1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm nào không có trong vận chuyển thấm qua màng tế bào:
A. Cần tiêu tốn năng lượng
B. Màng tế bào không tạo túi
C. Màng tế bào tạo túi
D. Vận chuyển các chất hoà tan phân tử nhỏ
-
Câu 2:
Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của thoi vô sắc chia 2 loại phân bào:
A. Nguyên nhiễm và giảm nhiễm
B. Nguyên nhiễm và vô nhiễm
C. Giảm nhiễm và vô nhiễm
D. Có tơ và không có tơ
-
Câu 3:
Ở người các tế bào dòng tinh theo sự phát triển là:
A. tinh bào 1, tinh tử, tinh nguyên bào, tinh bào 2 và tinh trùng
B. tinh bào 1, tinh bào 2, tinh nguyên bào, tinh tử và tinh trùng
C. tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tinh tử và tinh trùng
D. tinh nguyên bào, tinh bào 2, tinh tử, tinh bào 2 và tinh trùng
-
Câu 4:
Trao đổi chéo xẩy ra trong nguyên nhiễm gọi là:
A. trao đổi nhiễm sắc tử chị em
B. trao đổi chéo xoma
C. trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen
D. chuyển đoạn
-
Câu 5:
Trao đổi chéo xẩy ra trọng giảm nhiễm gọi là:
A. Trao đổi nhiễm sắc tử chị em
B. Trao đổi chéo xoma
C. Trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen
D. Chuyển đoạn
-
Câu 6:
Bộ nhiễm sắc thể của tinh tử là:
A. 2n kép
B. 2n đơn
C. n kép
D. n đơn
-
Câu 7:
Ở người khi quan sát một nhóm tế bào đang thực hiện phân bào bình thường ở cùng một giai đoạn. Người ta thấy có 23 nhiễm sắc thể kép đang đứng trên mặt phẳng xích đạo thì đó là:
A. kỳ giữa nguyên nhiễm
B. kỳ giữa 1 giảm nhiễm
C. kỳ đầu 2 giảm nhiễm
D. kỳ giữa 2 giảm nhiễm
-
Câu 8:
Người ta thấy có 46 NST kép đang phân ly về 2 cực tế bào thì đó là:
A. kỳ sau nguyên nhiễm
B. kỳ cuối nguyên nhiễm
C. kỳ sau 2 giảm nhiễm
D. kỳ sau 1 giảm nhiễm
-
Câu 9:
Đặc điểm của pha S của gian kỳ là:
A. Chuẩn bị nguyên liệu cho AND, NST nhân đôi
B. Nhân đôi của AND, NST
C. "sửa chữa" sau nhân đổi
D. "nghỉ" trước khi vào phân bào
-
Câu 10:
Hai chromatit phân ly qua tâm động thành 2 NST đơn dàn thành 2 nhóm bằng nhau trượt về 2 cực tế bào là đặc điểm của:
A. kỳ giữa nguyên nhiễm và giảm nhiễm
B. kỳ sau nguyên nhiễm và giảm nhiễm 1
C. kỳ sau nguyên nhiễm và giảm nhiễm 2
D. kỳ cuối nguyên nhiễm và giảm nhiễm 2
-
Câu 11:
Các tế bào dòng "trứng" theo sự phát triển giảm dần là:
A. noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn bào 2, "trứng" thực thụ
B. noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn bào 2, "trứng"
C. "trứng", noãn bào 2, noãn bào 1, noãn nguyên bào
D. "trứng" thực thụ, noãn bào 2, noãn bào 1, noãn nguyên bào
-
Câu 12:
Quá trình giảm nhiễm tạo "trứng" thực thụ ở người chỉ kết thúc khi nào?
