1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ý nào không đúng khi nói về quả?
A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt
-
Câu 2:
Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
-
Câu 3:
Thụ phấn chéo là:
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài
D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
-
Câu 4:
Ý nào không đúng khi nói về hạt?
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
-
Câu 5:
Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:
A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
-
Câu 6:
Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào?
A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.
B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử mang n.
C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.
D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.
-
Câu 7:
Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế nào?
A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 2n.
B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 4n.
C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.
D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nôi nhũ 3n.
-
Câu 8:
Thụ phấn là gì?
A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ.
B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.
C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ
D. Sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.
-
Câu 9:
Thủy tức sinh sản theo hình thức:
A. Bào tử
B. Phân đôi
C. Nảy chồi
D. Trinh sản
-
Câu 10:
Đặc điểm nào sau đây của hoa không thích hợp cho việc thụ phấn nhờ gió?
A. Hoa nhỏ
B. Tuyến mật lớn
C. Núm nhụy lớn
D. Hạt phấn kích thước lớn
-
Câu 11:
Quả thật là do bộ phận nào biến thành?
A. Bầu noãn
B. Đế hoa
C. Trục lá bắc
D. Trục cụm hoa
-
Câu 12:
Loại hạt nào thuộc nhóm hạt một lá mầm?
A. Hạt lúa, hạt đậu
B. Hạt bắp, hạt đậu
C. Hạt đậu
D. Hạt lúa, hạt bắp
-
Câu 13:
Loại hạt nào thuộc nhóm hạt hai lá mầm?
A. Hạt lúa, hạt đậu
B. Hạt bắp, hạt đậu
C. Hạt đậu
D. Hạt lúa, hạt bắp
-
Câu 14:
Ưu điểm nào sau đây không phải của sinh sản hữu tính?
A. Kết hợp đặc tính tốt của bố và mẹ
B. Thế hệ con sinh ra đa dạng
C. Con hoàn toàn giống mẹ
D. Tính thích nghi cao
-
Câu 15:
Những hoocmon thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là?
A. Auxin (AIA), Gibberellin (GA3), Cytokinin
B. Auxin (AIA), Gibberellin (GA3), Ethylen
C. Auxin (AIA), Gibberellin (GA3), Acid abscisic (AAB)
D. Auxin (AIA), Acid abscisic (AAB), Ethylen
-
Câu 16:
Những biến đổi xảy ra khi quả chín (màu sắc, mùi vị, độ cứng và thành phần hóa học) chủ yếu do?
A. Sự tổng hợp ethylen trong quả
B. Tăng hàm lượng GA3 trong quả
C. Hàm lượng CO2 trong quả tăng
D. Tăng hàm lượng AIA trong quả
-
Câu 17:
Acid abscisic (AAB) chỉ có ở?
A. Cơ quan đang hóa già
B. Cơ quan còn non
C. Cơ quan sinh sản
D. Cơ quan sinh dưỡng
-
Câu 18:
Mô thực vật được chia ra làm các loại mô nào?
A. Mô phân sinh và mô căn bản
B. Mô chuyên hóa và mô căn bản
C. Chỉ có mô căn bản
D. Mô phân sinh và mô chuyên hóa
-
Câu 19:
Chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây làm sự già hóa là?
A. Ethylen
B. AIA
C. GA3
D. Cytokinin
-
Câu 20:
Estrogen được sản sinh ra từ đâu?
A. Tinh hoàn
B. Buồng trứng
C. Tuyến giáp
D. Tuyến yên
-
Câu 21:
Hoocmon sinh trưởng (GH được sản sinh ra từ đâu?
A. Tuyến yên
B. Tinh hoàn
C. Buồng trứng
D. Tuyến giáp
-
Câu 22:
Hoocmon có vai trò tạo quả không hạt?
A. AIA, AAB
B. GA3
C. AAB
D. AIA, GA3
-
Câu 23:
Ở thực vật, mô cơ bản gồm mấy loại?
A. Cương mô, giao mô
B. Giao mô, nhu mô
C. Cương mô, nhu mô
D. Cương mô, giao mô và nhu mô
-
Câu 24:
Hoocmon thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra?
A. Có tác dụng điều tiết các hoạt động của cây
B. Có tác dụng ức chế hoạt động của cây
C. Có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. Có tác dụng kích thích sinh trƣởng của cây
-
Câu 25:
Các dây leo uốn quanh thân gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng
B. Hướng đất
C. Hướng nước
D. Hướng tiếp xúc
-
Câu 26:
Tính hướng sáng là do ảnh hưởng của sự phân bố hoocmon nào sau đây?
A. AIA
B. Cytokinin
C. Ethylen
D. GA3
-
Câu 27:
Khi chiếu sáng một chiều thì AIA sẽ phân bố …… ở phía khuất ánh sáng hơn nên …… sinh trƣởng ở phía tối mạnh hơn.
A. Nhiều/ức chế
B. Nhiều/kích thích
C. Ít/ức chế
D. Ít/kích thích
-
Câu 28:
Một số loại cây như me, trinh nữ có lá thường cụp và rũ xuống vào lúc hoàng hôn, bình minh lại xòe ra và vươn lên cao như cũ. Đây là kiểu vận động?
A. Hướng sáng
B. Hướng tiếp xúc
C. Cảm ứng theo nhịp ngày đêm
D. Hướng trọng lực
-
Câu 29:
Phản xạ có điều kiện không có đặc điểm nào sau đây?
A. Không bền vững, dễ bị mất đi nếu không củng cố
B. Bẩm sinh, di truyền
C. Hình thành trong đời sống cá thể, đặc trung cho mỗi cá thể
D. Báo hiệu gián tiếp tác nhân gây phản xạ
-
Câu 30:
Phản xạ có điều kiện?
A. Di truyền
B. Có trung khu phản xạ là vỏ não
C. Không bị mất đi khi điều kiện thay đổi
D. Báo hiệu trực tiếp tác nhân gây phản xạ