1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền gởi ngân hàng là 20%. Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 1 tỷ đồng sẽ làm cho lượng cung tiền tệ:
A. Tăng thêm 2 tỷ đồng.
B. Giảm 2 tỷ đồng.
C. Tăng thêm 1 tỷ đồng.
D. Giảm 1 tỷ đồng.
-
Câu 2:
Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở), ngân hàng trung ương sẽ:
A. Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi.
B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Tăng lãi suất chiết khấu.
D. Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
-
Câu 3:
Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng, sau đó cầu tiền tệ sẽ:
A. Tăng và lãi suất tăng.
B. Tăng và lãi suất giảm.
C. Giảm và lãi suất tăng.
D. Không câu nào đúng
-
Câu 4:
Ngườii ta giữ tiền thay vì giữ các tài sản tài chính khác vì:
A. Tiền có thể tham gua các giao dịch hàng ngày dễ dàng.
B. Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến.
C. Giảm rủi ro do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 5:
Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ:
A. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
B. Không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại.
C. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm xuống.
D. Dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gởi và cho vay của ngân hàng thương mại.
-
Câu 6:
Khoản nào dưới đây xuất hiện như là một tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại:
A. Cho khách hàng vay.
B. Chứng khoán.
C. Ký gởi của khách hàng
D. Dự trữ tiền mặt
-
Câu 7:
Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:
A. Bán chứng khoán cho công chúng.
B. Bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương.
C. Nhận tiền gởi của khách hàng.
D. Cho khách hàng vay tiền
-
Câu 8:
Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân sẽ làm:
A. Giảm mức cung tiền
B. Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện
C. Giảm lãi suất.
D. Tăng mức cung tiền.
-
Câu 9:
Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là:
A. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán chứng khoán).
B. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu
C. Các câu trên đều đúng.
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 10:
Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành hiện nay là:
A. Tài sản nợ hợp phát của ngân hàng trung ương được cân đối bằng tài sản có.
B. Tiền giấy được bảo chứng bằng vàng.
C. Tiền giấy được bảo chứng bằng ngoại tệ mạnh
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 11:
Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
A. Tiền là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương tiện dự trữ giá trị.
B. Tiền biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.
C. Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và mức nhân dụng.
D. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ.
-
Câu 12:
Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác là do:
A. Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao.
B. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm.
C. Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 13:
Ngân hàng trung ương thường hạn chế sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì:
A. Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
B. Sử dụng nó sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.
C. Nó là một loại thuế đối với các ngân hàng thương mại và có thể tạo ra chi phí trên thị trường tín dụng.
D. Khó áp dụng công cụ này
-
Câu 14:
Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
A. Lãi suất thực
B. Tỷ lệ lạm phát
C. Lãi suất danh nghĩa.
D. Giá trái phiếu.
-
Câu 15:
Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại để tránh nguy cơ hoảng loạn tài chính, nhưng có nhược điểm:
A. Khó loại trừ được ngân hàng kinh doanh tồi dẫn đến mất khả năng thanh toán.
B. Không thể chủ động trong việc kiểm soát tiền.
C. Tạo ra sự ỷ lại của các ngân hàng thương mại.
D. Tất cả những vấn đề trên.
-
Câu 16:
Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để:
A. Thay đổi lượng tiền mạnh (tiền cơ sở).
B. Thay đổi số nhân tiền.
C. Thay đổi dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 17:
Nếu có sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ:
A. Sẽ không ảnh hưởng đến đường IS.
B. Đường IS dịch chuyển sang trái.
C. Đường IS dịch chuyển sang phải.
D. Sẽ có sự di chuyển dọc trên đường IS.
-
Câu 18:
Chính sách gia tăng thuế của chính phủ sẽ:
A. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang trái.
B. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang phải.
C. Không ảnh hưởng gì trên đường IS.
D. Có sự di chuyển dọc đường IS
-
Câu 19:
Nếu ngân hàng trung ương làm cho lượng cung tiền gia tăng:
A. Đường IS dịch chuyển sản phải.
B. Chỉ có sự di chuyển dọc trên đường LM.
C. Đường LM dịch chuyển sang phải.
D. Đường LM dịch chuyển sang trái.
-
Câu 20:
Trong mô hình cân bằng của Hicksian, lãi suất được quyết định bởi:
A. Tiết kiệm và đầu tư.
B. Mức cầu và lượng cung ứng tiền.
C. Mối quan hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.
D. Mối quan hệ giữa tiết kiệm đầu tư và lượng cung ứng tiền
-
Câu 21:
Từ điểm cân bằng ban đầu, một sự dịch chuyển đường IS sang phải sẽ dẫn đến:
A. Sản lượng gia tăng và lãi suất gia tăng
B. Sản lượng và lãi suất giảm xuống
C. Sản lượng gia tăng và lãi suất giảm xuống.
D. Sản lượng giảm và lãi suất gia tăng
-
Câu 22:
Điểm cân bằng chung cho một hệ thống kinh tế đòi hỏi:
A. Đầu tư bằng tiết kiệm, nhưng mức cầu tiền có thể vượt quá hoặc nhỏ hơn lượng cung ứng tiền.
B. Mức cầu về tiền bằng lượng cung ứng tiền nhưng tiết kiệm có thể nhiều hơn hoặc ít hơn đầu tư.
C. Đầu tư bằng tiết kiệm và mức cầu về tiền bằng với lượng cung ứng tiền.
D. Lãi suất được quyết định trên thị trường tiền tệ và mức sản lượng được quyết định trên thị trường hàng hóa mà không cần thiết có sự liên hệ giữa hai thị trường này
-
Câu 23:
Giả sử trong một nền kinh tế có số nhân là 4, nếu đầu tư gia tăng là 8 tỷ, đường IS trong mô hình của Hicksian sẽ dịch chuyển sang phải với khoảng cách là:
