Trắc nghiệm Phương trình mặt phẳng Toán Lớp 12
-
Câu 1:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {1;\, – 2;\,4} \right), B\left( {2;\,1;\,2} \right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) vuông góc với đường thẳng AB tại điểm A.
A. (P):x – 3y – 2z – 1 = 0
B. (P):x – 3y – 2z + 1 = 0
C. (P):x + 3y – 2z – 13 = 0
D. (P):x + 3y – 2z + 13 = 0
-
Câu 2:
Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( { – 1;2;1} \right)\). Mặt phẳng qua A vuông góc với trục Ox có phương trình là
A. x + y + z – 3 = 0
B. y – 2 = 0
C. x + 1 = 0
D. x - 1 = 0
-
Câu 3:
Trong không gian Oxyz cho ba điểm A(0;1;1) ; B(1;1;0) ; C(1;0;1) và mặt phẳng \((P): x+y-z-1=0\) . Điểm M thuộc (P) sao cho \(M A=M B=M C\). Thể tích khối chóp M. ABC là
A. \(\frac{1}{4} .\)
B. \(\frac{1}{2} .\)
C. \(\frac{1}{5} .\)
D. \(\frac{1}{6} .\)
-
Câu 4:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho hai điểm A(1;0;0) , B(0;0;1) và mặt phẳng \((P): 2 x-2 y-z+5=0\). Tìm tọa độ điểm C trên trục Oy sao cho mặt phẳng (ABC) hợp với mặt phẳng (P) một góc \(45^{\circ} \) là
A. \(C\left(0 ;-\frac{2+\sqrt{2}}{0} ; 0\right) .\)
B. \(C\left(0 ; \frac{1}{4} ; 0\right) . \)
C. \( C\left(0 ; \frac{2+\sqrt{2}}{2} ; 0\right) .\)
D. \(C\left(0 ;-\frac{1}{4} ; 0\right) .\)
-
Câu 5:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho hai điểm A(3;1;7), B(5;5;1) và mặt phẳng \((P): 2 x-y-z+4=0 . \) . Điểm M thuộc (P) sao cho \(M A=M B=\sqrt{35}\) . Biết M có hoành độ nguyên, ta có OM bằng
A. \(\begin{aligned} &2 \sqrt{2} \end{aligned}\)
B. \(\begin{aligned} &2 \sqrt{3} \end{aligned}\)
C. \(\begin{aligned} &3 \sqrt{2} \end{aligned}\)
D. \(\begin{aligned} &3 \sqrt{3} \end{aligned}\)
-
Câu 6:
Trong không gian Oxyz , cho tam giác ABC với \(A(1 ; 0 ; 0), B(0 ; 0 ; 1) \text { và } C(2 ; 1 ; 1) \text { . Gọi } I(a ; b ; c)\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Khi đó \(a+2 b+c \) bằng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho A(2;0;0), M (1;1;1). Mặt phẳng (P) thay đổi qua AM cắt các tia Oy , Oz lần lượt tại B , C . Khi mặt phẳng (P) thay đổi thì diện tích tam giác ABC đạt giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
A. \(2 \sqrt{6}\)
B. \(4 \sqrt{6}\)
C. \(6\sqrt{6}\)
D. \(8 \sqrt{6}\)
-
Câu 8:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , mặt cầu (S) qua bốn điểm A(3;3;0) , B(3;0;3) ,
C(0;3;3) , D(3;3;3). Phương trình mặt cầu (S ) làA. \(\left(x-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(y-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(z-\frac{3}{2}\right)^{2}=\frac{3 \sqrt{3}}{2}\)
B. \(\left(x-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(y+\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(z-\frac{3}{2}\right)^{2}=\frac{27}{4}\)
C. \(\left(x-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(y-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(z+\frac{3}{2}\right)^{2}=\frac{27}{4}\)
D. \(\left(x-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(y-\frac{3}{2}\right)^{2}+\left(z-\frac{3}{2}\right)^{2}=\frac{27}{4}\)
-
Câu 9:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng \((P): 2 x-3 y+z+3=0\). Gọi M , N lần lượt là giao điểm của mặt phẳng (P) với các trục Ox , Oz . Tính diện tích tam giác OMN
A. \(\frac{9}{2} .\)
B. \(\frac{9}{4} .\)
C. \(1\)
D. 2
-
Câu 10:
Trong không gian Oxyz , cho mặt phẳng \((P): x-y+2=0\) và hai điểm A(1;2;3) , B(1;0;1). Điểm \(C(a ; b ;-2) \in(P)\) sao cho tam giác ABC có diện tích nhỏ nhất. Tính a+b
