523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Biết độ cứng của lò xo là k = 100N/m, khối lượng của vật là m = 500g. Tính lực đàn hồi của lò xo khi vật ở dưới vị trí cân bằng 3cm.
A. 3N
B. 5N
C. 8N
D. 2N
-
Câu 2:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Biết độ cứng của lò xo là k = 100N/m, khối lượng của vật là m = 500g. Tính lực đàn hồi của lò xo khi vật ở trên vị trí cân bằng 3cm.
A. 3N
B. 5N
C. 8N
D. 2N
-
Câu 3:
Lực hấp dẫn có đặc điểm:
A. Là lực hút giữa hai vật bất kì.
B. Tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
C. Phụ thuộc vào môi trường chứa các vật.
D. A, B, C đều là đặc điểm của lực hấp dẫn
-
Câu 4:
Trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
A. Là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên một vật, có tính đến ảnh hưởng của chuyển động tự quay của Trái Đất.
B. Phụ thuộc vào vĩ độ địa lí.
C. Có biểu thức \(\overrightarrow P = m\overrightarrow g\), với m là khối lượng của vật và g là gia tốc trọng trường.
D. A, B, C đều là các đặc điểm của trong lực.
-
Câu 5:
Khi nói về gia tốc rơi tự do, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có giá trị tăng dần khi đi về phía hai cực của Trái Đất.
B. Có giá trị giảm dần khi lên cao.
C. Có giá trị tăng dần khi xuống sâu trong lòng đất.
D. Là gia tốc rơi của tất cả mọi vật, khi bỏ qua sức cản không khí.
-
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ?
A. Vật đứng yên trên mặt đường, không có xu hướng chuyển động.
B. Vật đứng yên trên mặt đường, nhưng có xu hướng chuyển động
C. Vật chuyển động đều trên mặt đường.
D. Cả ba trường hợp trên đều xuất hiện lực ma sát nghỉ.
-
Câu 7:
Đặc điểm nào sau đây không phải của lực ma sát trượt?
A. Xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác.
B. Luôn ngược chiều với chiều chuyển động.
C. Tỉ lệ với áp lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Luôn cân bằng với thành phần tiếp tuyến với mặt tiếp xúc của ngoại lực.
-
Câu 8:
Vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F\) như hình 2.28. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ; g là gia tốc rơi tự do. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính lực ma sát tác dụng lên vật?
A. \({F_{ms}} = \mu mg\)
B. \({F_{ms}} = F\cos \alpha\)
C. \({F_{ms}} = \mu (mg - F\sin \alpha )\)
D. \({F_{ms}} = \mu (mg + F\sin \alpha )\)
-
Câu 9:
Vật có khối lượng m trượt đều trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F\) như hình 2.28. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ; g là gia tốc rơi tự do. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính lực ma sát tác dụng lên vật?
A. \({F_{ms}} = \mu mg\)
B. \({F_{ms}} = cos \alpha \)
C. \({F_{ms}} = F\)
D. \({F_{ms}} = \mu (mg + F\sin \alpha )\)
-
Câu 10:
Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 30o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực ma sát tác dụng lên vật.
A. 4,33N
B. 3,92N
C. 3,50N
D. 2,50N
-
Câu 11:
Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 60o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực ma sát tác dụng lên vật.
A. 3,1 N
B. 4,3 N
C. 2,5 N
D. 3,9 N
-
Câu 12:
Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 45o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Vật m sẽ:
A. Chuyển động đều.
B. Chuyển động chậm dần.
C. Đứng yên
D. Chuyển động nhanh dần.
-
Câu 13:
Theo định luật III Newton, lực và phản lực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng bản chất
B. Cùng tồn tại và cùng mất đi đồng thời
C. Cùng điểm đặt
D. Cùng phương nhưng ngược chiều
-
Câu 14:
Gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g0, bán kính Trái Đất là R. Gia tốc rơi tự do tại độ cao h so với mặt đất có biể thức:
A. \({g_h} = {g_0}\frac{R}{{R + h}}\)
B. \({g_h} = {g_0}{\left( {\frac{R}{{R + h}}} \right)^2}\)
C. \({g_h} = {g_0}\frac{{{R^2}}}{{{R^2} + {h^2}}}\)
D. \({g_h} = {g_0}\frac{{R + h}}{R}\)
-
Câu 15:
Vật khối lượng m, trượt trên mặt phẳng nghiêng (có góc nghiêng α so với phương ngang) dưới tác dụng của trọng lực. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng là µ. Lực ma sát trượt có biểu thức nào sau đây?
