1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chức năng nào sau đây không phải quang hợp?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.
D. Điều hòa không khí
-
Câu 2:
Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?
A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.
D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
-
Câu 3:
Pha sáng diễn ra ở đâu?
A. Thylakoid.
B. Strooma.
C. Tế bào chất.
D. Nhân.
-
Câu 4:
Chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3 là?
A. Ribulôzơ 1,5 điP
B. APG
C. AlPG
D. C6H12O6
-
Câu 5:
Sản phẩm của pha sáng là?
A. ADP, NADPH, O2
B. ATP, NADPH, O2
C. Cacbohiđrat, CO2.
D. ATP, NADPH.
-
Câu 6:
Sản phẩm nào từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtein, lipit?
A. Ribulôzơ 1,5 điphosphat.
B. APG
C. AlPG.
D. C6H12O6
-
Câu 7:
Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. H2O ( quang phân li H2O).
B. Pha sáng.
C. Pha tối.
D. Chu trình Canvin
-
Câu 8:
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
B. Quá trình khử CO2
C. Quá trình quang phân li nƣớc.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
-
Câu 9:
Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Strôma
B. Thylakoid.
C. Màng trong.
D. Màng ngoài.
-
Câu 10:
Người ta phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM chủ yếu dựa vào:
A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào.
C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng
-
Câu 11:
Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
A. Vì ban đem khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.
B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.
C. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.
D. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
-
Câu 12:
Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Vì nhóm sắc tố phụ (carootênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
-
Câu 13:
Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển
-
Câu 14:
Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?
A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 thấp.
B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.
C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.
D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao
-
Câu 15:
Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:
A. APG (axit phốtphoglixêric).
B. ALPG (anđêhit photphoglixêric)
C. AM (axitmalic).
D. 4C ( axit ôxalô axêtic – AOA)
-
Câu 16:
Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại.
B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.
D. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
-
Câu 17:
Trong quá trình hô hấp tế bào một phân tử glucozơ tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 2 ATP
B. 4 ATP
C. 20 ATP
D. ATP.
-
Câu 18:
Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong?
A. Đường phân
B. Chu trìnhCrep.
C. Chuỗi chuyền electrôn hô hấp.
D. Chu trình Canvin.
-
Câu 19:
Ở tế bào nhân thực, chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở?
A. Bào tương
B. Chất nền ti thể
C. Chất nền lục lạp.
D. Màng trong ti thể.
-
Câu 20:
Ở tế bào nhân sơ, chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở?
A. Bào tương
B. Chất nền ti thể.
C. Chất nền lục lạp
D. Tế bào chất
-
Câu 21:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tế bào thu được:
A. 2 axit pyruvic, 2 ATP, 2 NADPH.
B. 1 axit pyruvic, 2 ATP, 2 NADPH.
C. 2 axit pyruvic, 6 ATP, 2 NADPH.
D. 2 axit pyruvic, 2 ATP, 4 NADPH.
-
Câu 22:
Phân giải kỵ khí (lên men) từ axit pyruvic tạo ra?
A. Chỉ rượu etylic
B. Rượu etylic hoặc acid lactic
C. Chỉ acid lactic
D. Rượu etylic và acid lactic
-
Câu 23:
Qúa trình lên men và hô hấp có giai đoạn chung là?
A. Chuỗi truyền electron
B. Chu trình Krebs
C. Đường phân
D. Tổng hợp Acetyl-CoA
-
Câu 24:
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình krebs tạo ra?
A. CO2 + ATP + FADH2
B. CO2 + ATP + NADH
C. CO2 + ATP + FADH2 + NADH
D. CO2 + FADH2 + NADH
-
Câu 25:
Hô hấp ánh sáng xảy ra:
A. Ở thực vật C4
B. Ở thực vật CAM.
C. Ở thực vật C3.
D. Ở thực vật C4 và thực vật CAM.
-
Câu 26:
Một phân tử glucôzơ bị ô xy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này
B. Mất dưới dạng nhiệt.
C. Trong O2.
D. Trong NADH và FADH2
-
Câu 27:
Nơi xảy ra hô hấp kị khí?
A. Tế bào chất
B. Ty thể
C. Lục lạp
D. Bộ máy Golgi
-
Câu 28:
Nơi xảy ra hô hấp hiếu khí?
A. Tế bào chất
B. Ty thể
C. Lục lạp
D. Bộ máy Golgi
-
Câu 29:
Ý nghĩa sinh học của hô hấp?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Chuyển hóa Glucide thành CO2, H2O và năng lượng
C. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào
D. Tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
-
Câu 30:
Con đường trao đổi chất chung cho cả lên men và hô hấp nội bào là?
A. Đường phân
B. Chu trình Krebs
C. Chuỗi truyền điện tử
D. Tổng hợp axetyl CoA từ pyruvat