523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Vectơ gia tốc \(\overrightarrow a\) của chất điểm chuyển động trên qũi đạo cong thì:
A. vuông góc với vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\).
B. hướng vào bề lõm của quĩ đạo.
C. cùng phương với \(\overrightarrow v\)
D. hướng ra ngoài bề lõm của quĩ đạo
-
Câu 2:
Mạch điện hình 6.3: E1 = 6 V, E2 = 24 V, r1 = r2 = 1 Ω, R1 = 3 Ω, R2 = 7 Ω. Chọn phát biểu đúng:
A. E1 là nguồn phát; E2 là máy thu.
B. Dòng điện I = 1,5 A cùng chiều kim đồng hồ.
C. Hiệu điện thế UXY = – 12 V.
D. Dòng điện I = 0,5 A ngược chiều kim đồng hồ.
-
Câu 3:
Hai điện tích Q1 = 8μC và Q2 = -5μC đặt trong không khí và nằm ngoài mặt kín (S). Thông lượng điện cảm do hai điện tích trên gởi qua mặt (S) có giá trị nào sau đây?
A. 3 (μC)
B. 3,4.105 (Vm)
C. 0 (C)
D. 8 (μC)
-
Câu 4:
Từ một đỉnh tháp ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu là vo. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm biểu thức tính gia tốc pháp tuyến an của vật trên quỹ đạo ở thời điểm t (gia tốc rơi tự do là g)?
A. an = 0
B. an = g
C. \({a_n} = \frac{{{g^2}t}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
D. \({a_n} = \frac{{g{v_0}}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
-
Câu 5:
Điện tích Q = - 5μC đặt trong không khí. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M cách nó 30cm có giá trị nào sau đây?
A. 1500 kV/m
B. 500 kV/m
C. 1500 V/m
D. 500 V/m
-
Câu 6:
Điện tích Q phân bố đều với mật độ điện khối ρ trong khối cầu tâm O, bán kính R, đặt trong không khí. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Biểu thức tính điện thế tại điểm M cách tâm O một khoảng r > R là:
A. \({V_M} = \frac{{kQ}}{{2r}}\)
B. \({V_M} = \frac{{kQ}}{{r^2}}\)
C. \({V_M} = \frac{{\sigma {R^3}}}{{3{\varepsilon _0}r}}\)
D. \({V_M} = \frac{{4{R^3}}}{{3{\varepsilon _0}r}}\)
-
Câu 7:
Trong chuyển động tròn biến đổi đều, kí hiệu \(\beta ,\omega ,\theta\) là gia tốc góc, vận tốc góc và góc quay của chất điểm. Công thức nào sau đây là đúng?
A. \({\omega ^2} - \omega _0^2 = 2\beta \theta\)
B. \(\omega = {\omega _0} + \beta t\)
C. \(\theta = {\omega _0}t + \frac{1}{2}\beta {t^2}\)
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 8:
Một chất điểm khối lượng m = 5 kg chuyển động tròn đều với chu kỳ 10 giây, bán kính qũi đạo là 2m. Tính mômen động lượng của chất điểm.
A. 8 kgm2/s
B. 12,6 kgm2/s
C. 4 kgm2/s
D. 6,3 kgm2/s
-
Câu 9:
Mặt phẳng (P) rộng vô hạn, tích điện đều với mật độ điện mặt σ, đặt trong không khí. Điện trường do mặt phẳng này gây ra tại những điểm ngoài mặt phẳng đó có đặc điểm gì?
A. Là điện trường đều.
B. Tại mọi điểm, \(\overrightarrow E\) luôn vuông góc với (σ)
C. Độ lớn \(E = \frac{\sigma }{{2{\varepsilon _0}}}\)
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 10:
Lần lượt đặt hai điện tích điểm q1, q2 trái dấu vào A thì trị số cường độ điện trường tại B lần lượt là E1 = 100 V/m, E2 = 80 V/m. Nếu đặt cả hai điện tích đó vào A thì trị số cường độ điện trường tại B là:
A. 20 V/m
B. 180 V/m
C. 90 V/m.
D. 45 V/m
-
Câu 11:
Có 2 điện tích điểm q1, q2 bằng nhau nhưng trái dấu, đặt trên đường thẳng xy như hình 1.1. Đặt thêm điện tích điểm Q > 0 trên đường thẳng xy thì lực tác dụng lên Q có chiều:
A. về phía x, nếu Q đặt trên đoạn x – q1
B. về phía y, nếu Q đặt trên đoạn q2 - y
C. về phía q2, nếu Q đặt trên đoạn q1 – q2
D. a, b, c đều sai
-
Câu 12:
Chất điểm M chuyển động trên đường tròn bán kính R = 5m với phương trình: s = 3t3 + t (hệ SI). Trong đó s là độ dài cung OM, O là điểm mốc trên đường tròn. Tính gia tốc góc lúc t = 2s.
