420 câu trắc nghiệm Marketing căn bản
Bộ câu trắc nghiệm marketing căn bản với câu hỏi ôn tập trắc nghiệm dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành marketing, kinh doanh, kinh tế quốc tế. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc đặt tên, nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm:
A. Cung cấp thông tin về sự khác biệt của từng loại sản phẩm
B. Giảm chi phí quảng cáo khi tung ra sản phẩm mới thị trường
C. Không ràng buộc uy tín của doanh nghiệp với một sản phẩm cụ thể
D. (a) và (c)
-
Câu 2:
Các sản phẩm mà khi mua khách hàng luôn so sánh về chất lượng, giá cả, kiểu dáng … được gọi là sản phẩm:
A. Mua theo nhu cầu đặc biệt
B. Mua có lựa chọn
C. Mua theo nhu cầu thụ động
D. Sử dụng thường ngày
-
Câu 3:
Điều nào sau đây cho thấy bao gói hàng hoá trong điều kiện kinh doanh hiện nay là cần thiết ngoại trừ:
A. Các hệ thống cửa hàng tự phục vụ ra đời ngày càng nhiều
B. Bao gói góp phần tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp và của nhãn hiệu hàng hoá
C. Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn khi mua hàng hoá, miễn là nó tiện lợi và sang trọng hơn
D. Bao gói làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá
-
Câu 4:
Bộ phận nhãn hiệu sản phẩm có thể nhận biết được nhưng không thể đọc được là:
A. Dấu hiệu của nhãn hiệu
B. Tên nhãn hiệu
C. Dấu hiệu đã đăng kí
D. Bản quyền
-
Câu 5:
Ưu điểm của việc vận dụng chiến lược đặt tên nhãn hiệu cho riêng từng loại sản phẩm là:
A. Danh tiếng của doanh nghiệp không gắn liền với mức độ chấp nhận sản phẩm
B. Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm là thấp hơn
C. Việc giới thiệu sản phẩm mới dễ dàng hơn
D. (a) và (b)
-
Câu 6:
Bao gói tốt có thể là:
A. Bảo vệ sản phẩm
B. Khuếch trương sản phẩm
C. Tự bán được sản phẩm
D. Tất cả các điều nêu trên
-
Câu 7:
Việc một số hãng mỹ phẩm Hàn Quốc mang các sản phẩm đã ở giai đoạn cuối của chu kì sống tại thị trường Hàn Quốc sang thị trường Việt Nam thì đã:
A. Làm giảm chi phí nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới
B. Tạo cho những sản phẩm đó một chu kì sống mới
C. Giảm chi phí Marketing sản phẩm mới
D. Làm tăng doanh số bán sản phẩm
-
Câu 8:
Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm là:
A. Tăng trưởng, bão hoà, triển khai, suy thoái
B. Triển khai, bão hoà, tăng trưởng, suy thoái
C. Tăng trưởng, suy thoái, bão hoà, triển khai
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Trong một chu kì sống của một sản phẩm, giai đoạn mà sản phẩm được bán nhanh trên thị truờng và mức lợi nhuận tăng nhanh được gọi là:
A. Bão hoà
B. Triển khai
C. Tăng trưởng
D. Suy thoái
-
Câu 10:
Công việc nào trong các công việc sau đây mà nhà làm Marketing không nên tiến hành nếu sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng của nó?
A. Giữ nguyên hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm
B. Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về sản phẩm cho công chúng
C. Đánh giá và lựa chọn lại các kênh phân phối
D. Đưa sản phẩm vào thị trường mới.
-
Câu 11:
Các sản phẩm tham gia hoàn toàn vào thành phần sản phẩm của nhà sản xuất được gọi là:
A. Tài sản cố định
B. Vật tư dịch vụ
C. Nguyên vật liệu
D. Thiết bị phụ trợ
-
Câu 12:
Chất lượng sản phẩm là một trong các công cụ để định vị thị trường, vì vậy chất lượng sản phẩm có thể được đo lường bằng sự chấp nhận của:
A. Nhà sản xuất
B. Đối thủ cạnh tranh
C. Khách hàng
D. Đại lý tiêu thụ
-
Câu 13:
Đường cầu về một sản phẩm:
A. Phản ánh mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu
B. Thường có chiều dốc xuống
C. Luôn cho thấy là khi giá càng cao thì lượng cầu càng giảm
D. (a) và (b)
-
Câu 14:
Các nghiên cứu về mặt hàng gạo cho thấy là khi gạo tăng giá thì lượng cầu về gạo giảm nhẹ. Nhưng tổng doanh thu bán gạo vẫn tăng lên. Đường cầu mặt hàng gạo là đường cầu:
A. Đi lên
B. Co giãn thống nhất
C. Ít co giãn theo giá
D. Co giãn theo giá
-
Câu 15:
Khi một doanh nghiệp gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt hoặc do nhu cầu thị trường thay đổi quá đột ngột, không kịp ứng phó thì doanh nghiệp nên theo đuổi mục tiêu:
A. Dẫn đầu về thị phần
B. Dẫn đầu về chất lượng
C. Tối đa hoá lợi nhuận hiện thời
D. Đảm bảo sống sót
-
Câu 16:
Câu nào trong các câu sau đây không nói về thị trường độc quyền thuần tuý?
