523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chất điểm chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo qui luật cho bởi đồ thị hình 3.1. Gia tốc của chất điểm trong thời gian từ 2,5s đầu là:
A. 0,1m/s2
B. 0,2m/s2
C. 0,3m/s2
D. 0
-
Câu 2:
Chất điểm chuyển động trên đường thẳng với vận tốc biến đổi theo qui luật cho bởi đồ thị hình 3.1. Xét trong thời gian từ 2,5s đầu, chuyển động của chất điểm có tính chất:
A. đều theo chiều dương.
B. nhanh dần đều theo chiều dương.
C. chậm dần đều theo chiều âm, sau đó nhanh dần đều theo chiều dương.
D. chậm dần đều theo chiều dương, sau đó nhanh dần đều theo chiều âm.
-
Câu 3:
Thả một vật từ đỉnh tòa tháp cao 20m thì sau bao lâu nó chạm đất? (Bỏ qua sức cản không khí).
A. 1s
B. 2s
C. 1,5s
D. 3s
-
Câu 4:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OMq, O là điểm mốc trên đường tròn. Vận tốc góc của chất điểm lúc t = 0,5s là:
A. 4 rad/s
B. 2 rad/s
C. 8 rad/s
D. 3 rad/s
-
Câu 5:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Gia tốc góc của chất điểm lúc t = 0,5s là:
A. 6 rad/s2
B. 12 rad/s2
C. 3 rad/s2
D. 0 rad/s2
-
Câu 6:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn.
A. đều
B. nhanh dần
C. nhanh dần đều
D. chậm dần đều
-
Câu 7:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 0,5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính gia tốc tiếp tuyến của chất điểm lúc t = 2s.
A. 26 m/s2
B. 36 m/s2
C. 74 m/s2
D. 9 m/s2
-
Câu 8:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Chuyển động của chất điểm có tính chất nào dưới đây?
A. đều
B. nhanh dần
C. nhanh dần đều
D. chậm dần
-
Câu 9:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính quãng đường chất điểm đã đi trong 2 giây đầu tiên.
A. 26m
B. 5,2m
C. 37m
D. 130m
-
Câu 10:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính gia tốc góc lúc t = 2s.
A. 36 rad/s2
B. 7,2 rad/s2
C. 3,6 rad/s2
D. 72 rad/s2
-
Câu 11:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính gia tốc góc trung bình của chất điểm trong 2 giây đầu tiên.
A. 36 rad/s2
B. 7,2 rad/s2
C. 3,6 rad/s2
D. 72 rad/s2
-
Câu 12:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Lúc t = 0 thì chất điểm:
A. đang đứng yên
B. đang chuyển động nhanh dần
C. đang chuyển động chậm dần.
D. đang chuyển động với gia tốc góc bằng không.
-
Câu 13:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 0,5m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM , O là điểm mốc trên đường tròn. Tính vận tốc góc trung bình của chất điểm trong thời gian 4s, kể từ lúc t = 0.
A. 7rad/s
B. 14 rad/s
C. 28 rad/s
D. 50 rad/s
-
Câu 14:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính góc mà bán kính R đã quét được sau thời gian 1s, kể từ lúc t = 0.
A. 2 rad
B. 1 rad
C. 4 rad
D. 8 rad
-
Câu 15:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính độ lớn của vectơ gia tốc tại thời điển t = 1s.
A. 6 m/s2
B. 24,5 m/s2
C. 3 m/s2
D. 25,2 m/s2
-
Câu 16:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 2m với phương trình: s = 3t2 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính thời gian để chất điểm đi hết một vòng đầu tiên (lấy π = 3,14).
A. 1,29s
B. 1,89s
C. 0,60s
D. 1,9s
-
Câu 17:
Một chất điểm chuyển động tròn đều, sau 5 giây nó quay được 20 vòng. Chu kỳ quay của chất điểm là:
A. T = 0,25s
B. T = 0,5s
C. T = 4s
D. T = 2s
-
Câu 18:
Trong chuyển động tròn đều, độ lớn của vectơ gia tốc được tính bởi công thức:
A. \(a = \sqrt {{{\left( {\frac{{{d^2}x}}{{d{t^2}}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{{d^2}y}}{{d{t^2}}}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{{d^2}z}}{{d{t^2}}}} \right)}^2}} \)
B. \(a = \sqrt {a_n^2 + a_t^2} \)
C. \(a = \frac{{{v^2}}}{R}\)
D. A, B, C đều đúng
-
Câu 19:
Chất điểm quay xung quanh điểm cố định O với góc quay phụ thuộc thời gian theo qui luật: θ = 0,2t2 (rad). Tính gia tốc toàn phần của chất điểm lúc t = 2,5 (s), biết rằng lúc đó nó có vận tốc dài là 0,65 (m/s).
A. a = 0,7 m/s2
B. a = 0,9 m/s2
C. a = 1,2 m/s2
D. a = 0,65 m/s2
-
Câu 20:
Trong nguyên tử Hydro, electron chuyển động đều theo qũi đạo tròn có bán kính R = 5.10–9 m, với vận tốc 2,2.108 cm/s. Tìm tần số của electron.
A. 7.1015 Hz
B. 7.1014 Hz
C. 7.1013 Hz
D. 7.1012 Hz
-
Câu 21:
Phát biểu nào sai đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều của một chất điểm?
A. Gia tốc bằng không
B. Gia tốc góc bằng không
C. Quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian.
D. Có tính tuần hoàn
-
Câu 22:
Trong chuyển động tròn, kí hiệu \(\beta ,\omega ,\theta\) là gia tốc góc, vận tốc góc và góc quay của chất điểm. Công thức nào sau đây là đúng?
A. \(\omega = {\omega _0} + \int\limits_{{t_0}}^t {\beta .dt} \)
B. \(\omega = {\omega _0} + \beta t\)
C. \(\theta = {\omega _0}t + \frac{1}{2}\beta {t^2}\)
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 23:
Trong chuyển động tròn biến đổi đều, kí hiệu \(\beta ,\omega ,\theta\) là gia tốc góc, vận tốc góc và góc quay của chất điểm. Công thức nào sau đây là đúng?
A. \({\omega ^2} - \omega _0^2 = 2\beta \theta\)
B. \(\omega = {\omega _0} + \beta t\)
C. \(\theta = {\omega _0}t + \frac{1}{2}\beta {t^2}\)
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 24:
Phát biểu nào sai đây là sai khi nói về chuyển động tròn biến đổi đều của chất điểm?
A. Gia tốc góc không đổi.
B. Gia tốc pháp tuyến không đổi.
C. Vận tốc góc là hàm bậc nhất theo thời gian.
D. Góc quay là hàm bậc hai theo thời gian.
-
Câu 25:
Trong chuyển động tròn biến đổi đều của chất điểm, tích vô hướng giữa vận tốc \(\overrightarrow v\) và gia tốc \(\overrightarrow a\) luôn:
A. dương.
B. âm.
C. bằng không.
D. dương hoặc âm.