Trắc nghiệm Mẫu nguyên tử Bo Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Chọn ý sai. Sự hấp thụ ánh sáng
A. Là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của dòng ánh sáng truyền qua nó
B. Không xảy ra khi chùm sáng truyền trong môi trường chân không
C. Xảy ra sẽ làm một chùm sáng bị hấp thụ biến thành nội năng của môi trường
D. Xảy ra như nhau với mọi ánh sáng có bước sóng khác nhau khi chùm sáng qua một môi trường
-
Câu 2:
Đặc trưng của phổ vạch Rơnghen phục thuộc vào
A. khối lượng số của nguyên tố được dùng để tạo ra dương cực ( anôt) của đền ( hay ống) Rơnghen.
B. nguyên tử số của nguyên tố được dùng để tạo ra dương cực của đèn Rơnghen.
C. hiệu điện thế đưa vào dèn Rơnghen.
D. khối lượng riêng của dương cực đèn Rơnghen.
-
Câu 3:
Theo mẫu nguyên tử Bo ( Bohr), các electron trong nguyên tử có thể chuyển động quanh hạt nhân theo các quỹ đạo tròn
A. với các bán kính r thỏa mãn điều kiện r >r0 , ở đây r0 là bán kính của quỹ đạo gần hạt nhân nhất.
B. với các bán kính thỏa mãn điều kiện: \({r_n} = \frac{{nh}}{{2pmv}}\) trong đó n là số nguyên dương, h là hằng số Planck, m là khối lượng và v là vận tốc của electron.
C. dọc theo đấy chúng thu được những vận tốc lớn hơn vận tốc cực tiều xác đinh, đặc trưng cho từng nguyên tố.
D. dọc theo đấy chúng thu được những năng lượng lớn hơn một năng lượng nhất định, đặc trung cho từng nguyên tố.
-
Câu 4:
Hiện tượng nào dưới đây không thể hiện tính chất hạt của ánh sáng:
A. Hiện tượng phát quang.
B. Hiện tượng quang điện.
C. Hiện tượng tán sắc, tạo thành quang phổ liên tục của ánh sáng trắng.
D. Hiện tượng tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hidro.
-
Câu 5:
Một photon có năng lượng ԑ’ bay qua hai nguyên tử đang ở mức kích thích. Sau đó ngoài photon ԑ’ còn có them hai photon ԑ1 và ԑ2 đi ra. Photon ԑ2 bay ngược hướng với photon ԑ’. Sóng điện từ ứng với photon ԑ1 ngược pha với sóng điện từ ứng với photon ԑ’. Photon nào được phát xạ do cảm ứng
A. Không có photon nào
B. Cả hai photon ԑ1 và ԑ2
C. Photon ԑ1
D. Photon ԑ2
-
Câu 6:
Theo mẫu nguyên tử Bo, phát biểu là nào sau đây là sai khi nói về trạng thái dừng của nguyên tử?
A. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng này sáng trạng thái dừng khác thì luôn hấp thụ photon.
B. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng thái dừng.
C. Khi nguyên tử ở các trạng thái dừng thì không hấp thụ và bức xạ năng lượng.
D. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính xác định.
-
Câu 7:
Trong quang phổ của Hiđro, các vạch trong vùng tử ngoại nằm trong dãy:
A. Laiman
B. Banme
C. Pasen
D. Laiman và Banme
-
Câu 8:
Xét 3 mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử Hiđro. Một lượng bằng hiệu EM-EK bay đến gặp nguyên tử này. Khi đó, nguyên tử sẽ
A. Không hấp thụ photon
B. Hấp thụ photon nhưng không chuyển trạng thái
C. Hấp thụ photon và chuyển từ K lên L rồi lên M
D. Hấp thụ photon và chuyển từ K lên M
-
Câu 9:
Sự phát xạ cảm ứng là
A. Sự phát ra photon bởi một nguyên tử
B. Sự phát ra photon bởi một ngyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số
C. Sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau
D. Sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu hấp thụ thêm một photon có cùng tần số
-
Câu 10:
Hấp thụ ánh sáng là hiện tượng
A. Khi truyền trong chân không, chùm sáng bị hấp thụ
B. Không có sự tương tác giữa ánh sáng với các nguyên tử hay phân tử
C. Cường độ ánh sáng giảm theo hàm bậc nhất khi truyền qua môi trường hấp thụ
D. Môi trường vật chất làm giảm cường độ của chùm sáng truyền qua nó
-
Câu 11:
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0.