A. 0
B. -1
C. -3
D. 2
-
Câu 11:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng đi qua điểm \(A\left( {2;\; – 3;\; – 2} \right)\) và có một vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {2; – 5;1} \right)\) có phương trình là
A. 2x – 5y + z – 17 = 0
B. 2x – 5y + z + 17 = 0
C. 2x – 5y + z – 12 = 0
D. 2x – 3y – 2z – 18 = 0
-
Câu 12:
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng đi qua \(M\left( {1;2;3} \right)\) và song song với mặt phẳng x – 2y + 3z – 1 = 0 có phương trình là:
A. x – 2y + 3z + 6 = 0
B. x – 2y + 3z – 6 = 0
C. x + 2y – 3z – 6 = 0
D. x + 2y – 3z + 6 = 0
-
Câu 13:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):2x – 2z + z + 2017 = 0\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\)?
A. \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1; – 1;4} \right)\)
B. \(\overrightarrow {{n_4}} = \left( {1; – 2;2} \right)\)
C. \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {2;2;1} \right)\)
D. \(\overrightarrow {{n_3}} = \left( { – 2;2; – 1} \right)\)
-
Câu 14:
Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right): z – 2x + 3 = 0\). Một vectơ pháp tuyến của \(\left( P \right)\) là:
A. \(\vec u = \left( {0;{\mkern 1mu} 1;{\mkern 1mu} – 2} \right)\)
B. \(\vec v = \left( {1;{\mkern 1mu} – 2;{\mkern 1mu} 3} \right)\)
C. \(\vec n = \left( {2;{\mkern 1mu} 0;{\mkern 1mu} – 1} \right)\)
D. \(\vec w = \left( {1;{\mkern 1mu} – 2;{\mkern 1mu} 0} \right)\)
-
Câu 15:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x – y – 3z + 2 = 0\). Tìm một véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) của \(\left( P \right)\).
A. \(\overrightarrow n = \left( { – 4;\;2;\;6} \right)\)
B. \(\overrightarrow n = \left( {2;\; – 1;\;3} \right)\)
C. \(\overrightarrow n = \left( { – 2;\;1;\; – 3} \right)\)
D. \(\overrightarrow n = \left( {2;\;1;\; – 3} \right)\)
-
Câu 16:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình 2x + y – 3z + 1 = 0. Tìm một véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) của \(\left( P \right)\).
A. \(\overrightarrow n = \left( { – 4;2;6} \right)\)
B. \(\overrightarrow n = \left( { – 6; – 3;9} \right)\)
C. \(\overrightarrow n = \left( {6; – 3; – 9} \right)\)
D. \(\overrightarrow n = \left( {2;1;3} \right)\)
-
Câu 17:
Cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x – 3y – 4z + 1 = 0\). Khi đó, một véctơ pháp tuyến của \(\left( \alpha \right)\)?
A. \(\overrightarrow n = \left( { – 2;3;1} \right)\)
B. \(\overrightarrow n = \left( {2;3; – 4} \right)\)
C. \(\overrightarrow n = \left( {2; – 3;4} \right)\)
D. \(\overrightarrow n = \left( { – 2;3;4} \right)\)
-
Câu 18:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình 3x + 2y – 3 = 0. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. \(\overrightarrow n = \left( {6;\,\,4;\,\,0} \right)\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right).\)
B. \(\overrightarrow n = \left( {6;\,\,4; – 6} \right)\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right).\)
C. \(\overrightarrow n = \left( {3;\,\,2; – 3} \right)\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right).\)
D. \(\overrightarrow n = \left( {3;\,\,2;\,\,3} \right)\) là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right).\)
-
Câu 19:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, phương trình nào được cho dưới đây là phương trình mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\)?
