420 câu trắc nghiệm Marketing căn bản
Bộ câu trắc nghiệm marketing căn bản với câu hỏi ôn tập trắc nghiệm dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành marketing, kinh doanh, kinh tế quốc tế. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương pháp định giá chỉ dựa vào chi phí có hạn chế lớn nhất là:
A. Doanh nghiệp có thể bị lỗ
B. Không biết chắc là có bán được hết số sản phẩm dự tính ban đầu hay không?
C. Không tính đến mức giá của đối thủ cạnh tranh
D. Tất cả
-
Câu 2:
Trong trường hợp nào sau đây thì doanh nghiệp nên chủ động tăng giá?
A. Năng lực sản xuất dư thừa
B. Cầu quá mức
C. Thị phần đang có xu hướng giảm
D. Nền kinh tế đang suy thoái
-
Câu 3:
Trong kênh Marketing trực tiếp:
A. Người bán buôn và bán lẻ xen vào giữa người sản xuất trực tiếp và người tiêu dùng
B. Phải có người bán buôn
C. Người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 4:
Công ty sữa Mộc Châu đưa sản phẩm của mình cho các của hàng tiêu thụ sản phẩm, sau đó các cửa hàng này bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Công ty sữa Mộc Châu tổ chức hệ thống kênh Marketing:
A. Trực tiếp
B. Một cấp
C. Hai cấp
D. Ba cấp
-
Câu 5:
Định nghĩa nào sau đây đúng với một nhà bán buôn trong kênh phân phối?
A. Là trung gian thực hiện chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp
B. Là trung gian có quyền hành động hợp pháp thay cho nhà sản xuất
C. Là trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác
D. Là trung gian bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
-
Câu 6:
Công ty bia Việt Hà bán sản phẩm bia của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ trên khắp miền Bắc và mục tiêu của công ty là có nhiều điểm bán lẻ càng tốt. Phương thức phân phối này được gọi là:
A. Phân phối có chọn lọc
B. Phân phối rộng rãi
C. Phân phối đặc quyền cho các cửa hàng bán lẻ
D. Phân phối theo kênh hai cấp
-
Câu 7:
Các xung đột trong kênh:
A. Gồm có xung đột theo chiều dọc và theo chiều ngang
B. Có thể làm giảm hiệu quả của kênh
C. Có thể làm tăng hiệu quả của kênh
D. Tất cả
-
Câu 8:
Các nhà sản xuất sử dụng những người trung gian phân phối vì những lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Các nhà sản xuất thường không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện cả chức năng phân phối
B. Các nhà sản xuất nhận thấy rõ hiệu quả của việc chuyên môn hoá
C. Các nhà sản xuất không muốn tham gia vào việc phân phối sản phẩm
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu:
A. Có số lượng nhiều các trung gian Marketing
B. Có số lượng nhiều các trung gian ở mỗi cấp độ kênh phân phối
C. Có nhiều cấp độ trung gian trong kênh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Kênh phân phối:
A. Là tập hợp các tổ chức và cá nhân tham gia vào dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất đến khách hàng của họ
B. Phải có ít nhất một cấp trung gian
C. Phải có sự tham gia của các công ty kho vận
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Câu nào trong các câu sau đây thể hiện đúng nhất sự khác nhau giữa kênh marketing truyền thông và VMS?
A. Kênh phân phối truyền thống là kênh phân phối được tổ chức theo kiểu cũ, còn VMS được tổ chức theo kiểu mới
B. Kênh phân phối truyền thống chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng, còn VMS được tổ chức theo kiểu mới
C. Các thành viên trong kênh phân phối truyền thống hoạt động vì lợi ích riêng của họ còn trong kênh VMS thì các thành viên hoạt động như một thể thống nhất vì mục tiêu chung
D. Trong kênh phân phối truyền thống không có hợp đồng ràng buộc giữa các bên còn ở VMS thì phải có hợp đồng
-
Câu 12:
Trong các câu sau đây nói về ngành bán lẻ, câu nào không đúng?