B. 4r0.
C. 9r0.
D. 16r0.
-
Câu 12:
Khi nguyên tử Hiđro chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái có năng lượng En thấp hơn, nó có thể phát ra một photon có tần số xác định theo công thức nào sau đây? Biết h là hằng số Plăng , E0 là năng lượng ở trạng thái dừng cơ bản . Chọn đáp án đúng.
A. f = \(\frac{h}{{{E_0}}}\) (n2 – m2).
B. f= \(\frac{h}{{{E_0}}}\;(\frac{1}{{{m^2}}} - \;\frac{1}{{{n^2}}}){\rm{ }}\)
C. f = \(\frac{{{E_0}}}{h}\;(\frac{1}{{{m^2}}} - \;\frac{1}{{{n^2}}})\)
D. f = \(\frac{{{E_0}}}{h}\) (n2 – m2 )
-
Câu 13:
Theo tiên đề của Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từquỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức xác định λ31 là
A. λ31 = \(\frac{{{\lambda _{32}}{\lambda _{21}}}}{{{\lambda _{32}} + {\lambda _{21}}}}.\)
B. λ31 = λ32 - λ21.
C. λ31 =\(\frac{{{\lambda _{32}}{\lambda _{21}}}}{{{\lambda _{21}} - {\lambda _{32}}}}.\)
D. λ31 = λ32 + λ21.
-
Câu 14:
Theo mẫu nguyên tử Bo, một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, êlectron của nguyên tử chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r0 . Khi nguyên tử này hấp thụ một phôtôn có năng lượng thích hợp thì êlectron có thể chuyển lên quỹ đạo dừng có bán kính bằng
A. 11r0.
B. 10r0.
C. 12r0.
D. 9r0.
-
Câu 15:
Trong nguyên tử hiđro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của electron không thể là
A. 12r0.
B. 25r0.
C. 9r0.
D. 16r0.
-
Câu 16:
Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđro, dãy Pa-sen gồm :
A. Các vạch trong miền hồng ngoại.
B. Các vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
C. Các vạch trong miền tử ngoại và một số vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
D. Các vạch trong miền tử ngoại.
-
Câu 17:
Quang phổ phát xạ của Natri chứa vạch màu vàng ứng với bước sóng λ = 0,56 μm . Trong quang phổ vạch hấp thụ của Natri sẽ:
A. Thiếu mọi vạch có bước sóng λ > 0,56 μm
B. Thiếu vạch có bước sóng λ = 0,56 μm
C. Thiếu tất cả các vạch mà bước sóng λ ≠ 0,56 μm
D. Thiếu mọi vạch có bước sóng λ < 0,56 μm
-
Câu 18:
Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.
B. chỉ là trạng thái kích thích.
C. là trạng thái mà các electron trong nguyên tử dừng chuyển động.
D. chỉ là trạng thái cơ bản.
-
Câu 19:
Êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng lớn về quỹ đạo dừng có mức năng lượng nhỏ hơn thì vận tốc của electron tăng lên 4 lần. Êlectron đã chuyển từ quỹ đạo
A. N về K.
B. P về L.
C. O về K.
D. O về L.
-
Câu 20:
Theo mẫu nguyên tử Bo, để nguyên tử hyđrô hấp thụ một phôtôn, thì phôtôn bị hấp thụ phải có năng lượng
A. bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất.
B. bằng năng lượng của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất.
C. bằng hiệu hai mức năng lượng ứng với hai trạng thái dừng.
D. bằng năng lượng của một trong các trạng thái dừng.
-
Câu 21:
Khi electron trong nguyên tử hiđrô bị kích thích lên mức M có thể thu được các bức xạ phát ra
A. chỉ thuộc dẫy Laiman.
B. thuộc cả dãy Laiman và Banme.
C. thuộc cả dãy Laiman và Pasen.
D. chỉ thuộc dãy Banme.
-
Câu 22:
Chọn câu trả lời đúng. Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo M về quĩ đạo L thì
A. nguyên tử phát ra phôtôn có năng lượng ε = EL – EM.
B. nguyên tử phát phôtôn có tần số f = \(\frac{{{E_M} - {E_N}}}{h}\).
C. nguyên tử phát ra một vạch phổ thuộc dãy Balmer.
D. nguyên tử phát ra một vạch phổ có bước sóng ngắn nhất trong dãy Balmer.
-
Câu 23:
Mẫu nguyên tử Bohr khác mẫu nguyên tử Rutherphord ở điểm nào?