A. Fms = µmg
B. Fms = µmgcosα
C. Fms = µmgsinα
D. Fms = mg(sinα + µ cosα)
-
Câu 16:
Một chất điểm khối lượng m = 200g chuyển động chậm dần với vận tốc biến đổi theo qui luật v = 30 – 0,4t2 (SI). Tính lực hãm tác dụng vào chất điểm lúc t = 5 giây.
A. 8 N
B. 0,8 N
C. 4 N
D. 0,4 N
-
Câu 17:
Hình 2.32 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Tính định lực căng lớn nhất của dây cáp treo thang máy trong quá trình thang máy chuyển động không tải. Lấy g = 10 m/s2
A. 4000N
B. 2500N
C. 3000N
D. 5000N
-
Câu 18:
Hình 2.32 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Tính định lực căng nhỏ nhất của dây cáp treo thang máy trong quá trình thang máy chuyển động không tải.
A. 4000N
B. 2500N
C. 3000N
D. 5000N
-
Câu 19:
Hình 2.32 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Nếu lực căng dây được phép là 10000N thì trọng tải của thang máy là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
A. 500kg
B. 1000kg
C. 600kg
D. 400 kg
-
Câu 20:
Một xe tải A khối lượng 3 tấn, kéo một xe tải B khối lượng 2 tấn bằng một dây nhẹ. Hệ số ma sát giữa các bánh xe với mặt đường là 0,1. Tính lực phát động của xe A để chúng chuyển động đều trên đường ngang.
A. 5000 N
B. 3000 N
C. 2000 N
D. 0 N
-
Câu 21:
Một xe tải A khối lượng 3 tấn, kéo một xe tải B khối lượng 2 tấn bằng một dây nhẹ. Hệ số ma sát giữa các bánh xe với mặt đường là 0,1. Tính lực căng dây do xe A kéo xe B, biết chúng chuyển động thẳng đều trên đường ngang.
A. 5000 N
B. 3000 N
C. 2000 N
D. 0 N
-
Câu 22:
Một ôtô khối lượng 1 tấn, chuyển động đều với vận tốc 72 km/h, lên một cái cầu vồng có bán kính cong 100 m. Tính áp lực của xe lên cầu tại đỉnh cầu.
A. 6000N
B. 5000N
C. 4200N
D. 10000N
-
Câu 23:
Vật khối lượng m, chuyển động trên mặt phẳng nghiêng (có góc nghiêng α so với phương ngang) dưới tác dụng của trọng lực. Tính phản lực pháp tuyến của mặt nghiêng tác dụng lên vật là:
A. N = mg
B. N = mgcosα
C. N = mgsinα
D. N = mg(sinα + cosα)
-
Câu 24:
Vật khối lượng m, đứng yên trên mặt phẳng nghiêng, nghiêng một góc α so với phương ngang. Tính phản lực liên kết R do mặt nghiêng tác dụng lên vật.
A. R = mg
B. R = mg.sinα
C. R = mg.cosα
D. R = mg.tgα
-
Câu 25:
Một ôtô chuyển động thẳng đều lên dốc nghiêng một góc α so với phương ngang. Kí hiệu m là khối lượng ôtô, g là gia tốc trọng trường và µ là hệ số ma sát giữa ôtô và mặt đường thì lực phát động của ôtô là:
A. F = mg (sinα + µcosα)
B. F = mg(sinα - µcosα)
C. F > mg(sinα + µcosα)
D. F < mg(sinα - µcosα)