A. Lớn hơn 32 tỷ.
B. 32 tỷ.
C. Nhỏ hơn 32 tỷ.
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 24:
Khoảng cách dịch chuyển của đường IS bằng:
A. Mức thay đổi của I, G hoặc X chia cho số nhân.
B. Mức thay đổi của I, G, X.
C. Một nửa mức biến đổi của I, G hoặc X.
D. Mức biến đổi của I, G hoặc X nhân với số nhân
-
Câu 25:
Việc chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm:
A. AD tăng do đó sản lượng tăng và có sự di chuyển dọc IS
B. Dịch chuyển đường IS sang trái.
C. Dịch chuyển đường LM sang phải
D. Dịch chuyển đường IS sang phải.
-
Câu 26:
Tác động lấn át đầu tư của chính sách tài khóa là:
A. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới tăng đầu tư.
B. Giảm chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư.
C. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất, do đó giảm đầu tư.
D. Giảm chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất, do đó tăng đầu tư.
-
Câu 27:
Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất, cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì:
A. IS lài, LM lài.
B. IS dốc, LM dốc.
C. IS dốc, LM lài
D. IS lài, LM dốc.
-
Câu 28:
Khi cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất thì tăng chi đầu tư sẽ làm:
A. Sản lượng không đổi, lãi suất tăng.
B. Sản lượng không đổi, lãi suất giảm.
C. Sản lượng giảm, lãi suất giảm.
D. Sản lượng tăng, lãi suất tăng.
-
Câu 29:
Các nhà kinh tế trọng tiền cực đoan cho rằng chính sách tài khóa không có vai trò trong việc ổn định nền kinh tế. Lập luận này dựa vào:
A. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).
B. Tác động lấn át hoàn toàn (fully crowding-out effect).
C. Cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất.
D. Đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất.
-
Câu 30:
Các nhà kinh tế trọng tiền cực đoan cho rằng chính sách tài khóa không có vai trò trong việc ổn định nền kinh tế. Lập luận này dựa vào:
A. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).
B. Tác động lấn át hoàn toàn (fully crowding-out effect).
C. Cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất.
D. Đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất.
-
Câu 31:
Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cực đoạn cho rằng chính sách tiền tệ không có tác dụng, không có vai trò trong việc ổn định nền kinh tế, vì:
A. Đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất.
B. Cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất.
C. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).
D. Cả A và C đúng.
-
Câu 32:
Khi nền kinh tế nằm bên trái của đường IS và LM:
A. Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị trường tiền tệ có cung vượt quá
B. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cầu vượt quá.
C. Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thị trường tiền tệ có cầu vượt quá
D. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cung vượt quá.
-
Câu 33:
Theo quan điểm của phái Keynes cực đoạn, chính sách tiền tệ có tác dụng ......, chính sách tài khóa có tác dụng ......
A. Mạnh/yếu
B. Yếu/yếu
C. Không/mạnh
D. Mạnh/không
-
Câu 34:
Theo quan điểm của phái trọng tiền cực đoan, chính sách tiền tệ có tác dụng ......, chính sách tài khóa có tác dụng ......
A. Mạnh/ yếu
B. Yếu/ yếu
C. Không/ mạnh
D. Mạnh/ không
-
Câu 35:
Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền thì:
A. Sản lượng tăng, lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
B. Lãi suất giảm, sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
C. Sản lượng giảm, lãi suất tăng.
D. Sản lượng tăng, lãi suất giảm
-
Câu 36:
Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhưng không muốn sản lượng thay đổi, thì chính phủ sẽ áp dụng:
A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.
B. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.
C. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.
D. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng
-
Câu 37:
Muốn khuyến khích tăng đầu tư mà không gây ra lạm phát cao, chính phủ nên áp dụng:
A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.
B. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng
C. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.
D. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng
-
Câu 38:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đo lường giá trị sản xuất và thu nhập được tạo ra bởi:
A. Những người lao động và các nhà máy đặt trên lãnh thổ Việt Nam
B. Riêng khu vực dịch vụ trong nước
C. Riêng khu vực chế tạo trong nước
D. Công dân Việt Nam và các nhà máy mà họ sở hữu bất kể chúng được đặt ở đâu trên thế giới
-
Câu 39:
Hàng hóa trung gian được định nghĩa là hàng hóa mà chúng:
A. Được tính trực tiếp vàp GDP
B. Được bán cho người sử dụng cuối cùng
C. Được mua trong năm nay nhưng được sử dụng cho những năm sau
D. Được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác
-
Câu 40:
Sự chênh lệch giữa GDPmp và GDPfc là:
A. Thuế gián thu
B. Thuế gián thu và Khấu hao tài sản cố định
C. Khấu hao tài sản cố định
D. Lợi nhuận
-
Câu 41:
GDP thực tế bằng:
A. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị trung gian
B. GDP danh nghĩa trừ đi giá trị hàng hóa xuất khẩu
C. GDP danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát
D. GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
-
Câu 42:
Đồng nhất thức trong mô hình giản đơn là:
A. I = S
B. C = I và I = S: đều sai
C. C = I
D. C = I và I = S: đều đúng
-
Câu 43:
Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là:
A. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất
B. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất mua ngoài để sản xuất sản phẩm.
C. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
D. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm
-
Câu 44:
Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
A. Thời gian tiêu thụ
B. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu
C. Mục đích sử dụng
D. Tất cả các câu đều sai.
-
Câu 45:
Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
A. GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với CPI
B. GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao
C. GDP thực tế tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện hành
D. Tất cả các câu trên đều đúng