A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectrôn.
C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectrôn.
D. Trạng thái có năng lượng ổn định.
-
Câu 24:
Các vạch quang phổ trong dãy Lyman thuộc vùng nào?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
D. Một vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
-
Câu 25:
Các vạch trong dãy Paschen thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng hồng ngoại.
B. Vùng tử ngoại.
C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
D. Vùng ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại.
-
Câu 26:
Người vận dụng thuyết lượng tử để giải thích quang phổ vạch của nguyên tử Hiđro là
A. Einstein.
B. Planck.
C. Bohr.
D. De Broglie.
-
Câu 27:
Trong quang phổ vạch của hidrô, dãy Lyman được hình thành ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo ngoài về
A. quĩ đạo K.
B. quĩ đạo L.
C. quỹ đạo M.
D. quĩ đạo N.
-
Câu 28:
Trong quang phổ hiđrô bức xạ đầu tiên trong dãy Balmer có
A. màu lam.
B. màu chàm.
C. màu tím.
D. màu đỏ
-
Câu 29:
Muốn quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô chỉ phát ra 3 vạch thì phải kích thích nguyên tử hiđrô đến mức năng lượng.
A. M.
B. N.
C. O.
D. P.
-
Câu 30:
Khi electron trong nguyên tử hiđrô ở một trong các mức năng lượng cao M, N, O, … nhảy về mức có năng lượng L, thì nguyên tử hiđrô phát ra các vạch bức xạ thuộc dãy
A. Lyman.
B. Balmer.
C. Paschen.
D. Brackett.
-
Câu 31:
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Cho biết bán kính Bo r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng M của êlectron trong nguyên tử có bán kính
A. 47,7.10-10 m.
B. 4,77.10-10 m.
C. 1,59.10-11 m.
D. 15,9.10-11 m.
-
Câu 32:
Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron trên quỹ đạo M bằng
A. 4.
B. 3.
C. 9.
D. 2.
-
Câu 33:
Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử
A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.
B. chỉ là trạng thái kích thích.
C. là trạng thái màcác êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động.
D. chỉ là trạng thái cơ bản.
-
Câu 34:
Bước sóng của quang phổ vạch quang phổ nguyên tử hiđrô được tính theo công thức \(\frac{1}{\lambda }={{R}_{H}}\left( \frac{1}{{{m}^{2}}}-\frac{1}{{{n}^{2}}} \right);\) với RH = 1,097.107 (m-1). Bước sóng của vạch thứ hai trong dãy Ban-me là
A. \(0,486\text{ }\mu m.\)
B. \(0,518\text{ }\mu m.\)
C. \(0,586\text{ }\mu m.\)
D. \(0,868\text{ }\mu m.\)
-
Câu 35:
Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt điện tử ra khái nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản là 13,6 eV. Cho biết hằng số Planck là \(h=6,{{625.10}^{-34}}\text{ }\left( J.s \right), c={{3.10}^{8}}\text{ }\left( \text{m/s} \right).\) Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy Pa-sen là
A. \({{\lambda }_{P\min }}=0,622\text{ }\mu m.\)
B. \({{\lambda }_{P\min }}=0,822\text{ }\mu m.\)
C. \({{\lambda }_{P\min }}=0,722\text{ }\mu m.\)
D. \({{\lambda }_{P\min }}=0,922\text{ }\mu m.\)
-
Câu 36:
Cho bước sóng của bốn vạch trong dãy Ban-me: \({{\lambda }_{\alpha }}=0,656\text{ }\mu m;{{\lambda }_{\beta }}=0,486\text{ }\mu m;{{\lambda }_{\gamma }}=0,434\text{ }\mu m;{{\lambda }_{\delta }}=0,410\text{ }\mu m.\) Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Pa-sen ở vùng hồng ngoại là
A. \(1,0939\text{ }\mu m.\)
B. \(1,2181\text{ }\mu m.\)
C. \(1,4784\text{ }\mu m.\)
D. \(1,8744\text{ }\mu m.\)
-
Câu 37:
Trong quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô, vạch ứng với bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man là \(0,1216\text{ }\mu m.\) Vạch ứng với sự chuyển của êlectron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng \(0,1028\text{ }\mu m.\) Bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me là
A. \(0,7240\text{ }\mu m.\)
B. \(0,6860\text{ }\mu m.\)
C. \(0,6532\text{ }\mu m.\)
D. \(0,7246\text{ }\mu m.\)
-
Câu 38:
Bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me bằng 0,6500 µm. Bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man bằng 0,1220 µm. Bước sóng dài thứ hai trong dãy Lai-man bằng
A. \(0,1027\text{ }\mu m.\)
B. \(0,1110\text{ }\mu m.\)
C. \(0,0528\text{ }\mu m.\)
D. \(0,1211\text{ }\mu m.\)
-
Câu 39:
Khi nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được rọi bằng ánh sáng đơn sắc và phát ra 6 vạch quang phổ. Năng lượng của phôtôn rọi tới nguyên tử là
