523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là Sai?
A. Trong tự nhiên tồn tại hai loại điện tích: dương và âm.
B. Điện tích nguyên tố là điện tích có giá trị nhỏ nhất.
C. Một chất điểm tích điện được gọi là điện tích điểm.
D. Hai vật kim loại mang điện dương và âm mà chạm nhau thì sẽ trở thành hai vật trung hòa về điện
-
Câu 2:
Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
B. Điện tích của một hệ cô lập luôn không đổi.
C. Điện tích của electron là điện tích nguyên tố.
D. Tương tác giữa các điện tích điểm tuân theo định luật Faraday.
-
Câu 3:
Hai quả cầu kim loại tích điện trái dấu, treo trên hai sợi chỉ mảnh. Cho chúng chạm nhau rồi lại tách ra xa nhau thì hai quả cầu sẽ:
A. hút nhau, vì chúng tích điện trái dấu.
B. đẩy nhau, vì chúng tích điện cùng dấu.
C. không tương tác với nhau, vì chúng trung hòa về điện.
D. hoặc đẩy nhau, hoặc không tương tác với nhau nữa.
-
Câu 4:
Quả cầu kim loại A tích điện dương +8C, quả cầu B tích điện âm -2C. Cho chúng chạm nhau rồi tách xa nhau thì điện tích lúc sau của A, B có thể nhận các giá trị nào trong các trường hợp sau đây?
A. +5C, +5C
B. +2C, + 4C
C. -3C, +9C
D. Chúng trung hòa về điện.
-
Câu 5:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện q1 = 2μC; q2 = -4μC, đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F1 = 16N. Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng:
A. không tương tác với nhau nữa.
B. hút nhau một lực F2 = 2N
C. đẩy nhau một lực F2 = 2N
D. tương tác với nhau một lực F2 ≠ 2N
-
Câu 6:
Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm sẽ thay đổi thế nào nếu ta cho độ lớn của mỗi điện tích điểm đó tăng gấp đôi, đồng thời khoảng cách gữa chúng cũng tăng gấp đôi?
A. Tăng gấp đôi
B. Giảm một nửa
C. Không đổi
D. Tăng gấp 4 lần
-
Câu 7:
Có 2 điện tích điểm q1, q2 bằng nhau nhưng trái dấu, đặt trên đường thẳng xy như hình 1.1. Đặt thêm điện tích điểm Q < 0 trên đường thẳng xy thì lực tác dụng lên Q có chiều:
A. về phía x, nếu Q đặt trên đoạn x – q1
B. về phía y, nếu Q đặt trên đoạn q2 - y
C. về phiá q1, nếu Q đặt trên đoạn q1 – q2
D. a, b, c đều đúng.
-
Câu 8:
Có 2 điện tích điểm q1, q2 bằng nhau nhưng trái dấu, đặt trên đường thẳng xy như hình 1.1. Đặt thêm điện tích điểm Q > 0 trên đường thẳng xy thì lực tác dụng lên Q có chiều:
A. về phía x, nếu Q đặt trên đoạn x – q1
B. về phía y, nếu Q đặt trên đoạn q2 - y
C. về phía q2, nếu Q đặt trên đoạn q1 – q2
D. a, b, c đều sai
-
Câu 9:
Hai điện tích điểm q1 = 3μC và q2 = 12μC đặt các nhau một khoảng 30cm trong không khí thì tương tác nhau một lực bao nhiêu niutơn?
A. 0,36N
B. 3,6N
C. 0,036N
D. 36N
-
Câu 10:
Cho vật A đã nhiễm điện (+) tiếp xúc với vật B chưa nhiễm điện rồi tách ra thì B được nhiễm điện +q. Kết luận nào sau đấy đúng?
A. Một số điện tích (+) đã chạy từ A sang B.
B. Điện tích của A còn lại là –q.
C. Một số điện tích âm đã chạy từ B sang A.
D. Có cả điện tích (+) chạy từ A sang B và điện tích âm chạy từ B sang A.
-
Câu 11:
Vật nhiễm điện tích +3,2 μC. Vậy nó thừa hay thiếu bao nhiêu electron?
A. Thiếu 5.1014 electron.
B. Thừa 5.1014 electron.
C. Thiếu 2.1013 electron.
D. Thừa 2.1013 electron.
-
Câu 12:
Đặt cố định hai điện tích điểm cách nhau 30cm trong không khí thì chúng hút nhau bởi lực 1,2N. Biết q1 = +4,0 μC. Điện tích q2 là:
A. +3,0 μC.
B. +9,0 μC.
C. –3,0 μC.
D. – 6,0 μC.
-
Câu 13:
Lực tương tác giữa hai viên bi nhỏ nhiễm điện sẽ thay đổi thế nào nếu ta tăng điện tích của mỗi viên gấp đôi và giảm khoảng cách giữa chúng còn một nửa?
