1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu sản lượng tăng và sản lượng trung bình cũng tăng, thì _____________.
A. Chi phí biến đổi trung bình giảm.
B. Chi phí cố định trung bình giảm.
C. Tổng chi phí trung bình giảm.
D. Chi phí biên giảm.
-
Câu 2:
Mức sản lượng mà tại đó có sản lượng trung bình đạt cực đại thì cũng là mức sản lượng mà _____________ cực tiểu.
A. Tổng chi phí trung bình.
B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí biên.
D. Chi phí cố định trung bình.
-
Câu 3:
Mức sản lượng mà tại đó tổng chi phí trung bình cực tiểu thì _____________ mức sản lượng mà _____________ đạt cực tiểu.
A. Lớn hơn; chi phí biến đổi trung bình.
B. Cũng như; chi phí biến đổi trung bình.
C. Cũng như; sản phẩm biên.
D. Nhỏ hơn; chi phí biến đổi trung bình.
-
Câu 4:
Sản lượng tăng khi mà chi phí biên lớn hơn chi phí biến đổi trung bình nhưng nhỏ hơn chi phí trung bình thì tổng chi phí trung bình sẽ _____________ và chi phí biến đổi trung bình _____________.
A. Tăng; giảm.
B. Giảm; tăng.
C. Giảm; giảm.
D. Tăng; tăng.
-
Câu 5:
Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp _____________.
A. Có thể tác động là thay đổi giá.
B. Sản xuất mức sản lượng cao nhất có thể.
C. Đối diện với đường cầu co dãn hoàn toàn với sản lượng của nó.
D. Quyết định giá trên thị trường.
-
Câu 6:
Bà Tư bán 200 gói xôi mỗi buổi sáng và chi phí biên của xôi vẫn đang thấp hơn giá của thị trường. Xôi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận của bà sẽ tăng lên nếu bán:
A. Ít hơn 200.
B. 200 nhưng phải tăng giá.
C. Nhiều hơn 200 và tăng giá.
D. Nhiều hơn 200
-
Câu 7:
Hiện nay chi phí biên là 5 và doanh thu biên là 4. Nếu sản lượng tiếp tục tăng thì:
A. Lợi nhuận sẽ tăng.
B. Lợi nhuận sẽ giảm.
C. Lợi nhuận không đổi.
D. Lợi nhuận âm (lỗ).
-
Câu 8:
Pepsi đang bán chai nước Aquafina là 5 nghìn, phòng nghiên cứu thị trường cho biết độ co dãn của cầu đối với sản phẩm này là -0.2. Nếu Pepsi quyết định giảm giá bán còn 4 nghìn thì:
A. Doanh thu bán Aquafina tăng.
B. Doanh thu bán Aquafina giảm.
C. Doanh thu bán Aquafina không đổi.
D. Lợi nhuận của Pepsi tăng.
-
Câu 9:
Duyên đang nón len để bán, chi phí biên để làm cái thứ nhất là 12$, cái thứ hai là 14$ và cái thứ ba là 16$. Giá bán trên thị trường (cạnh tranh) hiện nay là 14$. Để tối đa hoá lợi nhuận Duyên nên làm:
A. 3 cái.
B. 2 cái.
C. 1 cái.
D. Làm nhiều nhất có thể.
-
Câu 10:
Nếu giá trên thị trường cạnh tranh đang cao hơn chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp thì tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ lớn hơn:
A. Chi phí cố định.
B. Tổng chi phí biến đổi.
C. Chi phí cơ hội.
D. Tổng chi phí.
-
Câu 11:
Độc quyền xảy ra khi:
A. Có rào cản trong việc gia nhập ngành.
B. Có trợ cấp của chính phủ.
C. Có nhiều sản phẩm thay thế.
D. Có nhượng quyền thương hiệu (franchise).
-
Câu 12:
Hình bên dưới là cầu (D), doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC) của “sô cô la” độc quyền mang tên Charlence. Nếu Charlence bán 1 giá cho tất cả những người tiêu dùng thì thặng dư của họ là:
A. 20$.
B. 40$.
C. 0$.
D. 10$.
-
Câu 13:
Hình bên trên là cầu (D) và chi phí biên (MC) của sô cô la độc quyền mang tên Charlence. Nếu Charlence bán 1 giá cho tất cả những người tiêu dùng thì lợi ích của nhà độc quyền là _____________ và tổn thất do độc quyền là _____________.
A. 10$; 5$.
B. 60$; 10$.
C. 30$; 3$.
D. 50$; 0$.
-
Câu 14:
Cho hàm sản xuất Q = 2*K0.5*L Khi đó sản phẩm trung bình và sản phẩm biên của lao động tại K = 4 và L = 2 là:
A. 8 và 4.
B. 4 và 4.
C. 4 và 8.
D. 8 và 8.
-
Câu 15:
Hàm tổng chi phí: TC = 25 + 4q(1+q), tại q = 5 chi phí biến đổi trung bình là _____________ và chi phí biên là _____________.
A. 24 và 24.
B. 24 và 44.
C. 30 và 24.
D. 5 và 44.
-
Câu 16:
Hàm chi phí trung bình là AC = 3 + 10/q1/2. Khi đó.
