1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Lưới nội chất là 1 hệ thống …… bên trong tế bào tạo nên hệ thống các …….. và…….. thông với nhau. Lưới nội chất gồm 2
loại là ……. và……… .
1: Lưới nội chất hạt
2: Ống
3: Xoang dẹp
4: Lưới nội chất trơn
5: Màng
Thứ tự đúng sẽ là:
A. 1, 2 , 3, 4, 5
B. 1, 3, 4, 5, 2.
C. 5, 2, 3, 4, 1.
D. 5, 2, 1, 3, 4.
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào
B. Roi và lông giúp tế bào di chuyển và bám vào bề mặt tế bào người
C. Ribôxôm giữ chức năng di truyền.
D. Vỏ nhầy có tác dụng giúp vi khuẩn tránh sự tiêu diệt của bạch cầu
-
Câu 3:
Lục lạp là bào quan chỉ có ở ……được cấu tạo bởi……màng. Là nơi diễn ra quá trình….
A. tế bào thực vật – 2 lớp – quang hợp
B. tế bào thực vật – 1 lớp – hô hấp
C. tế bào động vật – 2 lớp – quang hợp
D. tế bào động vật – 1 lớp – hô hấp
-
Câu 4:
Phân tử nào làm tăng độ ổn định của màng sinh chất?
A. Photpholipid
B. Protein
C. Cholesterol
D. Glicoprotein
-
Câu 5:
Tế bào nào có không bào lớn?
A. Động vật
B. Nấm
C. Thực vật
D. Thực vật và nấm
-
Câu 6:
Trong quá trình nguyên phân, các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo diễn ra ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
-
Câu 7:
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kì:
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
-
Câu 8:
Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là?
A. 8
B. 12
C. 24
D. 48
-
Câu 9:
Trong nguyên phân, màng nhân và nhân con biến mất ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
-
Câu 10:
Có 2 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 12
-
Câu 11:
Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Gồm 2 lần phân bào
B. Xảy ra ở tế bào hợp tử
C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần
-
Câu 12:
Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào vỏ và lõi mới của virut được tạo ra?
A. Xâm nhập
B. Sinh tổng hợp
C. Lắp ráp
D. Phóng thích
-
Câu 13:
Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn virut bám vào tế bào chủ?
A. Xâm nhập.
B. Sinh tổng hợp
C. Lắp ráp
D. Hấp phụ
-
Câu 14:
Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào virut mới phá vỡ tế bào chủ?
A. Xâm nhập
B. Phóng thích
C. Lắp ráp.
D. Hấp phụ
-
Câu 15:
Cho các giai đoạn sau: (1) Xâm nhập, (2) Sinh tổng hợp, (3) Lắp ráp, (4) Hấp phụ, (5) Phóng thích. Thứ tự đúng khi nói về chu trình nhân lên của virut trong tb chủ?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (3), (2), (4), (5).
C. (4), (1), (2), (3), (5).
D. (1), (4), (3), (2), (5).
-
Câu 16:
HIV chuyên kí sinh trong tế bào?
A. da
B. hồng cầu.
C. bạch cầu
D. gan.
-
Câu 17:
Điều nào sao đây là sai khi nói về virut HIV?
A. Lõi của virus HIV là ARN.
B. Bệnh AIDS do HIV gây bệnh có thể phòng ngừa được do có giai đoạn không triệu chứng kéo dài.
C. HIV lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
D. Tế bào bạch cầu limpho T4 là loại tê bào bị virut HIV tấn công.
-
Câu 18:
Kiểu sinh sản hữu tính có đặc điểm là?
A. Thế hệ con đa dạng
B. Do giảm phân
C. Do giảm phân và tạo sự đa dạng
D. Do nguyên phân
-
Câu 19:
Kiểu sinh sản vô tính có đặc điểm là?
A. Do nguyên phân, tạo thế hệ con giống mẹ
B. Do nguyên phân, tao sự đa dạng
C. Do giảm phân, tạo thế hệ con giống mẹ
D. Do giảm phân, tao sự đa dạng
-
Câu 20:
Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách gì?
A. Tạo vách tế bào ở mặt phẳng xích đạo
B. Thắt eo ở giữa
C. Kéo dài màng tế bào
D. Cả A, B và C
-
Câu 21:
∆G là kí hiệu của?
A. Sự biến đổi năng lượng tự do tiêu chuẩn
B. Sự biến đổi năng lượng tự do
C. Hằng số khí
D. Nhiệt độ tuyệt đối
-
Câu 22:
Sự khuếch tán của phân tử nước qua màng được gọi là?
A. Vận chuyển chủ động
B. Vận chuyển qua kênh
C. Vận chuyển tích cực
D. Sự thẩm thấu
-
Câu 23:
Một số loại vitamin không tan trong lipid sẽ được vận chuyển qua màng theo hình thức?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Khuếch tán có trợ lực
D. Khuếch tán đơn thuần
-
Câu 24:
Sự khuếch tán là sự chuyển động của các hạt có kích thước … từ nơi có nồng độ … đến nơi có nồng độ …
A. Nguyên tử / cao / thấp
B. Nguyên tử / thấp / cao
C. Phân tử / cao / thấp
D. Phân tử / thấp / cao
-
Câu 25:
Tế bào bị mất nước trong môi trường nào?
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Nước tinh khiết
-
Câu 26:
Tế bào hút nước trong môi trường nào?
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Nước tinh khiết
-
Câu 27:
Phân tử Chlorophyll (diệp lục tố) nằm ở đâu trong lục lạp?
A. Grana
B. Màng nguyên sinh
C. Khí khổng
D. Stroma
-
Câu 28:
Màng của tế bào nào sau đây không có sự hiện diện của Cholesterol?
A. Tế bào nhân sơ
B. Tế bào nhân thực
C. Tế bào thực vật
D. Tế bào động vật
-
Câu 29:
Trẻ sơ sinh chứa khoảng bao nhiêu tế bào?
A. 1000 tỉ tế bào
B. 2000 tỉ tê bào
C. 3000 tỉ tế bào
D. 4000 tỉ tế bào
-
Câu 30:
Để phân biệt tế bào sơ hạch và chân hạch, người ta thường dựa vào đặc tính nào?
A. Có hay không có vách tế bào
B. Có hay không có AND ra ribosome
C. Có hay không có sự phân ngăn bởi các màng
D. Có hay không có các phản ứng trao đổi chất