523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hai điện tích điểm q1 = –3.10–8 C ; q2 = +1,2.10–7 C cách nhau một đoạn AB = 20 cm trong không khí. Tại điểm M, với MA = MB = 10 cm, vectơ E G có đặc điểm:
A. Hướng về phía q2, độ lớn E = 8,1.104 V/m.
B. Hướng về phía q1, độ lớn E = 8,1.104 V/m
C. Hướng về phía q1, độ lớn E = 1,35.105 V/m.
D. Hướng về phía q2, độ lớn E = 1,35.105 V/m.
-
Câu 2:
Đặt tại A và B hai điện tích điểm dương q1, q2 cùng độ lớn. Vectơ E G tại điệm M bất kì trên mặt phẳng trung trực (S) của đoạn AB, trừ giao điểm AB với (S), có đặc điểm:
A. Vuông góc với (S).
B. Hướng về phía đoạn AB.
C. Nằm trong (S), hướng ra xa AB.
D. Nằm trong (S), hướng về phía AB.
-
Câu 3:
Lần lượt đặt hai điện tích điểm q1, q2 trái dấu vào A thì trị số cường độ điện trường tại B lần lượt là E1 = 100 V/m, E2 = 80 V/m. Nếu đặt cả hai điện tích đó vào A thì trị số cường độ điện trường tại B là:
A. 20 V/m
B. 180 V/m
C. 90 V/m.
D. 45 V/m
-
Câu 4:
Chọn đáp án SAI: Điện tích âm phân bố đều trên dây thẳng, mảnh, rất dài. Vectơ \(\overrightarrow E \) ở gần dây có đặc điểm:
A. Vuông góc với dây, hướng vào dây.
B. Độ lớn E giảm dần khi ra xa dây.
C. Song song với dây
D. Có tính đối xứng trụ.
-
Câu 5:
Điện tích điểm Q gây ra điện trường tại A và B có cường độ EA = 100 V/m và EB = 1600V/m. Tính cường độ điện trường tại trung điểm M của AB, biết Q – B – A thẳng hàng.
A. 850V/m
B. 256V/m
C. 750 V/m
D. 425 V/m
-
Câu 6:
Một đĩa tròn bán kính R tích điện đều với mật độ điện tích mặt σ, đặt trong không khí. Phát biểu nào sau đây là SAI, khi nói về vectơ cường độ điện trường tại những điểm nằm trên trục, lân cận tâm O của đĩa?
A. Vuông góc với mặt phẳng của đĩa tròn
B. Hướng ra xa đĩa, nếu σ > 0
C. E = 0.
D. Hướng lại gần đĩa, nếu σ < 0.
-
Câu 7:
Phân tử lưỡng cực gồm hai ion hoá trị 1, trái dấu, cách nhau 10 nm. Trị số vectơ mômen điện (mômen lưỡng cực điện) \(\overrightarrow {\mathop p\nolimits_e } \) của nó có đặc điểm:
A. Hướng từ ion dương đến ion âm, độ lớn pe = 3,2.10-18 Cm.
B. Hướng từ ion âm đến ion dương, độ lớn pe = 3,2.10-18 Cm.
C. Hướng từ ion dương đến ion âm, độ lớn pe = 1,6.10-27 Cm.
D. Hướng từ ion âm đến ion dương, độ lớn pe = 1,6.10-27 Cm.
-
Câu 8:
Dây mảnh hình vòng cung, bán kính R, góc mở 2α0, tích điện đều, mật độ điện dài λ. Độ lớn cường độ điện trường E tại tâm O là:
A. \(E = \frac{{k\lambda }}{{2R}}\cos {\alpha _0}\)
B. \(E = \frac{{k\lambda }}{{2R}}\sin {\alpha _0}\)
C. \(E = \frac{{k\lambda }}{{R}}\cos {\alpha _0}\)
D. \(E = \frac{{2k\lambda }}{{R}}\sin {\alpha _0}\)
-
Câu 9:
Dây mảnh hình vòng cung, bán kính R = 20 cm, góc mở: 600, tích điện đều, mật độ điện dài λ = 6.10-14 C/m. Độ lớn cường độ điện trường E tại tâm O là:
A. 2,7.10-3 V/m.
B. 13,5.10-4 C/m2
C. 2,7 3 .10-4 V/m.
D. 3,78.10-3 Cm2
-
Câu 10:
Đĩa tròn phẳng, tích điện đều, mật độ điện mặt σ, trong không khí. Cường độ điện trường E trên trục đối xứng xuyên tâm O, cách O một đoạn x, được tính theo biểu thức nào sau đây?
A. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 + \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)
B. \(E = \frac{\sigma }{{{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)
C. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} - {a^2}} }})\)
D. \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}(1 - \frac{x}{{\sqrt {{a^2} + {a^2}} }})\)
-
Câu 11:
Điện tích q = +2.10 – 7 C phân bố đều trên đoạn dây AB mảnh, thẳng, tích điện đều. Lấy điểm C tạo với AB thành tam giác cân ABC có AC = BC = 30 cm, đường cao CH = 10 cm. Cường độ điện trường E tại C là:
A. 12 kV/m.
B. 6 kV/m.
C. 9 kV/m.
D. 60 kV/m.
-
Câu 12:
Từ tâm O đi theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng vòng dây tròn tích điện đều ra rất xa, độ lớn cường độ điện trường E biến đổi theo qui luật nào?
