1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, sự gia tăng của xuất khẩu ròng sẽ:
A. Làm cho đường IS dịch sang phải và xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào
B. Làm cho đường LM dịch sang phải và sản lượng cân bằng tăng
C. Làm cho đường IS dịch sang trái và xuất hiện luồng vốn chảy ra nước ngoài
D. Làm cho đường IS dịch sang phải, xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và làm cho đường LM dịch sang phải, sản lượng cân bằng tăng
-
Câu 2:
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, sự gia tăng của xuất khẩu ròng sẽ:
A. Làm cho đường IS dịch sang phải và xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào
B. Làm cho đồng tiền trong nước lên giá và đường IS dịch chuyển về vị trí cũ
C. Làm cho đường IS dịch sang phải, xuất hiện luồng vốn từ nước ngoài chảy vào và làm cho đồng tiền trong nước lên giá, đường IS dịch chuyển về vị trí cũ
D. Tất cả các lựa chọn đều đúng
-
Câu 3:
Nếu mọi người thấy việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng thuận tiện và ít tốn kém hơn, họ sẽ gửi nhiều tiền mặt vào ngân hàng và giữ ít tiền mặt hơn. Hiện tượng này sẽ làm cho:
A. Mức cung tiền tăng lên do số nhân tiền tăng
B. Lãi suất danh nghĩa tăng
C. Tỷ giá hối đoái giảm và xuất khẩu ròng tăng
D. Các hiện tượng thể hiện ở tất cả các phương án lựa chọn đều có khả năng xảy ra
-
Câu 4:
Điều gì quyết định sản lượng sản xuất ra trong một nền kinh tế?
A. Các nhân tố sản xuất và công nghệ sản xuất
B. Công nghệ sản xuất
C. Các nhân tố sản xuất
D. Tư bản
-
Câu 5:
Một doanh nghiệp có động cơ tối đa hoá lợi nhuận khi quyết định lượng cầu về từng nhân tố sản xuất cần căn cứ vào?
A. Doanh thu cận biên (hay sản phẩm cận biên) của nhân tố sản xuất
B. Sản phẩm cận biên của lao động và tiền lương thực tế
C. Chi phí cận biên của nhân tố sản xuất
D. Doanh thu cận biên (hay sản phẩm cận biên) của nhân tố sản xuất và chi phí cận biên của nhân tố sản xuất
-
Câu 6:
Nếu một doanh nghiệp tăng sử dụng lao động và tư bản thêm 50% và sản lượng cũng tăng 50%, thì ta nói rằng doanh nghiệp có:
A. Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô
B. Hàm sản xuất có lợi suất tăng dần theo quy mô
C. Hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo quy mô
D. Hàm sản xuất có dạng hàm CD
-
Câu 7:
Yếu tố nào trong các yếu tố sau quyết định tiêu dùng và đầu tư?
A. Thu nhập
B. Thu nhập khả dụng và lãi suất thực tế
C. Lãi suất danh nghĩa
D. Lãi suất thực tế
-
Câu 8:
Khoản nào trong các khoản chi tiêu sau của chính phủ được coi là một phần của GDP?
A. Làm đường và cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
B. Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi
C. Mua vũ khí quân sự, làm đường và cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục
D. Trợ cấp thất nghiệp
-
Câu 9:
Biết rằng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ quyết định tổng cầu của nền kinh tế, trong khi đó các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất quyết định tổng cung (tổng sản lượng được sản xuất ra). Yếu tố nào trong các yếu tố sau điều chỉnh để tổng cầu bằng tổng cung?
A. Lãi suất danh nghĩa
B. Lãi suất thực tế
C. Thu nhập
D. Thu nhập khả dụng
-
Câu 10:
Khi chính phủ tăng thuế, điều gì sẽ xảy ra?