A. Từ tuổi dạy thì đến tuổi "mãn kinh"
B. Khi có kinh nguyệt
C. Khi có sự thụ tinh
D. Từ tuổi dậy thì đến già chết
-
Câu 13:
Căn cứ vào sự có mặt của thoi vô sắc chia 2 loại phân bào là:
A. Nguyên nhiễm và giảm nhiễm
B. Nguyên nhiễm và vô nhiễm
C. Giảm nhiễm và vô nhiễm
D. Có tơ và không tơ
-
Câu 14:
Quá trình giảm nhiễm tạo "trứng" ở người được bắt đầu từ:
A. Tuổi dậy thì trở đi
B. Tháng thứ 5 của giai đoạn phôi
C. Tháng thứ 2 của giai đoạn phôi
D. Khi được thụ tinh
-
Câu 15:
Hoạt động của tinh nguyên bào ra tinh nguyên bào là:
A. Nguyên nhiễm
B. Tăng tổng hợp chất hữu cơ
C. Giảm nhiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Tế bào nào sau đây thực hiện nguyên nhiễm nhiều lần:
A. tinh tử
B. tinh bào 2
C. tinh bào 1
D. tinh nguyên bào
-
Câu 17:
Tế bào nào sau đây bắt đầu thực hiện giảm nhiễm:
A. tinh tử
B. tinh bào 2
C. tinh bào 1
D. tinh nguyên bào
-
Câu 18:
Tế bào nào sau đây thực hiện giảm nhiễm lần 1:
A. tinh tử
B. tinh bào 2
C. tinh bào 1
D. tinh nguyên bào
-
Câu 19:
Tế bào nào sau đây có nhiều hình thái nhất:
A. tinh tử
B. tinh bào 2
C. tinh bào 1
D. tinh nguyên bào
-
Câu 20:
Loại tế bào nào sau đây sẽ tạo nên trứng thực thụ n?
A. Noãn nguyên bào
B. Noãn bào 1
C. Noãn bào 2
D. Thể cực cầu
-
Câu 21:
Loại tế bào nào sau đây sẽ tạo nên cực cầu 1?
A. Noãn nguyên bào
B. Noãn bào 1
C. Noãn bào 2
D. Thể cực cầu
-
Câu 22:
Loại tế bào nào sau đây sẽ tạo nên cực cầu 2?
A. Noãn nguyên bào
B. Noãn bào 1
C. Noãn bào 2
D. Thể cực cầu
-
Câu 23:
Sự thụ tinh của giao tử bất thường nào gây đa bội:
A. Giao tử 2n x giao tử n
B. Giao tử n x giao tử n
C. Giao tử n ± 1 x giao tử n
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Sự thụ tinh kép gây đa bội thể được giải thích là:
A. Một tinh trùng thụ tinh với 2 trứng cùng một lúc
B. Sự thụ tinh của 2 giao tử bất thường đều 2n
C. Một trứng thụ tinh với 2 tinh trùng cùng một lúc
D. Hai trứng thụ tinh với 2 tinh trùng cùng một lúc
-
Câu 25:
Thể đa bội khẳm 3n/2n được giải thích do cơ chế:
A. Giao tử 2n x giao tử n, hợp tử 2n phân chia 3 hướng thành 3n/2n
B. Hợp tử 2n phân chia 2 hướng thành 3n/2n, thể cực cầu hoà nhập vào hợp tử 2n
C. Hợp tử 2n phân chia 3 hướng 3n/2n, thể cực cầu hoà nhập vào 1 trong 2 phôi bào
D. Cả B và C
-
Câu 26:
Thể đa bội khảm 4n/2n được giải thích do cơ chế:
A. Giao tử 2n x giao tử 2n
B. Hợp tử 2n phân chia 1 hướng thành 4n/2n
C. Hợp tử 4n phân chia 2 hướng thành 4n/2n
D. Hợp tử 2n phân chia 2 hướng thành 4n/2n
-
Câu 27:
Thể 3n được giải thích do cơ chế:
A. Giao tử 2n x giao tử n
B. Thể cực cầu xâm nhập vào hợp tử 2n
C. Hợp tử 2n phân chia 2 hướng 3n/n thành 3n, thụ tinh kép của 2 tinh trùng n với một trứng n
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Căn cứ vào mức độ tổn thương người ta phân loại đột biến là:
A. Đột biến NST hay đột biến gen
B. Đột biến giao tử hay hợp tử hay tế bào xoma
C. Đột biến tự nhiên hay đột biến cảm ứng
D. Đột biến bền vững hay không bền vững
-
Câu 29:
Căn cứ vào nguyên nhân gây đột biến người ta phân loại đột biến là:
A. Đột biến NST hay đột biến gen
B. Đột biến giao tử hay hợp tử hay tế bào xoma
C. Đột biến tự nhiên hay đột biến cảm ứng
D. Đột biến bền vững hay không bền vững