1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên màng tế bào, các phân tử phospholipid sắp xếp thành?
A. Một lớp nằm giữa hai lớp protein
B. Hai lớp bao lấy một lớp protein
C. Hai lớp với các đầu phân cực hướng vào nhau
D. Hai lớp với các đầu không phân cực hướng vào nhau
-
Câu 2:
Theo mô hình cấu trúc dòng khảm của Singer và Nicolson thì màng tế bào gồm hai lớp phân tử …… hình thành màng …… Trên đó có các phân tử …… gắn vào theo hai kiểu là …… và …… Ngoài ra còn có các chuỗi …… gắn vào lipid và protein.
A. phospholipid / đường / lipid kép / protein / protein hội nhập / protein ngoại vi
B. phospholipid / lipid kép / protein / protein ngoại vi / protein hội nhập / đường
C. lipid kép / protein / protein hội nhập / protein ngoại vi / phospholipid / đường
D. phospholipid / protein ngoại vi / protein hội nhập / đƣờng / lipid kép / protein
-
Câu 3:
Màng nguyên sinh không có chức năng nào dưới đây?
A. Ngăn cách môi trường trong và ngoài tế bào
B. Kiểm soát sự vận chuyển các phân tử và ion đi vào và ra khỏi tế bào
C. Nhận biết và giao tiếp giữa các tế bào và mô
D. Tạo ra các protein dùng trong cấu trúc của vách tế bào
-
Câu 4:
Màng nguyên sinh không có tính chất nào sau đây?
A. Tính thấm chọn lọc
B. Thấm tự do các phân tủ nước
C. Thấm tự do các ion
D. Cho phép nước khuếch tán qua màng
-
Câu 5:
Trên màng nguyên sinh của các tế bào chân hạch, kiểu phân tử có chứa oligosaccharide là?
A. Glycolipid
B. Glycoprotein
C. Lipoprotein
D. Glycolipid và Glycoprotein
-
Câu 6:
Khi hai chất khuếch tán tự do qua màng, sự khuếch tán của mỗi chất?
A. Theo khuynh độ nồng độ của chất có nồng độ thấp hơn
B. Theo khuynh độ nồng độ của chất có nồng độ cao hơn
C. Theo khuynh độ nồng độ của riêng nó.
D. Theo nồng độ tổng cộng trong mỗi ngăn
-
Câu 7:
Sự khuếch tán của nước qua màng tế bào được gọi là?
A. Sự vận chuyển thụ động
B. Sự thẩm thấu
C. Sự vận chuyển tích cực
D. Sự thẩm tách
-
Câu 8:
Sự khuếch tán của chất tan qua một màng thấm chọn lọc được gọi là?
A. Sự khuếch tán
B. Sự thẩm thấu
C. Sự thẩm tách
D. Sự vận chuyển tích cực
-
Câu 9:
Sự thẩm thấu có liên quan đến?
A. Tính thấm chọn lọc của màng
B. Nồng độ các chất hòa tan
C. Sự khuếch tán của nước qua màng
D. Cả ba yếu tố trên
-
Câu 10:
Khuếch tán và thẩm thấu là hai quá trình vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển nào là khuếch tán và thẩm thấu?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển tích cực
C. Xuất bào
D. Nhập bào
-
Câu 11:
Sự khác biệt về nồng độ và điện tích của K+ ở hai phía của màng nguyên sinh được gọi là?
A. Khuynh độ nồng độ
B. Khuynh độ hóa điện
C. Khuynh độ điện tích
D. Khuynh độ nồng độ điện tích
-
Câu 12:
Ở nhiệt độ xác định, áp suất thẩm thấu của một dung dịch thay đổi tùy theo?
A. Bản chất của chất tan
B. Khối lượng phân tử của chất tan
C. Nồng độ của chất tan
D. Bản chất, khối lượng phân tử và nồng độ của chất tan
-
Câu 13:
Trong một ống hình chữ U, nhánh A chứa dung dịch sucrose 0,2 mol và nhánh B chứa một dung dịch glucose 0,2 mol. Hai nhánh được ngăn cách bởi một màng thấm chọn lọc chỉ cho nước đi qua nhưng không cho sucrose và glucose đi qua. Sau một thời gian, hiện tượng gì xảy ra?
A. Không có gi xảy ra vì hai dung dịch là đẳng trương nên lượng nước đi từ A qua B bằng với lượng nước đi từ B qua A.
B. Dung dịch sucrose là nhược trương và nước sẽ đi từ A qua B vì sucrose đường đôi lớn hơn glucose là đường đơn.
C. Dung dịch sucrose là ưu trương và nước sẽ đi từ B qua A vì tổng khối lượng sucrose lớn hơn glucose
D. Sau khi sucrose phân li thành hai phân tủ đường đơn, lượng nước khuếch tán qua hai phía của màng bằng nhau.
-
Câu 14:
Nồng độ dung dịch trong một tế bào thực vật là 0,8M. Muốn chứng minh hiện tượng co nguyên sinh, phải cho tế bào này vào dung dịch có nồng độ là?