A. Tăng tiêu dùng, giảm đầu tư và tăng lãi suất thực tế
B. Giảm tiêu dùng, tăng đầu tư và giảm lãi suất thực tế
C. Tăng tiêu dùng, tăng đầu tư và tăng lãi suất thực tế
D. Giảm tiêu dùng, giảm đầu tư và giảm lãi suất thực tế
-
Câu 11:
Theo mô hình tăng trưởng của Solow, tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến:
A. Nền kinh tế tăng trưởng cao và tốc độ tăng trưởng cao ấy sẽ kéo dài mãi mãi
B. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn
C. Mức tư bản và sản lượng ở trạng thái dừng thấp
D. Mức tư bản, mức sản lượng ở trạng thái dừng cao và nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn
-
Câu 12:
Với giả thiết rằng mục đích của các nhà hoạch định chính sách là tối đa hoá sự thịnh vượng của các cá nhân trong xã hội thì họ nên chọn mức tư bản:
A. Ở trạng thái dừng
B. Ở trạng thái vàng
C. Ở trạng thái dừng và trạng thái vàng
D. Cao hơn mức ở trạng thái vàng
-
Câu 13:
Chính sách kinh tế nào sẽ làm tăng tiết kiệm quốc gia?
A. Giảm chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, tăng thuế
B. Tăng chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, giảm thuế
C. Miễn thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức
D. Giảm chi tiêu mua hàng hoá – dịch vụ của chính phủ, tăng thuế và miễn thuế đánh vào tiền lãi và cổ tức
-
Câu 14:
Trong nền kinh tế, khi có lạm phát thì ai là người chịu thuế lạm phát?
A. Người giữ tiền
B. Người có khoản tiền gửi trong các ngân hàng
C. Chính phủ
D. Người mua trái phiếu
-
Câu 15:
Theo hiệu ứng Fisher, nếu lạm phát tăng từ 6% lên đến 8 % thì điều gì xảy ra với lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa?
A. Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa tăng 6% đến 8% và lãi suất thực cũng tăng như vậy.
B. Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa tăng 2% và lãi suất thực không đổi.
C. Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa giảm 2%.
D. Nếu giả định là lãi suất thực tế không chịu sự ảnh hưởng của lạm phát thì lãi suất danh nghĩa giảm 6% đến 8%.
-
Câu 16:
Trong một nền kinh tế mở, các nhà đầu tư có thể vay trên thị trường tài chính quốc tế khi:
A. Đầu tư trong nước nhỏ hơn tiết kiệm trong nước
B. Tiết kiệm trong nước nhỏ hơn đầu tư trong nước
C. Tiết kiệm trong nước bằng đầu tư trong nước
D. Thị trường tiền tệ trong nước không ổn định
-
Câu 17:
Một nền kinh tế nhỏ và “mở cửa”, nếu cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng thì:
A. Tiết kiệm quốc dân giảm, cán cân thương mại giảm và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
B. Tiết kiệm quốc dân giảm, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế tăng
C. Tiết kiệm quốc dân tăng, cán cân thương mại tăng và tỷ giá hối đoái thực tế giảm
D. Tiết kiệm quốc dân, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực tế đều tăng
-
Câu 18:
Coi mức giá là không đổi, theo lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản, khi tăng cung ứng tiền tệ:
A. Lãi suất sẽ tăng
B. Lãi suất sẽ giảm
C. Lãi suất không đổi
D. Cầu tiền sẽ tăng
-
Câu 19:
Hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào:
A. Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất
B. Hệ số co dãn của cầu tiền với lãi suất, sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất, giá trị của số nhân chi tiêu
C. Sự nhạy cảm của cầu đầu tư với lãi suất
D. Giá trị của số nhân chi tiêu
-
Câu 20:
Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, khi chính phủ tăng thuế thì:
A. Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
B. Tổng thu nhập giảm, tỷ giá hối đoái không đổi và cán cân thương mại tăng
C. Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái tăng và cán cân thương mại giảm
D. Tổng thu nhập tăng, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
-
Câu 21:
Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái thả nổi, khi chính phủ giảm cung ứng tiền tệ thì:
A. Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
B. Tổng thu nhập cao hơn, tỷ giá hối đoái giảm và cán cân thương mại tăng
C. Tổng thu nhập thấp hơn, tỷ giá hối đoái cao hơn và cán cân thương mại giảm
D. Tổng thu nhập không đổi, tỷ giá hối đoái tăng và cán cân thương mại giảm
-
Câu 22:
Trong mô hình Mundell – Fleming với tỷ giá hối đoái cố định, khi hạn ngạch nhập khẩu xe máy được dỡ bỏ thì:
A. Thu nhập thấp hơn, tỷ giá không thay đổi và cán cân thương mại giảm
B. Thu nhập không thay đổi, tỷ giá hối đoái thấp hơn và cán cân thương mại giảm
C. Thu nhập không thay đổi, tỷ giá hối đoái cao hơn và cán cân thương mại tăng
D. Thu nhập cao hơn, tỷ giá hối đoái thấp hơn và cán cân thương mại không thay đổi
-
Câu 23:
Trong tình huống nào có thể cắt giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái?