A. 36 rad/s2
B. 7,2 rad/s2
C. 3,6 rad/s2
D. 72 rad/s2
-
Câu 13:
Treo hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng trên hai dây nhẹ, không dãn, cách điện, dài như nhau, sao cho chúng không tiếp xúc nhau, cùng độ cao. Sau khi tích điện dương q1 > q2 cho chúng thì chúng đẩy nhau khiến hai dây lệch góc α1, α2 so với phương thẳng đứng. Vậy:
A. α1 > α2
B. α1 < α2
C. α1 = α2.
D. Không so sánh được.
-
Câu 14:
Vật nhiễm điện tích +3,2 μC. Vậy nó thừa hay thiếu bao nhiêu electron?
A. Thiếu 5.1014 electron.
B. Thừa 5.1014 electron.
C. Thiếu 2.1013 electron.
D. Thừa 2.1013 electron.
-
Câu 15:
Điện tích Q < 0 phân bố đều trên vòng dây tròn, tâm O, bán kính R. Chọn gốc điện thế ở vô cùng. Xét điện trường trên trục của vòng dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường có giá trị lớn nhất và điện thế có giá trị nhỏ nhất.
B. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường triệt tiêu và điện thế có giá trị lớn nhất.
C. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường triệt tiêu và điện thế có giá trị nhỏ nhất.
D. Tại tâm vòng dây, cường độ điện trường và điện thế đều triệt tiêu.
-
Câu 16:
Bắn electron vào điện trường đều E = 20 V/m, với vận tốc v0 = 6.104 m/s theo hướng đường sức điện trường. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng lực. Quãng đường nó bay được đến lúc dừng lại là:
A. 2.10-4 m
B. 1,5.10-3 m
C. 5,1 mm.
D. 0,1 mm.
-
Câu 17:
Đặt tại A và B hai điện tích điểm dương q1, q2 cùng độ lớn. Vectơ E G tại điệm M bất kì trên mặt phẳng trung trực (S) của đoạn AB, trừ giao điểm AB với (S), có đặc điểm:
A. Vuông góc với (S).
B. Hướng về phía đoạn AB.
C. Nằm trong (S), hướng ra xa AB.
D. Nằm trong (S), hướng về phía AB.
-
Câu 18:
Dòng điện không đổi 5,0 A chạy qua đoạn dây kim loại. Số electron tự do đi qua tiết diện dây trong 4,0 phút là:
A. 7,5.1021
B. 7,2.1020.
C. 1,5.1023
D. 3,5.1021
-
Câu 19:
Hai điện tích điểm cùng dấu q1 = q2 = q, đặt tại A và B cách nhau một khoảng 2a. Xét điểm M trên trung trực cuả AB,cách đường thẳng AB một khoảng x. Cường độ điện trường tại M đạt cực đại khi:
A. x = 0
B. x = a
C. \(x = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
D. \(x = a\sqrt 2 \)
-
Câu 20:
Một vòng kim loại bán kính R, khối lượng m phân bố đều. Mômen quán tính đối với trục quay chứa đường tiếp tuyến của vòng dây là:
A. mR2
B. \(\frac{5}{4}m{R^2}\)
C. \(\frac{1}{4}m{R^2}\)
D. \(\frac{3}{2}m{R^2}\)
-
Câu 21:
Mạch điện hình 6.7. Biết E1 = 12V; E2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; RA = 0; R1 = 2Ω; R2 = 5Ω. Tính cường độ dòng điện qua R2.
A. 1A
B. 4A
C. 5A
D. 2/3A
-
Câu 22:
Hành khách ngồi trên xe buýt đang chuyển động thẳng đều, bỗng dưng bỉ ngả sang bên phải. Điều này chứng tỏ xe buýt:
A. tăng tốc
B. giảm tốc
C. rẽ trái.
D. rẽ phải.
-
Câu 23:
Khẩu pháo có khối lượng M = 450 kg, nhả đạn theo phương ngang. Đạn có khối lượng m = 5kg, rời nòng với vận tốc v = 450 m/s. Sau khi bắn, súng giật lùi một đoạn 45 cm. Tính lực cản trung bình của mặt đường tác dụng lên khẩu pháo.
A. 50000 N
B. 10000 N
C. 12000 N
D. 12500 N
-
Câu 24:
Chất điểm chuyển động có đồ thị như hình 1.2. Tại thời điểm t = 2s, chất điểm đang:
A. chuyển động đều
B. chuyển động nhanh dần
C. chuyển động chậm dần
D. đứng yên.
-
Câu 25:
Trong không gian có điện trường thì vectơ cương độ điện trường luôn:
A. hướng theo chiều tăng thế.
B. hướng theo chiều giảm thế.
C. vuông góc với đường sức của điện trường.
D. tiếp xúc với đường sức của điện trường và hướng theo chiều giảm thế.