A. 0,1M
B. 0,4M
C. 0,8M
D. 1M
-
Câu 15:
Khi cho tế bào vào một dung dịch đẳng trương?
A. Nước ra khỏi tế bào
B. Nước vào trong tế bào
C. Không có sự di chuyển của nước qua màng
D. Nước vào hay ra khỏi tế bào với cùng tốc độ
-
Câu 16:
Khuếch tán đơn giản và khuếch tán có trợ lực khác nhau là?
A. Khuếch tán đơn giản không cần năng lượng, khuếch tán có trợ lực cần năng lượng do ATP cung cấp
B. Khuếch tán đơn giản vận chuyển các chất xuôi chiều nồng độ, khuếch tán có trợ lực thì ngược lại
C. Khuếch tán đơn giản không bảo hòa, khuếch tán có trợ lực do số lượng protein màng nên có thể bảo hòa
D. Khuếch tán đơn giản chỉ có ở tế bào sơ hạch, khuếch tán có trợ lực chỉ có ở tế bào chân hạch.
-
Câu 17:
Các kênh protein trên màng còn có tên gọi khác là?
A. Các khí khẩu
B. Các lỗ trên màng
C. Vách tê bào
D. Các túi chuyên chở
-
Câu 18:
Bơm Na+ - K+ là một thí dụ về?
A. Khuếch tán có trợ lực
B. Sự vận chuyển của protein tải cơ động
C. Sự vận chuyển tích cực
D. Sự vận chuyển ion qua kênh có cổng
-
Câu 19:
Bơm là gì?
A. Một kiểu kênh khi hoạt động không cần năng lượng nhưng cần khuynh độ nồng độ
B. Một kiểu kênh khi hoạt động không cần năng lượng nhưng cần phân tử tín hiệu
C. Một kênh thực hiện chức năng vận chuyển vật chất qua màng
D. Một protein màng, khi hoạt động cần được cung cấp năng lượng
-
Câu 20:
Kênh và bơm trên màng có khác nhau không?
A. Không có gì khác nhau, đều là protein màng
B. Đều là protein màng, nhưng chức năng khác nhau
C. Kênh hoạt động không cần năng lượng còn bơm hoạt động cần năng lượng
D. Kênh hoạt động cần năng lượng còn bơm hoạt động khôngcần năng lượng
-
Câu 21:
Sự nhập bào là một dạng?
A. Bài tiết
B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Khuếch tán đơn giản
-
Câu 22:
Uống nước biển có thể gây nguy hiểm vì?
A. Muối trong nước biển có thể làm tăng huyết áp và gây chết do đột quỵ
B. Muối trong nước biển có quá nhiều iod nên có thể gây ngộ độc
C. Nước biển là dung dịch ưu trương so với dịch mô nên làm tế bào mất nước
D. Nước biển là dung dịch đẳng trương so với dịch mô nên gây ra hiện tượng tiêu bào
-
Câu 23:
Nhiễm sắc thể của vi khuẩn?
A. Được nén chặt lại trong một cấu trúc gọi là vùng nhân
B. Được bao quanh bởi một màng nhân
C. Có chứa một lượng lớn nucleosome
D. Khi kéo dài ra sẽ bằng chiều dài của tế bào vi khuẩn
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây không đúng về chu kì của tế bào?
A. Một chu kì tế bào gồm thời kì phân chia và kì trung gian
B. Sự sao chép của ADN xảy ra vào giai đoạn G1 của chu kì
C. Protein histon được tổng hợp chủ yếu trong giai đoạn S
D. Protein được tổng hợp trong suốt thời kì trung gian
-
Câu 25:
Sự tăng trưởng của tế bào xảy ra vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?
A. G1
B. S
C. G2
D. Thời kì phân chia
-
Câu 26:
Trong chu kì tế bào, chromatid được thành lập?
A. Giai đoạn G1
B. Giai đoạn S
C. Giai đoạn G2
D. Trước khi tế bào phân chia
-
Câu 27:
Histone là ……, thường liên kết chặt chẽ với ……
A. Protein có tính acid / ADN
B. Protein có tính acid / ARN
C. Protein có tính kiềm / ADN
D. Dẫn xuất của histidine / enzyme
-
Câu 28:
Hàm lượng ADN trong một tế bào trứng của người là 3,3 pg. Hàm lượng ADN trong một tế bào soma ở giai đoạn G2 của chu
kì tế bào là bao nhiêu?
A. 3,3 pg
B. 6,6 pg
C. 9,9 pg
D. 13,2 pg
-
Câu 29:
Sự kiện nào xảy ra trong quá trình nguyên phân?
A. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp
B. Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con giảm đi một nửa
C. Các nhiễm sắc thể tương đồng trao đổi đoạn
D. Các nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực tế bào
-
Câu 30:
Ở tảo và một số loài nấm, tế bào phân chia liên tiếp mà không trải qua kì trung gian. Kết quả là:
A. Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào giảm đi phân nửa
B. ADN không có khả năng tự nhân đôi
C. Cơ thể gồm nhiều tế bào, đa số không có nhân
D. Tạo thành một tế bào lớn có nhiều nhân