A. Tăng 4 lần.
B. Không đổi.
C. Giảm 2 lần.
D. Tăng 16 lần.
-
Câu 14:
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm sẽ thay đổi thế nào nếu đưa chúng từ không khí vào dầu có hệ số điện môi ε = 4 đồng thời, giảm khoảng cách giữa chúng còn một nửa?
A. Tăng 16 lần.
B. Không đổi.
C. Còn một nửa.
D. Tăng 64 lần
-
Câu 15:
Giả sử trong nguyên tử hyđrô, electron (e = –1,6.10-19 C; m = 9,1.10-31 kg) chuyển động đều quanh hạt nhân theo đường tròn bán kính 0,53.10-10 m. Gia tốc hướng tâm của nó là:
A. 9.1022 m/s2
B. 8,1.10-22 m/s2
C. 5,13.1012 m/s.
D. 5,13.1022 m/s2
-
Câu 16:
Tốc độ dài v của electron (e = –1,6.10-19 C; m = 9,1.10-31 kg) chuyển động đều quanh hạt nhân nguyên tử hyđrô theo đường tròn bán kính 0,53.10-10 m là:
A. 9,12.107 m/s.
B. 2,19.106 m/s.
C. 2,19.10-6 m/s.
D. 6,25.105 m/s.
-
Câu 17:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện q1, q2, đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F1 . Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2 = 9F1/16. Tính tỉ số điện tích q1/q2 của hai quả cầu.
A. –1/4
B. – 4
C. hoặc –1/4, hoặc – 4
D. a, b, c đều sai.
-
Câu 18:
Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện cùng dấu q1 ≠ q2 , đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì đẩy nhau một lực F1. Nếu cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng:
A. hút nhau một lực F2 > F1
B. đẩy nhau một lực F2 < F1
C. đẩy nhau một lực F2 > F1
D. không tương tác với nhau nữa.
-
Câu 19:
Hai điện tích điểm cùng dấu q1 và q2 (q1 = 4q2) đặt tại A và B cách nhau một khoảng 3a trong không khí. Đặt điện tích điểm Q trên đoạn AB, cách B một khoảng a. Lực tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên Q có đặc điểm gì?
A. Luôn hướng về A.
B. Luôn hướng về B
C. Luôn bằng không.
D. Hướng về A nếu Q trái dấu với q1.
-
Câu 20:
Hai điện tích điểm trái dấu q1 và q2 (q1 = - 4q2), đặt tại A và B cách nhau một khoảng 3a trong không khí. Đặt điện tích điểm Q trên đoạn AB, cách B một khoảng a. Lực tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên Q có đặc điểm gì?
A. Luôn hướng về A.
B. Luôn hướng về B
C. Luôn bằng không.
D. Hướng về A, nếu Q trái dấu với q1.
-
Câu 21:
Hai qủa cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, tích điện Q1 = + 2μC, Q2 = - 6μC, đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F1 = 12N. Cho chúng chạm nhau rồi đưa về vị trí cũ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điện tích của chúng là: Q1’ = Q2’ = - 2μC
B. Chúng hút nhau một lực F2 = 4N.
C. Khoảng cách r = 3.103 m
D. a, b, c đều đúng.
-
Câu 22:
Đặt 2 điện tích điểm q và 4q tại A và B cách nhau 30cm. Hỏi phải đặt một điện tích thử tại điểm M trên đoạn AB, cách A bao nhiêu để nó đứng yên?
A. 7,5cm
B. 10cm
C. 20cm
D. 22,5cm
-
Câu 23:
Lực tĩnh điện và lực hấp dẫn của hai hạt alpha có điểm tương đồng gì?
A. Cùng tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
B. Cùng phụ thuộc môi trường ngăn cách chúng.
C. Cùng là lực hút.
D. Cả 3 đáp án kia sai.
-
Câu 24:
Đồ thị nào dưới đây biểu diễn độ lớn F của lực Coulomb phụ thuộc khoảng cách r giữa hai điện tích điểm?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 25:
Đặt cố định hai điện tích điểm trong dầu có hằng số điện môi ε, cách nhau một khoảng r thì lực tương tác giữa chúng là F. Khi đưa ra không khí nhưng muốn lực vẫn như trước thì phải dịch chúng ra xa nhau thêm một đoạn x bằng:
A. \(r(\sqrt \varepsilon + 1)\)
B. \(\frac{r}{{\sqrt \varepsilon }}\)
C. \(r\sqrt \varepsilon \)
D. \(r(\sqrt \varepsilon - 1)\)