523 câu trắc nghiệm môn Vật lý đại cương
500+ Trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Vật lý đại cương dễ dàng hơn. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, cơ học chất lỏng, chuyển động dao động, sóng và sóng âm, nhiệt động lực học, thuyết động học chất khí,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một ôtô dự định chuyển động từ A đến B với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được 1/3 đoạn đường, xe bị chết máy. Tài xế phải dừng 30 phút để sửa xe, sau đó đi tiếp với vận tốc 40km/h và đến B đúng giờ qui định. Tính thời gian dự định chuyển động ban đầu của ôtô.
A. 2 giờ
B. 3 giờ
C. 2,5 giờ
D. 3,5 giờ
-
Câu 2:
Một ôtô dự định chuyển động từ A đến B với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được 1/3 đoạn đường, xe bị chết máy. Tài xế phải dừng 30 phút để sửa xe, sau đó đi tiếp với vận tốc 40km/h và đến B đúng giờ qui định. Tính quãng đường AB.
A. 60 km
B. 80 km
C. 90 km
D. 100 km
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây chỉ tốc độ tức thời?
A. Ôtô chuyển động từ A đến B với tốc độ 40km/h
B. Vận động viên chạm đích với tốc độ 10m/s
C. Xe máy chuyển động với tốc độ 30km/h trong thời gian 2 giờ thì đến TPHCM.
D. Tốc độ của người đi bộ là 5 km/h.
-
Câu 4:
Chọn phát biểu đúng nhất:
A. Tốc độ của chất điểm có giá trị bằng quãng đường nó đi được trong một đơn vị thời gian.
B. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động tại từng điểm trên qũi đạo là tốc độ tức thời.
C. Vectơ vận tốc là đại lượng đặc trưng cho phương, chiều và sự nhanh chậm của chuyển động.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 5:
Vectơ gia tốc \(\overrightarrow a\) của chất điểm chuyển động trên qũi đạo cong thì:
A. vuông góc với vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\).
B. hướng vào bề lõm của quĩ đạo.
C. cùng phương với \(\overrightarrow v\)
D. hướng ra ngoài bề lõm của quĩ đạo
-
Câu 6:
Một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B với tốc độ v1 = 30km/h; rồi ngược dòng từ B về A với tốc độ v2 = 20km/h. Tính tốc độ trung bình trên lộ trình đi – về của canô.
A. 25 km/h
B. 26 km/h
C. 24 km/h
D. 0 km/h
-
Câu 7:
Gia tốc của chất điểm đặc trưng cho:
A. sự nhanh chậm của chuyển động
B. hình dạng qũi đạo.
C. tính chất của chuyển động.
D. sự thay đổi của vận tốc.
-
Câu 8:
Gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho:
A. sự thay đổi về phương của vận tốc.
B. sự thay đổi về độ lớn của vận tốc.
C. sự nhanh, chậm của chuyển động.
D. sự thay đổi của tiếp tuyến quĩ đạo.
-
Câu 9:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và gia tốc \(\overrightarrow a\) của chất điểm luôn vuông góc với nhau thì chuyển động có tính chất:
A. thẳng
B. tròn
C. tròn đều.
D. đều.
-
Câu 10:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và gia tốc \(\overrightarrow a\)của chất điểm luôn tạo với nhau một góc nhọn thì chuyển động có tính chất:
A. nhanh dần
B. chậm dần.
C. nhanh dần đều.
D. đều
-
Câu 11:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc \(\overrightarrow v\) và gia tốc \(\overrightarrow a\) của chất điểm luôn tạo với nhau một góc nhọn thì chuyển động có tính chất:
A. nhanh dần.
B. chậm dần.
C. đều.
D. tròn đều.
-
Câu 12:
Từ một đỉnh tháp ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu là vo. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm biểu thức tính gia tốc pháp tuyến an của vật trên quỹ đạo ở thời điểm t (gia tốc rơi tự do là g)?
A. an = 0
B. an = g
C. \({a_n} = \frac{{{g^2}t}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
D. \({a_n} = \frac{{g{v_0}}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
-
Câu 13:
Từ một đỉnh tháp ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu là vo. Bỏ qua sức cản không khí. Tìm biểu thức tính gia tốc tiếp tuyến at của vật trên quỹ đạo ở thời điểm t (gia tốc rơi tự do là g)?
A. at = 0
B. \({a_t} = \frac{{gt + {v_0}}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
C. \({a_t} = \frac{{{g^2}t}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
D. \({a_t} = \frac{{g{v_0}}}{{\sqrt {{g^2}{t^2} + v_0^2} }}\)
-
Câu 14:
Một ôtô chuyển động từ A, qua các điểm B, C rồi đến D. Đoạn AB dài 50km, đường khó đi nên xe chạy với tốc độ 20km/h. Đoạn BC xe chạy với tốc độ 80 km/h, sau 3h30’ thì tới C. Tại C xe nghỉ 50 phút rồi đi tiếp đến D với vận tốc 30km/h. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường từ A đến D, biết CD = 3AB.
