1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là:
A. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen.
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung
-
Câu 3:
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì:
A. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.
C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.
-
Câu 4:
Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên?
A. Nhiễm sắc thể
B. Kiểu gen
C. Alen
D. Kiểu hình
-
Câu 5:
Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
A. Cách li địa lí.
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Tập quán hoạt động.
D. Cách li sinh thái
-
Câu 6:
Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:
A. Chọn lọc nhân tạo.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị cá thể.
D. Biến dị xác định.
-
Câu 7:
Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. Cá thể
B. Quần thể.
C. Giao tử
D. Nhiễm sắc thể.
-
Câu 8:
Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:
A. Các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể
C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
-
Câu 9:
Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá:
A. Khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài
B. Giữa các cá thể trong loài.
C. Giữa các cá thể trong loài
D. Phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong loài.
-
Câu 10:
Tiến hoá hoá học là quá trình:
A. Hình thành các hạt côaxecva
B. Xuất hiện cơ chế tự sao
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
-
Câu 11:
Năm 1953, S. Milơ (S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học
C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
D. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.
-
Câu 12:
Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường:
A. Khí quyển nguyên thuỷ.
B. Trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa.
C. Trong nước đại dương.
D. Trên đất liền
-
Câu 13:
Sinh giới được phân loại theo trật tự từ thấp đến cao là?
A. Loài - Chi – Họ - Bộ - Lớp – Ngành – Giới.
B. Chi – Loài – Họ - Bộ - Lớp – Ngành – Giới.
C. Loài – Chi - Bộ - Họ - Lớp – Ngành – Giới.
D. Giới – Ngành – Lớp – Họ - Bộ - Chi – Loài.
-
Câu 14:
Tảo thuộc giới?
A. Nấm.
B. Khởi sinh.
C. Nguyên sinh
D. Thực vật
-
Câu 15:
Người đầu tiên đưa ra một học thuyết tiến hóa khá hoàn chỉnh, đặc biệt nói đến vai trò của ngoại cảnh là?
A. Lamac.
B. Dacuyn.
C. Menden
D. Morgan
-
Câu 16:
Tiến hóa là quá trình biến đổi thành phần ......... của quần thể, kết quả hình thành ........thích nghi với môi trường sống.
A. Kiểu gen.......... thứ mới..........
B. Kiểu gen .........loài mới...........
C. Alen ................thứ mới...........
D. Alen ................loài mới...........
-
Câu 17:
Chọn lọc tự nhiên gồm hai mặt:........ những biến dị .........., …….. biến dị ........cho sinh vật.
A. Tích lũy......... có hại .... đào thải...... có lợi........
B. Tích lũy ......... có lợi .... đào thải...... có hại.......
C. Đào thải ......... có lợi .....tích lũy .....có hại.......
D. Tích lũy......... có hại .... đào thải...... có hại........
-
Câu 18:
Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng ......... của những .......... khác nhau trong quần thể.
A. Sinh sản ...............cá thể.........
B. Sinh sản ...............kiểu gen.....
C. Sống sót ...............cá thể.........
D. Sống sót................kiểu gen.....
-
Câu 19:
Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì?
A. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể
B. Diễn ra với nhiều hình thức khác nhau
C. Đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất
D. Nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
-
Câu 20:
Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì ………….
A. Alen trội phổ biến ở thể đồng hợp
B. Các alen lặn có tần số đáng kể
C. Các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp
D. Alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình
-
Câu 21:
Theo Đacuyn chọn lọc tự nhiên (CLTN) trên một quy mô rộng lớn, lâu dài và quá trình phân li tính trạng sẽ dẫn tới?
A. Hình thành nhiều giống vật nuôi và cây trồng mới trong mỗi loài
B. Sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu thông qua nhiều dạng trung gian
C. Vật nuôi và cây trồng thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người
D. Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
-
Câu 22:
Thông số nhiệt động học quan trọng nhất trong nghiên cứu năng lượng sinh học là?
A. Sự biến đổi năng lượng tự do.
B. Năng lượng hoạt hóa
C. ATP – tiền tệ năng lượng của cơ thể.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 23:
Phản ứng mà mức năng lượng tự do của sản phẩm cao hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng được gọi là?
A. Phản ứng phát nhiệt
B. Phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng chuyển hóa nhiệt
D. Phản ứng cân bằng nhiệt.
-
Câu 24:
Phản ứng mà mức năng lượng tự do của sản phẩm thấp hơn mức năng lượng tự do của các chất tham gia phản ứng được gọi là?
A. Phản ứng cân bằng nhiệt
B. Phản ứng chuyển hóa nhiệt.
C. Phản ứng phát nhiệt.
D. Phản ứng thu nhiệt.
-
Câu 25:
Vai trò của năng lượng hoạt hóa là gì?
A. Giúp phá vỡ các liên kết vốn có của phân tử
B. Hình thành nên các liên kết có mức năng lượng thấp hơn.
C. Hình thành nên các liên kết có mức năng lượng cao hơn.
D. Cả A và B.
-
Câu 26:
Năng lượng hoạt hóa phụ thuộc vào trạng thái của?
A. Các liên kết trong phân tử.
B. Các nguồn năng lượng nội tại.
C. Các yếu tố tác động vào nó.
D. Cả B và C.
-
Câu 27:
Về mặt cấu tạo, phân tử ATP được tạo thành từ ba phần là?
A. Gốc adenin, đường deoxyribose và ba gốc phosphat cách nhau.
B. Gốc adenin, đường ribose và ba gốc phosphat liền nhau.
C. Gốc axenin, đường ribose và ba gốc phosphat liền nhau.
D. Gốc axenin, đường deoxyribose và ba gốc phosphat cách nhau.
-
Câu 28:
Trong cấu tạo, thành phần nào mấu chốt nhất quyết định đặc tính của phân tử ATP?
A. Gốc adenin.
B. Đường ribose.
C. Ba gốc phosphat.
D. Cả A, B và C
-
Câu 29:
Sự chuyển động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp được gọi là?
A. Sự khuếch tán
B. Sự thẩm thấu.
C. Sự dịch chuyển
D. Sự ưu trương.
-
Câu 30:
Hoàn thành từ còn thiếu trong câu sau: Chênh lệch về nồng độ chất tan …, áp suất thẩm thấu sinh ra …
A. Càng cao, càng thấp.
B. Càng cao, càng mạnh
C. Càng nhanh, càng chậm.
D. Càng yếu, càng thấp.