Trắc nghiệm Sóng dừng Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng
A. một bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. một nửa bước sóng.
-
Câu 2:
Chọn câu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ
A. luôn ngược pha với sóng tới.
B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản cố định.
C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản tự do.
D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
-
Câu 3:
Một sợi dây đàn hồi có chiều dài l, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng trên dây có bước sóng dài nhất là
A. 2l
B. l/4
C. l
D. l/2
-
Câu 4:
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. một bước sóng.
B. nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. hai lần bước sóng.
-
Câu 5:
Chọn câu trả lời đúng. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để
A. xác định tốc độ truyền sóng.
B. xác định chu kì sóng.
C. xác định tần số sóng.
D. xác định năng lượng sóng.
-
Câu 6:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một bước sóng.
B. một phần tư bước sóng.
C. hai bước sóng.
D. nửa bước sóng.
-
Câu 7:
Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu ?
A. Bằng hai lần bước sóng.
B. Bằng một bước sóng.
C. Bằng một nửa bước sóng.
D. Bằng một phần tư bước sóng.
-
Câu 8:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một bước sóng.
B. một nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. một số nguyên lần bước sóng.
-
Câu 9:
Đầu A của sợi dây gắn với nguồn coi như gần với một nút sóng. Khi có sóng dừng trên dây AB thì:
A. Số bụng hơn số nút một đơn vị nếu đầu B tự do.
B. Số nút bằng số bụng nếu đầu B tự do.
C. Số nút bằng số bụng nếu B cố định.
D. Số bụng hơn số nút một đơn vị nếu đầu B cố định.
-
Câu 10:
Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là hai nút sóng thì:
A. Chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
B. Bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây.
C. Chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng.
D. Bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây.
-
Câu 11:
Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây.
A. Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B. Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
C. Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
D. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
-
Câu 12:
Hãy chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A. một bước sóng
B. nửa bước sóng
C. một phần tư bước sóng
D. hai lần bước sóng
-
Câu 13:
Hãy chọn câu đúng. Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng
A. một số nguyên lần bước sóng
B. một số nguyên lần nửa bước sóng
C. một số lẻ lần nửa bước sóng
D. một số lẻ lần bước sóng
-
Câu 14:
Hãy chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng
A. khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng
B. độ dài của dây
C. hai lần độ dài của dây
D. hai lần khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng
-
Câu 15:
Hãy chọn câu đúng. Sóng dừng là
A. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại
B. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường
C. sóng được tạo thành do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ
D. sóng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định
-
Câu 16:
Hãy chọn câu đúng. Sóng phản xạ
A. luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ
B. luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ
C. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định
D. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản tự do
-
Câu 17:
Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 bụng hoặc 2 nút liên tiếp bằng:
A. một bứơc sóng
B. hai bước sóng
C. một phần tư bước sóng
D. một nửa bước sóng
-
Câu 18:
Chọn câu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ
A. luôn ngựơc pha với sóng tới
B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định
C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do
D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định
-
Câu 19:
Người ta nói sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng vì:
A. sóng dừng là sự giao thoa của các sóng kết hợp trên cùng một phương truyền sóng
B. sóng dừng là sự giao thoa của các sóng kết hợp trên cùng một phương truyền sóng
C. sóng dừng là sự chồng chất của các sóng trên cùng một phương truyền sóng
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 20:
Một sợi dây đàn có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
A. 2L
B. L/4
C. L
D. L/2
-
Câu 21:
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 bụng sóng liên tiếp bằng
A. một bước sóng
B. nửa bước sóng
C. một phần tư bước sóng
D. hai lần bước sóng
-
Câu 22:
Một hệ sóng dừng trên một sợi dây mà trên dây chỉ có duy nhất một nút sóng và một bụng sóng, bước sóng bằng
A. Độ dài dây
B. Một nửa độ dài của dây
C. Hai lần độ dài dây
D. Bốn lần độ dài dây
-
Câu 23:
Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên một sợi dây có sóng dừng?
A. Tất cả các phần tử của dây đều đứng yên
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với những nút sóng
C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại
D. Tất cả các điểm trên dây đều đều chuyển động với cùng tốc độ
-
Câu 24:
Sóng dừng xảy ra khi:
A. có 2 sóng kết hợp truyền ngược nhau trên cùng một phương truyền sóng
B. sóng tới phản xạ vuông góc trên một vật cản cố định
C. sóng tới phản xạ vuông góc trên một vật cản di động được
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 25:
Câu nào sau đây là sai khi nói về sóng dừng.