A. 33,3km/h
B. 41,7km/h
C. 31,1km/h
D. 43,6km/h
-
Câu 15:
Chất điểm chuyển động thẳng với độ lớn của vận tốc biến đổi theo qui luật: v = v0 – kt2 (SI), trong đó v0 và k là những hằng số dương. Xác định quãng đường chất điểm đã đi kể từ lúc t = 0 cho đến khi dừng.
A. \(s = {v_0}\sqrt {\frac{{{v_0}}}{k}}\)
B. \(s = \frac{{2{v_0}}}{3}\sqrt {\frac{{{v_0}}}{k}}\)
C. \(s = \frac{{{v_0}}}{3}\sqrt {\frac{{{v_0}}}{k}}\)
D. \(s = \frac{{4{v_0}}}{3}\sqrt {\frac{{{v_0}}}{k}}\)
-
Câu 16:
Chất điểm chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi theo qui luật: v = v0 – kt2 (SI), với v0 và k là những hằng số dương. Tính tốc độ trung bình của chất điểm trong thời gian từ lúc t = 0 cho đến khi dừng.
A. \({v_{tb}} = {v_0}\)
B. \({v_{tb}} = \frac{{{v_0}}}{3}\)
C. \({v_{tb}} = \frac{{2{v_0}}}{3}\)
D. \({v_{tb}} = \frac{{{v_0}}}{2}\)
-
Câu 17:
Một ôtô đang chuyển động thẳng thì gặp một chướng ngại vật. Tài xế hãm xe, kể từ đó vận tốc của xe giảm dần theo qui luật: \(v = 20 - \frac{4}{{45}}{t^2}\) (m/s). Tính quãng đường ôtô đã đi kể từ lúc t = 0 đến khi dừng.
A. 100 m
B. 150 m
C. 200 m
D. 50m
-
Câu 18:
Một ôtô đang chuyển động thẳng thì gặp một chướng ngại vật. Tài xế hãm xe, kể từ đó vận tốc của xe giảm dần theo qui luật: \(v = 20 - \frac{4}{{45}}{t^2}\) (m/s). Tính vận tốc trung bình trên đoạn đường xe đã đi kể từ lúc bắt đầu hãm đến khi dừng.
A. 13,3 m/s
B. 15m/s
C. 17,3 m/s
D. 20m/s
-
Câu 19:
Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất với vận tốc đầu nòng là 800m/s theo phương hợp với mặt phẳng ngang một góc 30o. Xác định tầm xa mà viên đạn đạt được. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2.
A. 46000 m
B. 55400 m
C. 60000 m
D. 65000 m
-
Câu 20:
Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất với vận tốc đầu nòng là 800m/s theo phương hợp với mặt phẳng ngang một góc 30o. Xác định độ cao cực đại mà viên đạn đạt được. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2.
A. 2000m
B. 4000 m
C. 8000 m
D. 16000 m
-
Câu 21:
Chọn phát biểu đúng về chuyển động của viên đạn sau khi ra khỏi nòng súng (bỏ qua sức cản không khí):
A. Tầm xa của đạn sẽ lớn nhất nếu nòng súng nằm ngang.
B. Tầm xa của đạn sẽ lớn nhất nếu nòng súng nghiêng góc 60o so với phương ngang.
C. Nếu mục tiêu (ở mặt đất) nằm trong tầm bắn thì có 2 góc ngắm để trúng đích.
D. Độ cao cực đại mà viên đạn đạt được sẽ lớn nhất khi nòng súng nghiêng một góc 450
-
Câu 22:
Chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 15t\\ y = 5{t^2} \end{array} \right.\) (SI). Tính độ lớn vận tốc của chất điểm lúc t = 2s.
A. 15m/s
B. 20m/s
C. 25m/s
D. 0 m/s
-
Câu 23:
Chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 3{t^2} - \frac{4}{2}{t^3}\\ y = 8t \end{array} \right.\)(SI). Tính độ lớn của gia tốc lúc t = 1s.
A. 1m/s2
B. 2m/s2
C. 0m/s2
D. 4m/s2
-
Câu 24:
Chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} x = 3{t^2} - \frac{4}{2}{t^3}\\ y = 8t \end{array} \right.\) (SI). Gia tốc của chất điểm triệt tiêu vào thời điểm nào?
A. t = 0,75s
B. t = 0,5s
C. t = 0,25s
D. Không có thời điểm nào.
-
Câu 25:
Súng đại bác đặt ngang mặt nước biển, bắn đạn với vận tốc đầu nòng 100m/s. Tính tầm xa cực đại của đạn.
A. 100m
B. 1000m
C. 800m
D. 2000m