A. x = y + z
B. y – z = 0
C. y + z = 0
D. x = 0
-
Câu 20:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vectơ \(\overrightarrow n \left( {0;\,1;\,1} \right)\). Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng được cho bởi các phương trình dưới đây nhận vectơ \(\overrightarrow n \) làm vectơ pháp tuyến?
A. x = 0
B. y + z = 0
C. z = 0
D. x + y = 0
-
Câu 21:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, vectơ nào sau đây không phải là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right):x + 3y – 5z + 2 = 0\).
A. \(\overrightarrow n = \left( { – 3;{\rm{ }} – 9{\rm{; 15}}} \right)\)
B. \(\overrightarrow n = \left( { – 1; – 3{\rm{; 5}}} \right)\)
C. \(\overrightarrow n = \left( {2;{\rm{ 6; }} – {\rm{10}}} \right)\)
D. \(\overrightarrow n = \left( { – 2;{\rm{ }} – {\rm{6; }} – {\rm{10}}} \right)\)
-
Câu 22:
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng song song với mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\)?
A. y – 2 = 0
B. x – 2 = 0
C. y – z = 0
D. x – y = 0
-
Câu 23:
Trong không gian Oxyz cho mặt phẳng \(\left( {\;P} \right)\) có phương trình 3x – y + z – 1 = 0. Trong các điểm sau đây điểm nào thuộc \(\left( {\;P} \right)\).
A. \(B\left( {1; – 2;4} \right)\)
B. \(A\left( {1; – 2; – 4} \right)\)
C. \(C\left( {1;2; – 4} \right)\)
D. \(D\left( { – 1; – 2; – 4} \right)\)
-
Câu 24:
Trong không gian Oxyz, điểm \(M\left( {3;4; – 2} \right)\) thuộc mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau?
A. \(\left( R \right):x + y – 7 = 0\)
B. \(\left( S \right):x + y + z + 5 = 0\)
C. \(\left( Q \right):x – 1 = 0\)
D. \(\left( P \right):z – 2 = 0\)
-
Câu 25:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, đường thẳng \(\Delta :\frac{x}{1} = \frac{y}{1} = \frac{z}{2}\) vuông góc với mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau?
A. \(\left( P \right):x + y + z = 0\)
B. \(\left( \alpha \right):x + y + 2z = 0\)
C. \(\left( \beta \right):x + y – z = 0\)
D. \(\left( Q \right):x + y – 2z = 0\)
-
Câu 26:
Trong không gian Oxyz, mặt phẳng chứa trục Oz và vuông góc với mặt phẳng \(\left( \alpha \right):\,x – y + 2z – 1 = 0\) có phương trình là
A. x + y = 0
B. x + 2y = 0
C. x – y = 0
D. x + y – 1 = 0
-
Câu 27:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {1;5; – 2} \right), B\left( {3;1;2} \right)\). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB.
A. 2x + 3y + 4 = 0
B. x – 2y + 2x = 0
C. x – 2y + 2z + 8 = 0
D. x – 2y + 2z + 4 = 0
-
Câu 28:
Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) phương trình nào được cho dưới đây là phương trình mặt phẳng \(\left( {Oyz} \right)\)?
A. x = y + z
B. y – z = 0
C. y + z = 0
D. x = 0
-
Câu 29:
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x – 3z + 4 = 0\). Vectơ nào dưới đây có giá vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) ?
A. \({\vec n_3} = \left( {2;\, – 3;\,4} \right)\)
B. \({\vec n_1} = \left( {2;\,0;\, – 3} \right)\)
C. \({\vec n_2} = \left( {3;\,0;\,2} \right)\)
D. \({\vec n_4} = \left( {2;\, – 3;\,0} \right)\)
-
Câu 30:
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):3x + 2y – 4z + 1 = 0\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\)?