A. Sóng dừng là sóng có các bụng, các nút cố định trong không gian.
B. Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng sóng liên tiếp là \(\frac{\lambda }{2}\)
C. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liên tiếp là\(\frac{\lambda }{4}\)
D. Điều kiện để có sóng dừng là chiều của dây phải thỏa l =(k+1)\(\frac{\lambda }{2}\)
-
Câu 26:
Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi một đầu cố định khi:
A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng
B. Chiều dài của dây bằng bội số nguyên lần nữa bước sóng
C. Bước sóng bằng gấp đôi chiều dài của dây
D. Chiều dài của dây bằng một số bán nguyên nữa bước sóng
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng. Nguyên nhân tạo thành sóng dừng.
A. Là do sự giao thoa của hai sóng kết hợp.
B. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ.
C. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương.
D. Là do tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian.
-
Câu 28:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng?
A. Khi sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với nhau tạo thành sóng dừng.
B. Những điểm nút là những điểm không dao động.
C. Bụng sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại.
D. A, B và C đều đúng.
-
Câu 29:
Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu?
A. bằng hai lần bước sóng.
B. bằng một bước sóng.
C. bằng một nửa bước sóng.
D. bằng một phần tư bước sóng.
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
B. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
-
Câu 31:
Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố dịnh khi:
A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.
B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.
C. Chiều dài của dây bằng bước sóng.
D. Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.
-
Câu 32:
Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì:
A. tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.
B. nguồn phát sóng dừng dao động.
C. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.
D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại.
-
Câu 33:
Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng \(\lambda \). Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thoả mãn điều kiện nào?
A. L=\(\lambda \)
B. L=\(\frac{\lambda }{2}\)
C. L=2\(\lambda \)
D. L=\({\lambda ^2}\)
-
Câu 34:
Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng?
A. Tất cả phần tử dây đều đứng yên.
B. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.
-
Câu 35:
Nhận định nào sau đây về sóng dừng là sai?
A. Các phần tử thuộc hai nút liên tiếp (một bó sóng) dao động cùng tần số cùng pha và cùng biên độ
B. Được ứng dụng để đo tần số và vận tốc truyền sóng
C. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là một nửa bước sóng
D. Là hiện tượng giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ cùng phương
-
Câu 36:
Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. hai lần bước sóng.
B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 37:
Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì
A. tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.
B. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.
C. trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.
D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.
-
Câu 38:
Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố dịnh khi chiều dài của
A. dây bằng một phần tư bước sóng.
B. bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.
C. dây bằng bước sóng.
D. bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.
-
Câu 39:
Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì
A. tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.
B. nguồn phát sóng dừng dao động.
C. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.
D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới thì dừng lại.
-
Câu 40:
Trên một dây có hiện tượng sóng dừng thì
A. tất cả phần tử trên dây đều đứng yên.
B. xuất hiện trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
C. tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng một tốc độ.
-
Câu 41:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng
A. Một nửa bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. Một phần tư bước sóng.
D. một bước sóng.
-
Câu 42:
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng
A. Một nửa bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. Một phần tư bước sóng.
D. một bước sóng.
-
Câu 43:
Khi có sóng dừng trên dây thì khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là
A. B. . C. một nửa bước sóng. D.
A. một bước sóng
B. một phần ba bước sóng
C. một nửa bước sóng
D. một phần tưbước sóng
-
Câu 44:
Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng
A. một số chẵn lần một phần tư bước sóng.
B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng.
D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
-
Câu 45:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 46:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng.
B. một bước sóng.
C. nửa bước sóng.
D. hai bước sóng.
-
Câu 47:
Chọn phát biểu sai khi nói về sóng dừng.
A. Ứng dụng của sóng dừng là đo tốc độ truyền sóng
B. . Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì
C. Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp là một phần tư bước sóng.
D. Biên độ của bụng là 2a, bề rộng của bụng là 4A nếu sóng tới có biên độ là a.
-
Câu 48:
Chọn phát biểu sai. Trong sóng dừng
A. vị trí các nút luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
B. vị trí các bụng luôn cách đầu cố định những khoảng bằng số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.
C. Hai điểm đối xứng qua nút luôn dao động cùng pha.
D. Hai điểm đối xứng bụng luôn dao động cùng pha.
-
Câu 49:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa ba bụng liên tiếp bằng
A. một số nguyên lần bước sóng
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 50:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng
D. một phần tư bước sóng.