A. 0,85 eV.
B. 12,75 eV.
C. 3,4 eV.
D. 1,51 eV.
-
Câu 40:
Năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt êlectron ra khỏi nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản là 13,6 eV. Bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ ở dãy Lai-man bằng
A. \(0,1012\text{ }\mu m.\)
B. \(0,1218\text{ }\mu m.\)
C. \(0,0985\text{ }\mu m.\)
D. \(0,1005\text{ }\mu m.\)
-
Câu 41:
Một êlectron có động năng 12,4 eV đến va chạm với nguyên tử hiđrô đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của êlectron còn lại là
A. 10,2 eV.
B. 2,2 eV.
C. 1,2 eV.
D. 1,9 eV.
-
Câu 42:
Tìm vận tốc của êlectron trong nguyên tử hiđrô khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính r0 = 5,3.10-11m.
A. 2,19.106 m/s.
B. 2,19.107 m/s.
C. 4,38.196 m/s.
D. 2,19.105 m/s.
-
Câu 43:
Khi hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là
A. \(0,103\text{ }\mu m.\)
B. \(0,203\text{ }\mu m.\)
C. \(0,13\text{ }\mu m.\)
D. \(0,23\text{ }\mu m.\)
-
Câu 44:
Trong quang phổ của nguyên tử hiđrô, bước sóng của hai vạch đỏ và lam lần lượt là 0,656 µm và 0,486 µm. Bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pa-sen là
A. 103,9 nm.
B. 1875,4 nm.
C. 1785,6 nm.
D. 79,5 nm.
-
Câu 45:
Cho bán kính quỹ đạo Bohr thứ nhất là 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo Bohr thứ 5 là
A. 1,325 nm.
B. 13,25 nm.
C. 123,5 nm.
D. 1235 nm.
-
Câu 46:
Cho bước sóng của bốn vạch trong dãy Ban-me: \({{\lambda }_{\alpha }}=0,656\text{ }\mu m; {{\lambda }_{\beta }}=0,486\text{ }\mu m; {{\lambda }_{\gamma }}=0,434\text{ }\mu m; {{\lambda }_{\delta }}=0,410\text{ }\mu m.\) Hãy xác định bước sóng của bức xạ ở quang phổ vạch của hiđrô ứng với sự di chuyển của êlectron từ quỹ đạo N về quỹ đạo M.
A. \(1,875\text{ }\mu m.\)
B. \(1,255\text{ }\mu m.\)
C. \(1,545\text{ }\mu m.\)
D. \(0,840\text{ }\mu m.\)
-
Câu 47:
Bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me của quang phổ hiđrô là
A. 0,66 mm.
B. 6,58 nm.
C. 65,8 nm.
D. 658 nm.
-
Câu 48:
Cho ba vạch có bước sóng dài nhất trong ba dãy quang phổ của hiđrô là \({{\lambda }_{1L}}=0,1216\text{ }\mu m\) (Lai-man), \({{\lambda }_{1B}}=0,6563\text{ }\mu m\) (Ban-me) và \({{\lambda }_{1P}}=1,8751\text{ }\mu m\) (Pa-sen). Số vạch khác có thể tìm được bước sóng là
A. hai vạch.
B. ba vạch.
C. bốn vạch.
D. sáu vạch.
-
Câu 49:
Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô bị kích thích lên mức M có thể thu được các bức xạ phát ra
A. chỉ thuộc dãy Lai-man.
B. thuộc cả dãy Lai-man và Ban-me.
C. thuộc cả dãy Lai-man và Pa-sen.
D. chỉ thuộc dãy Ban-me.
-
Câu 50:
Các vạch quang phổ trong dãy Lai-man thuộc vùng nào sau đây?
A. vùng hồng ngoại.
B. vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. vùng tử ngoại.
D. vùng hồng ngoại và vùng ánh sáng nhìn thấy.