1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Quá trình hô hấp tế bào trải qua mấy giai đoạn chính?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 6
-
Câu 2:
Chức năng của lục lạp là:
A. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường.
B. Tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế bào.
C. Thực hiện quá trình quang hợp tạo chất hữu cơ từ chất vô cơ của tế bào thực vật.
D. Phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng dưới dạng ATP
-
Câu 3:
Các tế bào cơ khác với các tế bào thần kinh chủ yếu bởi vì:
A. Biểu hiện các gen khác nhau
B. Chứa các gen khác nhau
C. Sử dụng các mã di truyền khác nhau
D. Có các ribosom đặc thù
-
Câu 4:
Đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là các sản phẩm sau khi tạo ra được vận chuyển trong lòng lưới đến các vùng khác nhau của tế bào. Với đặc điểm nảy, hệ thống lưới nội chất có vai trò?
A. Như một hệ thống giao thông nội bào.
B. Nơi tổng hợp trao đổi lipit.
C. Giảm hao hụt năng lượng ATP.
D. Sinh tổng hợp và vận chuyển prôtêin.
-
Câu 5:
Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?
A. Bắt đầu ôxy hoá glucôzơ
B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH
C. Chia glucôzơ thành 2 axít pyruvíc
D. Tất cả các điều trên
-
Câu 6:
Chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống: Phần lớn các nguyên tố ..(1).. tham gia cấu tạo nên các đại phân tử ..(2).. còn các nguyên tố ..(3).. thường tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin...
A. 1- vô cơ; 2-đa lượng; 3- hữu cơ
B. 1- vi lượng; 2- hữu cơ; 3- đa lượng
C. 1- vô cơ; 2- vi lượng; 3- hữu cơ
D. 1- đa lượng; 2-hữu cơ; 3- vi lượng
-
Câu 7:
Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về:
A. Pha G1
B. Pha S
C. Kì trung gian
D. Các kì nguyên phân
-
Câu 8:
Trong quang hợp, ngược với hô hấp ở ty thể:
A. Nước được tạo thành.
B. Sự tham gia của các hợp chất kim loại màu.
C. Chuyền êlectron
D. Nước được phân ly
-
Câu 9:
Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
A. Vì nó không tiêu tốn oxi
B. Vì nó làm tế bào hô hấp dễ dàng
C. Vì nó giúp cho tế bào có thể cử động khi hô hấp
D. Vì nó tạo năng lượng cho tế bào cơ hoạt động
-
Câu 10:
Bào quan nào sau đây là nơi tổng hợp Protein:
A. Ty thể
B. Lạp thể
C. Ribosom
D. Lưới nội sinh chất
-
Câu 11:
Trẻ sơ sinh chứa khoảng bao nhiêu tế bào?
A. 1000 tỉ tế bào
B. 2000 tỉ tê bào
C. 3000 tỉ tế bào
D. 4000 tỉ tế bào
-
Câu 12:
Loại mononucleotit nào sau đây là "tiền tệ" của tế bào có vai trò dự trữ năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào:
A. ATP
B. GTP
C. CTP
D. UTP
-
Câu 13:
Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
-
Câu 14:
Trong chu kì tế bào, chromatid được thành lập?
A. Giai đoạn G1
B. Giai đoạn S
C. Giai đoạn G2
D. Trước khi tế bào phân chia
-
Câu 15:
Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào là di truyền lặn trên NST thường?
A. Bệnh lùn vô sụn
B. Bệnh hồng cầu lưỡi liềm
C. Bệnh u nguyên bào võng mạc
D. Bệnh Huntington
-
Câu 16:
Tế bào vi khuẩn không có ti thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?
A. Nhờ chất tế bào trong vi khuẩn
B. Nhờ sự hấp thụ ánh sáng của vi khuẩn
C. Nhờ quá trình trao đổi chất biệt lập của chúng
D. Nhờ các emzyme hô hấp nằm trên màng sinh chất
-
Câu 17:
Sơ đồ tóm tắt nào dưới đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng.
B. Glucôzơ → cacbonic + năng lượng.
C. Glucôzơ → cacbonic + nước.
D. Glucôzơ → nước + năng lượng.
-
Câu 18:
Đặc điểm nào dưới đây có ở enzym:
A. Không bị biến tính ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 80oC)
B. Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống
C. Mỗi loại thường xúc tác cho nhiều phản ứng hóa học khác loại
D. Có thành phần chính là hydratcarbon
-
Câu 19:
Hình thức vận chuyển chất nào dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất?
A. Khuếch tán
B. Thực bào.
C. Thụ động.
D. Tích cực.
-
Câu 20:
Trong hô hấp hiếu khí ở tế bào, giai đoạn nào dưới đây không xảy ra ở ti thể?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp
B. Oxi hóa acid piruvic
C. Đường phân
D. Chu trình kreps
-
Câu 21:
Quá trình quang hợp ở thực vật trải qua mấy pha?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật dựa vào yếu tố?
A. Chuyên hóa
B. Cảm ứng
C. Phân hóa
D. Toàn năng
-
Câu 23:
Thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM đều trải qua cùng một chu trình cơ bản là?
A. Chu trình Hatch – Slack
B. Con đường cacbon
C. Chu trình CAM
D. Chu trình Canvin
-
Câu 24:
Tế bào chất của vi khuẩn?
A. Được nâng đỡ bởi khung xương tế bào
B. Được nâng đỡ bởi các vi ống
C. Được nâng đỡ bởi keratin
D. Không có hệ nâng đỡ bên trong
-
Câu 25:
Trong tự nhiên, một số virus sau khi thâm nhập vào vật chủ, hệ gen của chúng gia nhập vào tế bào vật chủ. Hệ gen này được nhân lên cùng với sự nhân lên của hệ gen tế bào chủ. Chúng không làm tan tế bào vật chủ mà cùng tồn tại trong một thời gian dài. Hiện tượng này được gọi là?
A. Hiện tượng sinh biến.
B. Hiện tượng hòa tan.
C. Hiện tượng thẩm thấu.
D. Hiện tượng sinh tan.
-
Câu 26:
Vào năm 1885, Schimper đã mô tả loại tế bào nào như là một thành phần đặc trưng chỉ có ở tế bào thực vật?
A. Khung tế bào
B. Lục lạp.
C. Ty thể.
D. Vách tế bào
-
Câu 27:
Trong hô hấp tế bào, quá trình đường phân diễn ra ở:
A. Màng trong ti thể
B. Chất nền ti thể
C. Màng ngoài ti thể
D. Tế bào chất
-
Câu 28:
Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
-
Câu 29:
Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 A và có G = 3/2 A. Số lượng từng đoạn nu của gen sau đột biến là:
A. A=T=220 và G=C=330
B. A=T=330 và G=C=220
C. A=T=340 và G=C=210
D. A=T=210 VÀ G=C=340
-
Câu 30:
Cacbohyđrat chủ yêu được tìm thấy ở màng tinh chất nào?
A. Ở mặt trong của màng.
B. Ở mặt ngoài của màng.
C. Ở bên trong màng.
D. Cả A và C.