A. \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {3;\,2;\,4} \right)\)
B. \(\overrightarrow {{n_3}} = \left( {2;\, – 4;\,1} \right)\)
C. \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {3;\, – 4;\,1} \right)\)
D. \(\overrightarrow {{n_4}} = \left( {3;\,2;\, – 4} \right)\)
-
Câu 31:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho điểm M (1;2;1) và mặt phẳng \((P): x-3 y+z-1=0\) Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) bằng
A. \(\frac{5 \sqrt{11}}{11}\)
B. \(\frac{2 \sqrt{3}}{3}\)
C. 7
D. \(\frac{ \sqrt{3}}{3}\)
-
Câu 32:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho điểm \(E(1 ; 1 ;-1)\). Gọi A, B và C lần lượt là hình chiếu của E trên các trục tọa độ Ox, Oy, Oz. Điểm nào sau đây thuộc mặt phẳng (ABC) ?
A. \(M(2 ; 1 ;-1)\)
B. \(Q(1 ; 1 ; 1)\)
C. \(N(2 ; 1 ; 1)\)
D. \(P(1 ;-1 ; 1)\)
-
Câu 33:
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz , cho mặt phẳng \((P): 2 x+3 y+z+1=0\) và điểm \(A(1 ; 2 ; 0)\) . Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P) bằng
A. \(\frac{9}{\sqrt{14}}\)
B. \(\frac{3}{\sqrt{14}}\)
C. \(\sqrt{14}\)
D. \(3\sqrt{14}\)
-
Câu 34:
Trong không gian Oxyz , mặt phẳng nào sau đây nhận vectơ \(\vec{n}=(1 ; -2 ; 3)\) làm vectơ pháp tuyến.
A. \(\begin{aligned} &2 x+4 y+6 z+1=0 . \end{aligned}\)
B. \( x-2 y+3 z+1=0 \text { . }\)
C. \(x+2 y-3 z-1=0 \text { . }\)
D. \( 2 x-4 z+6=0\)
-
Câu 35:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , cho mặt phẳng (P) đi qua điểm M (0;0;1) và pháp tuyến \(\vec{n}=(0 ; 1 ;-2)\). Viết phương trình mặt phẳng (P)?
A. \(x-y+2 z-2=0\)
B. \(y-2 z+1=0\)
C. \(y-2 z+2=0\)
D. \(y+2 z-2=0\)
-
Câu 36:
Trong không gian Oxyz , hình chiếu vuông góc của điểm A(1; 2;3) trên mặt phẳng (Oxz ) là
A. \(N(1 ; 0 ; 3) .\)
B. \(P(1 ; 0 ; 0) . \)
C. \(Q(0 ; 2 ; 0) . \)
D. \(M(0 ; 2 ; 3) \text { . }\)
-
Câu 37:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho mặt phẳng ( P) có phương trình \(-2 x+3 y-5 z+5=0.\) Mặt phẳng (P ) có một véc tơ pháp tuyến là
A. \(\vec{n}=(-2 ;-3 ; 5).\)
B. \( \vec{n}=(-2 ; 3 ; 5).\)
C. \(\vec{n}=(2 ; 3 ; 5).\)
D. \(\vec{n}=(2 ;-3 ; 5).\)
-
Câu 38:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , các mặt phẳng có phương trình sau đây, mặt phẳng nào song song với trục tung.
A. \(\begin{array}{llll} x-2 z-1=0 \end{array}\)
B. \( y-2=0 . \)
C. \(x+2 y+z=0 .\)
D. \( x+z=0 .\)
-
Câu 39:
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \((P): 4 x+6 y+2=0\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) ?
A. \(\vec{n}=(-2 ;-3 ; 1) \)
B. \(\vec{n}=(-2 ;-3 ; 0) . \)
C. \(\vec{n}=(2 ; 3 ; 1) .\)
D. \(\vec{n}=(2 ; 3 ; 2)\)
-
Câu 40:
Trong không gian Oxyz , phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A(2 ; 0 ; 0), B(0 ; 3 ; 0), C(0 ; 0 ;-1)\) là
A. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{3}+\frac{z}{1}=-1 .\)
B. \(2x+3y-z=1\)
C. \(-2x+3y-z=1\)
D. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{3}+\frac{z}{-1}=1 .\)
-
Câu 41:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , cho ba điểm \(A(2 ; 0 ; 0), B(0 ;-3 ; 0), C(0 ; 0 ; 1)\). Một vecto pháp tuyến của mặt phẳng (ABC) là:
A. \(\vec{n}=(3 ;-2 ; 6)\)
B. \(\vec{n}=(1;-2 ; 3)\)
C. \(\vec{n}=(-1 ;-1 ; 1)\)
D. \(\vec{n}=(-2 ;3 ; 5)\)
-
Câu 42:
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz , góc giữa mặt phẳng \((\alpha): \sqrt{2} x+y+z-5=0 \text { và }\) và mặt phẳng (Oxy) là?