A. Bán lẻ là việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng
B. Bán lẻ là một ngành lớn
C. Người sản xuất và người bán buôn không thể trực tiếp bán lẻ
D. Bán lẻ có thể được thực hiện qua các nhân viên bán hàng, qua thư bán hàng, qua điện thoại và bán hàng tại nhà
-
Câu 13:
Việc bán hàng cho các cá nhân và doanh nghiệp để họ bán lại hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh được gọi là:
A. Bán lẻ
B. Bán buôn
C. Liên doanh
D. Sản xuất
-
Câu 14:
Trong các quyết định sau đây, quyết định nào không phải là một trong các quyết định cơ bản về sản phẩm mà người bán lẻ thông qua?
A. Về chủng loại hàng hoá
B. Về cơ cấu dịch vụ
C. Về bầu không khí (cách trưng bày hàng hoá)
D. Về thị truờng mục tiêu
-
Câu 15:
Việc các nhà sản xuất hỗ trợ cho những nhà bán lẻ trong việc trưng bày hàng hoá và tư vấn cho khách hàng là thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau đây?
A. Thiết lập các mối quan hệ
B. San sẻ rủi ro
C. Tài trợ
D. Xúc tiến bán hàng
-
Câu 16:
Bán hàng tại nhà người tiêu dùng:
A. Là bán lẻ 30
B. Là Marketing trực tiếp
C. Là việc bán hàng không qua trung gian
D. Tất cả đếu sai.
-
Câu 17:
Quá trình mà các ý tưởng được chuyển thành những hình thức có tính biểu tượng được gọi là:
A. Mã hoá
B. Giải mã
C. Liên hệ ngược
D. Nhiễu
-
Câu 18:
Truyền thông Marketing khó thành công nhất khi:
A. Mã hoá thông tin nhưng không giải mã được
B. Người truyền tin và người nhận tin không trực tiếp nói chuyện với nhau
C. Có nhiều nhiễu trong quá trình truyền tin
D. Người truyền tin và người nhận tin không có cùng mặt bằng nhận thức
-
Câu 19:
Theo mô hình AKLPCP, các trạng thái liên quan đến việc mua hàng của một khách hàng lần lượt là:
A. Nhận biết, hiểu, ưa chuộng, thiện cảm, ý định mua, hành động mua
B. Nhận biết, thiện cảm, ưa chuộng, hành động mua
C. Nhận biết, ý định mua, ưa chuộng, hành động mua
D. Không câu nào đúng
-
Câu 20:
Việc giới thiệu những tính năng ưu việt của một sản phẩm qua bao gói của sản phẩm đó được xem như là:
A. Quan hệ công chúng
B. Bán hàng cá nhân
C. Bán hàng qua bao gói
D. Quảng cáo
-
Câu 21:
Bản chất của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là:
A. Chiến lược tập trung nỗ lực vào việc bán hàng
B. Xúc tiến thương mại
C. Truyền thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm đối với khách hàng
D. Xúc tiến bán
-
Câu 22:
Một thông điệp có nội dung đề cập đến lợi ích tiêu dùng mà khách hàng sẽ nhận được khi tiêu dùng một sản phẩm. Đó chính là sự hấp dẫn về:
A. Cảm xúc
B. Lợi ích kinh tế
C. Tình cảm
D. Đạo đức
-
Câu 23:
Trong giai đoạn giới thiệu thuộc chu kỳ sống của một sản phẩm tiêu dùng:
A. Việc bán hàng cá nhân được chú trọng nhiều hơn so với quảng cáo
B. Quảng cáo và tuyên truyền là các biện pháp thích hợp nhằm tạo ra sự nhận biết của khách hàng tiềm ẩn
C. Không có khuyến mại
D. Không có tuyên truyền
-
Câu 24:
Bán hàng cá nhân tốt hơn quảng cáo khi:
A. Thị trường mục tiêu lớn và trải rộng
B. Doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng tiềm năng
C. Các thông tin phản hồi ngay lập tức
D. Muốn giảm chi phí Marketing
-
Câu 25:
Các hình thức xúc tiến bán có thể là:
A. Xúc tiến với người tiêu dùng
B. Xúc tiến với các trung tâm thương mại
C. Xúc tiến với các trung gian trong kênh
D. Tất cả các đáp án trên