A. Làm giảm lạm phát dự kiến
B. Thông báo tới công chúng về kế hoạch giảm lạm phát trước khi họ hình thành kỳ vọng
C. Tạo được niềm tin cho những người ra quyết định về chính sách tiền lương và giá cả rằng kế hoạch giảm lạm phát đã được thông báo sẽ được thực hiện
D. Thông báo tới công chúng về kế hoạch giảm lạm phát trước khi họ hình thành kỳ vọng và tạo được niềm tin cho những người ra quyết định về chính sách tiền lương và giá cả rằng kế hoạch giảm lạm phát đã được thông báo sẽ được thực hiện
-
Câu 24:
Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc:
A. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền.
B. Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của hoạt động kinh doanh và do vậy làm tăng giá cả.
C. Chính phủ in quá nhiều tiền.
D. Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào.
-
Câu 25:
Nếu mức giá tăng gấp đôi:
A. Lượng cầu tiền giảm đi một nửa.
B. Cung tiền bị cắt giảm một nửa.
C. Giá trị của tiền giảm đi một nửa.
D. Thu nhập danh nghĩa không bị ảnh hưởng.
-
Câu 26:
Lý thuyết số lượng tiền tệ kết luận rằng sự gia tăng cung tiền gây ra:
A. Sự gia tăng tương ứng của tốc độ lưu thông tiền tệ.
B. Sự gia tăng tương ứng của giá cả.
C. Sự giá tăng tương ứng của sản lượng thực tế.
D. Sự giảm sút tương ứng của tốc độ lưu thông tiền tệ.
-
Câu 27:
Tốc độ lưu thông tiền tệ là:
A. Tốc độ quay vòng hàng năm của cung tiền.
B. Tốc độ quay vòng hàng năm của sản lượng.
C. Tốc độ quay quay hàng năm của hàng tồn kho ở các doanh nghiệp.
D. Rất không ổn định.
-
Câu 28:
Thuế lạm phát là gì?
A. Là một loại thuế mà các doanh nghiệp phải nộp hàng quý dựa trên mức tăng giá sản phẩm của họ.
B. Là loại thuế đánh vào những người giữ tiền.
C. Là loại thuế đánh vào những người có tài khoản tiết kiệm sinh lãi.
D. Thường được các chính phủ có ngân sách cân bằng sử dụng.
-
Câu 29:
Giả sử lãi suất danh nghĩa là 7% trong khi cung tiền tăng với tốc độ 5% một năm. Nếu chính phủ tăng tốc độ tăng tiền từ 5% lên 9%, thì hiệu ứng Fisher dự báo rằng trong dài hạn, lãi suất danh nghĩa sẽ bằng.
A. 0.04
B. 9%.
C. 11%.
D. 12%.
-
Câu 30:
Nếu lãi suất danh nghĩa bằng 6% và tỷ lệ lạm phát bằng 3% thì lãi suất thực tế là:
A. 3%.
B. 6%.
C. 9%.
D. 0.18
-
Câu 31:
Trong một nền kinh tế đóng không có Chính phủ, tiêu dùng C và thu nhập Y liên hệ với nhau bằng 1 hàm: C = 400 triệu Bảng + 0,75Y. Tiết kiệm sẽ bằng 0 khi thu nhập quốc dân là:
A. 100 triệu Bảng
B. 300 Triệu Bảng
C. 700 triệu Bảng
D. 1600 triệu Bảng
-
Câu 32:
Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc:
A. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền
B. Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của việc tiến hành kinh doanh và do vậy, làm tăng giá cả
C. Chính phủ cho in quá nhiều tiền
D. Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, ví dụ như lao động và dầu mỏ
-
Câu 33:
Khi giá các yếu tố sản xuất đồng loạt tăng lên sẽ làm:
A. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ
B. Các đường AVC dịch chuyển sang phải
C. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên
D. Dịch chuyển đường AC xuống dưới
-
Câu 34:
Trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ đóng cửa sản xuất khi:
A. Bắt đầu bị lỗ
B. Giá bán sản phẩm không đủ bù đắp chi phí bình quân
C. Doanh thu không đủ bù đắp chi phí biến đổi bình quân
D. Giá bán sản phẩm không đủ bù đắp chi phí biến đổi bình quân
-
Câu 35:
Khi so sánh lợi nhuận kinh tế với lợi nhuận tính toán ta thấy:
A. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm nhiều chi phí hơn
B. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm chi phí khấu hao
C. Lợi nhuận kinh tế cao hơn do nó gồm nhiều doanh thu hơn
D. Lợi nhuận kinh tế thấp hơn do nó gồm nhiều doanh thu hơn
-
Câu 36:
Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Tổng chi phí bình quân bằng chi phí cố định bình quân cộng chi phí biến đổi bình quân
B. Tổng chi phí bằng chi phí cố định cộng chi phí bình quân
C. Tổng chi phí bình quân là tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm
D. Chi phí cận biên là sự gia tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
-
Câu 37:
Trong ngắn hạn, khi sản lượng tăng, chi phí biên (MC) tăng dần và chi phí biến đổi bình quân (AVC) giảm dần là do:
A. MC < AFC
B. MC > AVC
C. MC < AC
D. MC < AVC
-
Câu 38:
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên được đo lường bởi độ dốc của:
A. Một đường đồng lượng
B. Nhiều đường đồng phí
C. Nhiều đường đồng lượng
D. Một đường đồng phí
-
Câu 39:
Chi phí biến đổi là:
A. Chi phí thay đổi khi thay đổi mức sản lượng
B. Chi phí trung bình tính cho một đơn vị sản phẩm
C. Chi phí tăng lên khi tăng mức sản lượng
D. Tất cả các đáp án còn lại đều đúng.
-
Câu 40:
Dài hạn là khoảng thời gian trong đó:
A. Hãng có thể tối đa hóa lợi nhuận
B. Tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi
C. Tất cả các yếu tố đầu vào cố định
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 41:
Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp là: Q = L2 + K2 K*L (Q là sản lượng; L là số lao động; K là số vốn). Giá cácc yếu tốđầu vào PK = 10; PL = 8. Mức sản lượng cần sản xuất Q0 = 18.300.Tổng chi phí sản xuất tối ưu bằng:
A. TCmin = 2.340
B. TCmin = 2.440
C. TCmin = 2.540
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 42:
Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp là: Q = L*L + K*K K*L (Q là sản lượng; L là số lao động; K là số vốn). Năng suất biên của lao động (MPL) và vốn (MPK):
A. MPL = 2*LK; MPK = 2*K – L
B. MPL = 2*L; MPK = 2*KL
C. MPL = 2*L + K; MPK = 2*K + L
D. MPL = 2*KL; MPK = 2*LK
-
Câu 43:
Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình: TC = 190 + 53Q (đơn vị tính 10.000). Nếu sản xuất 100.000 đvsp, Chi phí biên mỗi đvsp là:
A. 7,2
B. 53
C. 19
D. Không có đáp án đúng.
-
Câu 44:
Hàm sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp là: Q = L*L + K*K K*L (Q là sản lượng; L là số lao động; K là số vốn). Giá các yếu tố đầu vào PK=20; PL=10. Chi phí sản xuất không đổi TC=140. Phương án sản xuất tối ưu:
A. K=3,57; L=2,857
B. K=3; L=4
C. L=3,57; K=2,857
D. K=5; L=4
-
Câu 45:
Khi năng suất cận biên của lao động nhỏ hơn năng suất bình quân của lao động thì:
A. Năng suất cận biên của lao động đang giảm
B. Năng suất cận biên của lao động đang tăng
C. Năng suất bình quân của lao động đang tăng
D. Đường tổng sản phẩm có độ dốc âm.