do, một đầu cố định có sóng dừng với 2 tần số liên tiếp là f1 và f2. Biết sợi dây có chiều dài L và f2 > f1. Tốc độ lan truyền sóng trên dây được tính bằng biểu thức
A. v = L(f2 + f1)/2
B. v = L(f2 - f1)/2.
C. v = L(f2 - f1).
D. v = 2L(f2 - f1).
-
Câu 46:
Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây đó là
A. 100Hz
B. 125Hz
C. 75Hz
D. 50Hz
-
Câu 47:
Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là f1=70 Hz và f2 = 84 Hz. Tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi
A. 11,2m/s
B. 22,4m/s.
C. 26,9m/s
D. =18,7m/s
-
Câu 48:
Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 1,2cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 40Hz và 60Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây là?
A. 20Hz
B. 30Hz
C. 40Hz
D. 50Hz
-
Câu 49:
Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu kia để tự do. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1 . Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2 =kf1 . Giá trị k bằng:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 2
-
Câu 50:
Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Không kể hai đầu dây, trên dây còn quan sát được hai điểm mà phần tử dây tại đó đứng yên. Biết sóng truyền trên dây với tốc độ 8 m/s. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
A. 0,075 s.
B. 0,05 s.
C. 0,025 s
D. 0,10 s