A. Đường cầu của thị trường cũng là đường cầu của ngành
B. Giá được quyết định bởi người mua
C. Là thị trường rất hấp dẫn nhưng khó gia nhập
D. Giá bán là một trong những công cụ để duy trì và bảo vệ thế độc quyền
-
Câu 17:
Khi sản phẩm của doanh nghiệp có những khác biệt so với những sản phẩm cạnh tranh và sự khác biệt này được khách hàng chấp nhận thì doanh nghiệp nên:
A. Đinh giá theo chi phí sản xuất
B. Định giá cao hơn sản phẩm cạnh tranh
C. Định giá thấp hơn sản phẩm cạnh tranh
D. Định giá theo thời vụ
-
Câu 18:
Điều kiện nào được nêu ra dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chính sách giá: “Bám chắc thị trường”
A. Thị trường rất nhạy cảm về giá và giá thấp sẽ mở rộng thị trường
B. Chi phí sản xuất tăng lên khi sản lượng sản xuất gia tăng
C. Chi phí phân phối giảm khi lượng hàng bán ra tăng lên
D. Giá thấp làm nhụt chí của các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn
-
Câu 19:
Bạn mua một bộ sản phẩm Johnson với nhiều loại sản phẩm khác nhau sẽ được mua với giá thấp hơn nếu bạn mua các sản phẩm đó riêng lẻ. Đó chính là do người bán đã định giá:
A. Cho những hàng hoá phụ thêm
B. Cho những chủng loại hàng hoá
C. Trọn gói
D. Cho sản phẩm kèm theo bắt buộc
-
Câu 20:
Việc định giá của hãng hàng không Vietnam Airline theo hạng Bussiness Class và Economy Class là việc:
A. Định giá phân biệt theo giai tầng xã hội
B. Định giá phân biệt theo nhóm khách hàng
C. Định giá phân biệt theo địa điểm
D. Định giá phân biệt theo thời gian
-
Câu 21:
Giá bán lẻ 1kg bột giặt X là 14.000VND/1kg nhưng nếu khách hàng mua từ 6kg trở lên thì tính ra chỉ phải thanh toán 12.000VND/1kg. Doanh nghiệp bán sản phẩm X đang thực hiện chính sách:
A. Chiết khấu cho người bán lẻ
B. Chiết khấu do thanh toán ngay bằng tiền mặt
C. Chiết khấu do mua số lượng nhiều
D. Chiết khấu thời vụ
-
Câu 22:
Trong tình huống nào thì doanh nghiệp cần chủ động hạ giá?
A. Năng lực sản xuất dư thừa
B. Lượng hàng bán ra không đủ đáp ứng nhu cầu
C. Lợi nhuận đang tăng lên ở mức cao
D. Thị phần chiếm giữ đang tăng lên
-
Câu 23:
Một doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên những vùng thị trường xa nơi sản xuất, cách tiếp cận xác định giá nào sau đây tỏ ra không hiệu quả nhất?
A. FOB
B. Giá thống nhất
C. Giá trọn gói
D. Giá tại thời điểm giao hàng
-
Câu 24:
Công ty xe Bus Hà Nội giảm giá vé cho những học sinh, sinh viên khi đi xe bus. Đó là việc áp dụng chiến lược:
A. Giá trọn gói
B. Giá hai phần
C. Giá phân biệt
D. Giá theo hình ảnh
-
Câu 25:
Mục tiêu định giá tối đa hoá lợi nhuận thì tương ứng với kiểu chiến lược giá:
A. Thẩm thấu thị trường
B. Trung hoà
C. Hớt phần ngon
D. Trọn gói