A. \(90^{\circ} .\)
B. \(30^{\circ} .\)
C. \(60^{\circ} .\)
D. \(45^{\circ} .\)
-
Câu 43:
Trong không gian Oxyz , khoảng cách từ điểm M(1;2;3) đến mặt phẳng \((P): 2 x-2 y+z-5=0 \) bằng
A. \(\frac{4}{3}\)
B. \(\frac{2}{3}\)
C. \(\frac{\sqrt2}{3}\)
D. 1
-
Câu 44:
Trong không gian Oxyz , điểm A(1, 2,3) thuộc mặt phẳng có phương trình nào dưới đây?
A. \(x-2 y+z=0 .\)
B. \(x+2 y+3 z=0 .\)
C. \( x-2 y+3 z=0 .\)
D. \(x+2 y+3 z=1 .\)
-
Câu 45:
Trong không gian Oxyz , cho ba điểm \(A(-2 ; 0 ; 0), B(0 ; 3 ; 0)\) và \(C(0 ; 0 ; 4)\). Mặt phẳng (ABC) có phương trình là
A. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{-3}+\frac{z}{4}=1\)
B. \(-2x+3y+4z=0\)
C. \(\frac{x}{2}+\frac{y}{3}+\frac{z}{-4}=1\)
D. \(\frac{x}{-2}+\frac{y}{3}+\frac{z}{4}=1\)
-
Câu 46:
Trong không gianOxyz , cho mặt phẳng \((\alpha): 2 x+3 z-1=0 \text { . }\)Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của \((\alpha)\) ?
A. \(\vec{n}=(2 ; 3 ;-1)\)
B. \(\vec{n}=(2 ; 3 ; 0)\)
C. \(\vec{n}=(-2 ; 0 ;-3)\)
D. \(\vec{n}=(2 ; 0 ;-3)\)
-
Câu 47:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz ; cho điểm A(1;3;-2) và \((P): 2 x+y-2 z-3=0 .\) Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (P) bằng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. \(\frac{1}{2}\)
-
Câu 48:
Trong không gian Oxyz , cho mặt phẳng \((P): 2 x+y-z+3=0\). Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của (P) ?
A. \(\vec{n}_{2}(2 ; 1 ;-1) \text { . }\)
B. \(\vec{n}_{1}(3 ; -1 ;-1) \text { . }\)
C. \(\vec{n}_{3}(1 ; 1 ;-1) \text { . }\)
D. \(\vec{n}_{4}(2 ; 0 ;-1) \text { . }\)
-
Câu 49:
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz , cho mặt cầu \((S): x^{2}+y^{2}+z^{2}-2 x+4 y-2 z-3=0\) . Hỏi trong các mặt phẳng sau, đâu là mặt phẳng không có điểm chung với mặt cầu (S)?
A. \(\begin{array}{ll} \left(\alpha_{1}\right): x-2 y+2 z-3=0 . \end{array}\)
B. \(\left(\alpha_{2}\right): 2 x+2 y-z+10=0 \)
C. \(\left(\alpha_{3}\right): x-2 y+2 z-1=0 .\)
D. \(\left(\alpha_{4}\right): 2 x-y+2 z+4=0\)
-
Câu 50:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz , mặt phẳng \((P): 2 x+3 y+4 z-12=0\) cắt trục Oy tại điểm có tọa độ là
A. (0 ; 4 ; 0)
B. (0 ; 5 ; 0)
C. (0 ; 6 ; 0)
D. (0 ; 7 ; 0)