420 câu trắc nghiệm Marketing căn bản
Bộ câu trắc nghiệm marketing căn bản với câu hỏi ôn tập trắc nghiệm dành cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành marketing, kinh doanh, kinh tế quốc tế. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi áp dụng chiến lược đấy, công cụ nào trong các công cụ sau đây phát huy tác dụng cao nhất?
A. Quảng cáo
B. Tuyên truyền
C. Ưu đãi trung gian
D. Không có công cụ nào
-
Câu 2:
Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing là:
A. Truyền thông tin đến người nhận tin
B. Tạo ra hành động mua hàng cho người nhận tin
C. Chi phối phương thức hành động của người nhận tin
D. Tăng thêm sự hiểu biết của người nhận tin.
-
Câu 3:
Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào không thuộc về môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp?
A. Các trung gian Marketing
B. Khách hàng
C. Tỷ lệ lạm phát hàng năm.
D. Đối thủ cạnh tranh.
-
Câu 4:
Môi trường Marketing vĩ mô được thể hiện bởi những yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Dân số
B. Thu nhập của dân cư
C. Lợi thế cạnh tranh.
D. Các chỉ số về khả năng tiêu dùng.
-
Câu 5:
Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Marketing là gì?
A. Chuẩn bị phương tiện máy móc để tiến hành xử lý dữ liệu
B. Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu.
C. Lập kế hoạch nghiên cứu ( hoặc thiết kế dự án nghiên cứu)
D. Thu thập dữ liệu
-
Câu 6:
Tín ngưỡng và các giá trị ……… rất bền vững và ít thay đổi nhất.
A. Nhân khẩu
B. Sơ cấp
C. Nhánh văn hoá
D. Nền văn hoá
-
Câu 7:
Đối thủ cạnh tranh của dầu gội đầu Clear là tất cả các sản phẩm dầu gội đầu khác trên thị trường. Việc xem xét đối thủ cạnh tranh như trên đây là thuộc cấp độ:
A. Cạnh tranh mong muốn.
B. Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm.
C. Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm.
D. Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.
-
Câu 8:
Công ty nghiên cứu thị trường là một ví dụ cụ thể về trung gian marketing.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường có ít giá trị cho việc dự báo tiềm năng của một đoạn thị trường cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Nói chung thì các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp được coi là yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Môi trường công nghệ là một bộ phận trong môi trường Marketing vi mô của doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Các yếu tố thuộc môi trường Marketing luôn chỉ tạo ra các mối đe doạ cho doanh nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Các nhánh văn hoá không được coi là thị trường mục tiêu vì chúng có nhu cầu đặc thù.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Các giá trị văn hoá thứ phát thường rất bền vững và ít thay đổi nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Trong các cấp độ cạnh tranh, cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm là gay gắt nhất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Khách hàng cũng được xem như là một bộ phận trong môi trường Marketing của doanh nghiệp.-
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Sau khi thu thập dữ liệu xong, bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu Marketing sẽ là:
A. Báo cáo kết quả thu được.
B. Phân tích thông tin
C. Tìm ra giải pháp cho vấn đề cần nghiên cứu.
D. Chuyển dữ liệu cho nhà quản trị Marketing để họ xem xét.
-
Câu 18:
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu:
A. Có tầm quan trọng thứ nhì
B. Đã có sẵn từ trước đây
C. Được thu thập sau dữ liệu sơ cấp
D. Không câu nào đúng.
-
Câu 19:
Câu nào trong các câu sau đây đúng nhất khi nói về nghiên cứu Marketing:
A. Nghiên cứu Marketing luôn tốn kém vì chi phí tiến hành phỏng vấn rất cao.
B. Các doanh nghiệp cần có một bộ phận nghiên cứu Marketing cho riêng mình.
C. Nghiên cứu Marketing có phạm vi rộng lớn hơn so với nghiên cứu khách hàng.
D. Nhà quản trị Marketing coi nghiên cứu Marketing là định hướng cho mọi quyết định.
-
Câu 20:
Nghiên cứu Marketing nhằm mục đích:
A. Mang lại những thông tin về môi trường Marketing và chính sách Marketing của doanh nghiệp.
B. Thâm nhập vào một thị trường nào đó
C. Để tổ chức kênh phân phối cho tốt hơn
D. Để bán được nhiều sản phẩm với giá cao hơn.
-
Câu 21:
Đặc điểm của Marketing không phân biệt là:
A. Chỉ có một chính sách Marketing cho toàn bộ thị trường
B. Chỉ có một cửa hàng.
C. Sản phẩm có một giá
D. Chỉ bán một loại sản phẩm
-
Câu 22:
“Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng cho những yêu cầu cho trước trong điều kiện xác định” là quan điểm về chất lượng sản phẩm:
A. Theo tính chất công nghệ sản xuất
B. Theo cam kết của người sản xuất
C. Theo chuyên gia G.Taguli
D. Theo quan niệm thị trường
-
Câu 23:
"Chất lượng sản phẩm chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu hay sự phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng” là quan điểm về chất lượng sản phẩm:
A. Theo hướng phục vụ khách hàng
B. Theo cam kết của người sản xuất
C. Theo quan niệm thị trường
D. Theo tính chất công nghệ sản xuất
-
Câu 24:
A.H. Maslow phân loại nhu cầu nhu cầu con người dựa trên:
A. Thứ bậc quan trọng
B. Địa vị cá nhân
C. Nhận thức con người
D. Phương thức xử lý