A. Giảm từ Emax đến 0.
B. Tăng từ đến Emax.
C. Tăng từ 0 đến Emax rồi giảm đến 0.
D. giảm từ Emax đến 0 rồi không đổi.
-
Câu 13:
Điện tích Q > 0 phân bố đều trên tấm phẳng hình vành khăn, tâm O, bán kính trong a, bán kính ngoài b, đặt trong không khí. Biểu thức cường độ điện trường tại điểm M trên đường thẳng xuyên tâm, vuông góc với mặt phẳng vành khăn, cách O một đoạn h là:
A. \(E = \frac{{2kQh}}{{({b^2} - {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} - \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)
B. \(E = \frac{{kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)
C. \(E = \frac{{2kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} + {h^2}} }} - \frac{1}{{\sqrt {{b^2} + {h^2}} }})\)
D. \(E = \frac{{kQh}}{{({b^2} + {a^2})}}(\frac{1}{{\sqrt {{a^2} - {h^2}} }} + \frac{1}{{\sqrt {{b^2} - {h^2}} }})\)
-
Câu 14:
Lỗ thủng tròn, tâm O, bán kính 20 cm nằm giữa mặt phẳng rất rộng tích điện đều, mật độ điện mặt +8,86.10-10 C/m2. Cường độ điện trường E tại một điểm trên trục xuyên tâm O, vuông góc với mặt phẳng, cách O một đoạn 5 cm là:
A. E = 12,1 V/m
B. E = 2,94.10-3 V/m.
C. E = 1,87.10-4 C/m2
D. E = 2,65.102 Cm
-
Câu 15:
Hai điện tích điểm cùng dấu q1 = q2 = q, đặt tại A và B cách nhau một khoảng 2a. Xét điểm M trên trung trực cuả AB,cách đường thẳng AB một khoảng x. Cường độ điện trường tại M đạt cực đại khi:
A. x = 0
B. x = a
C. \(x = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
D. \(x = a\sqrt 2 \)
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về đường sức của điện trường?
A. Các đường sức không cắt nhau.
B. Chiều của đường sức: đi ra từ điện tích âm, đi vào điện tích dương.
C. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
D. Nơi nào điện trường mạnh thì các đường sức sẽ dày, nơi nào điện trường yếu, các đường sức sẽ thưa.
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đường sức của điện trường?
A. Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
B. Mật độ điện phổ càmg lớn thì điện trường càng mạnh.
C. Tập hợp các đường sức điện trường được gọi là điện phổ.
D. Nơi nào các đường sức đồng dạng với nhau thì điện trường nơi đó là điện trường đều.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Thông lượng của vectơ cường độ điện trường gởi qua mặt (S) gọi là điện thông.
B. Điện thông là đại lượng vô hướng có thể dương, âm hoặc bằng không.
C. Điện thông gởi qua một mặt (S) bất kì luôn bằng không.
D. Trong hệ SI, đơn vị đo điện thông là vôn mét (Vm).
-
Câu 19:
Biểu thức nào sau đây dùng để tính thông lượng điện trường gởi qua mặt (S) bất kì?
A. \({\Phi _E} = \int\limits_{(S)} {\overrightarrow E .d\,\overrightarrow S } \)
B. \({\Phi _E} = \oint\limits_{(S)} {\overrightarrow E .d\,\overrightarrow S } \)
C. \(d{\Phi _E} = \overrightarrow E .d\,\overrightarrow S \)
D. \({\Phi _E} = \frac{1}{{\varepsilon {\varepsilon _0}}}\sum {{q_{i\,trong\,(S)}}} \)
-
Câu 20:
Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là:
A. vôn trên mét (V/m).
B. vôn mét (Vm)
C. coulomb trên mét vuông (C/m2).
D. coulomb (C).
-
Câu 21:
Trong hệ SI, đơn vị đo điện cảm là:
A. vôn trên mét (V/m)
B. vôn mét (Vm).
C. coulomb trên mét vuông (C/m2).
D. oulomb (C).
-
Câu 22:
Trong hệ SI, đơn vị đo thông lượng điện trường là:
A. vôn trên mét (V/m)
B. vôn mét (Vm).
C. coulomb trên mét vuông (C/m2)
D. coulomb (C).
-
Câu 23:
Trong hệ SI, đơn vị đo thông lượng điện cảm là:
A. vôn trên mét (V/m).
B. vôn mét (Vm).
C. coulomb trên mét vuông (C/m2)
D. coulomb (C).
-
Câu 24:
Hai điện tích Q1 = 8μC và Q2 = -5μC đặt trong không khí và nằm ngoài mặt kín (S). Thông lượng điện trường do hai điện tích trên gởi qua mặt (S) có giá trị nào sau đây?
A. 3.10–6 (Vm)
B. 3,4.105 (Vm)
C. 0 (Vm)
D. 9.105 (Vm)
-
Câu 25:
Hai điện tích Q1 = 8μC và Q2 = -5μC đặt trong không khí và nằm ngoài mặt kín (S). Thông lượng điện cảm do hai điện tích trên gởi qua mặt (S) có giá trị nào sau đây?
A. 3 (μC)
B. 3,4.105 (Vm)
C. 0 (C)
D. 8 (μC)