A. Chi phí biên lớn hơn AC ở mọi q
B. Chi phí biên lớn hơn AVC ở mọi q.
C. Chi phí biên nhỏ hơn AC ở mọi q.
D. Chi phí biên không thay đổi ở mọi q.
-
Câu 17:
Một hãng độc quyền có AC = Q + 10.000/Q và MR = 30 - Q. Mức giá có lợi nhận tối đa là:
A. 25.
B. 10.
C. 35.
D. 20.
-
Câu 18:
Một hãng độc quyền đối diện với đường cầu là P = 20 - Q. Giá độc quyền mà hãng này bán ra trên thị trường dao động ở khoảng:
A. 10 < P < 20.
B. 5 < P < 10.
C. P < 10
D. P > 20.
-
Câu 19:
Hàm chi phí biên của một doanh nghiệp độc quyền MC = 15 - 2Q. Hiện tại doanh nghiệp này cung ứng ra thị trường mức sản lượng là 5 và giá là 10 thì hệ số độc quyền Lener là:
A. 1
B. 0.5%.
C. 0.5.
D. 1%.
-
Câu 20:
Một nhà máy cấp nước độc quyền đối diện với đường cầu là P = 12 - 1/30Q (với Q là m3). Mỗi ngày nhà máy tốn chi phí biến đổi là 4$ và chi phí cố định là 100$. Khi đó giá bán là _____________ và lợi nhuận mỗi ngày là _____________.
A. 8$/m3; 380$.
B. 120$/m3; 380$.
C. 8$/m3; 960$.
D. 4$/m3; 580$.
-
Câu 21:
Tối ưu tiêu dùng (cân bằng tiêu dùng) diễn ra tại:
A. Điểm mà đường ngân sách cắt với đường bàng quan ở phía dưới.
B. Điểm mà hệ số góc đường bàng quan bằng với tỷ lệ về lượng cầu.
C. Điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan.
D. Bất kỳ điểm nào giao nhau giữa đường ngân sách và đường cong bàng quan.
-
Câu 22:
Tính phi kinh tế theo quy mô có thể được giải thích bởi:
A. Quy luật năng suất biên giảm dần.
B. Giá đầu vào giảm dần.
C. Cầu giảm dần.
D. Các khó khăn liên quan đến việc quản lý một tổ chức quy mô lớn
-
Câu 23:
Hiệu suất không đổi theo qui mô xuất hiện nếu hãng tăng qui mô nhà máy và sử dụng thêm lao động cùng một tỷ lệ, đầu ra tăng với tỷ lệ nhỏ hơn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Theo kinh tế học vi mô, mục tiêu của công ty là:
A. Tối thiểu hoá chi phí.
B. Tối đa hoá lợi nhuận kinh tế.
C. Tối đa hoá doanh thu.
D. Tối đa hoá hiệu quả.
-
Câu 25:
Hàm sản xuất là gì?
A. Là mối quan hệ giữa khối lượng của đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và khối lượng hàng hoá được sản xuất ra.
B. Chính là quy luật về tỷ lệ biến đổi.
C. Là mối quan hệ giữa các đầu vào và chi phí của đầu vào.
D. Là mối quan hệ xã hội giữa xã hội và môi trường mà quá trình sản xuất gây tác động đến.
-
Câu 26:
Khi một hãng phát triển qui mô nhà máy của nó và thuê thêm lao động luôn dẫn đến tính kinh tế nhờ qui mô.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Nếu thị trường là cạnh tranh và giá hiện tại là 30 đồng và thấp hơn mức giá cân bằng thị trường thì:
A. Thị trường cân bằng.
B. Hành động của người mua chưa phù hợp với hành động người bán.
C. Luật cung và cầu luôn đúng.
D. Lượng cầu bằng với lượng cung.
-
Câu 28:
Đường chi phí trung bình có dạng hình chữ U do ảnh hưởng của năng suất biên tăng giảm dần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Giả sử, bánh mỳ là hàng hoá thông thường. Các hiệu ứng thu nhập và thay thế liên quan đến sự thay đổi về giá của bánh mỳ:
A. Luôn theo hai hướng ngược nhau.
B. Không mô tả chính xác của bất kỳ phát biểu nào trên.
C. Luôn cùng một hướng.
D. Luôn có cùng qui mô.
-
Câu 30:
Một sự gia tăng trong tiền lương làm dịch chuyển đường chi phí biên lên trên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Đường chi phí biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm có:
A. Chi phí biên cực đại.
B. Chi phí bình quân cực tiểu.
C. Chi phí biên cực tiểu.
D. Chi phí bình quân tiếp tục tăng.
-
Câu 32:
Sản phẩm biên của đơn vị lao động thứ 2 là bao nhiêu nếu ta có:
Số lao động 0 1 2 3 4.
Số sản phẩm 0 4 9 13 15.
A. 4
B. 5
C. 9
D. 4,5
-
Câu 33:
Chi phí biên của đơn vị sản lượng thứ 2 là bao nhiêu với
Sản lượng Q (cái) 0 1 2 3 4.
Tổng chi phí (nghìn đồng) 100 140 170 220 300.
A. 70.
B. 30.
C. 85.
D. 35.
-
Câu 34:
Chi phí biên để sản xuất sản phẩm là 10, co giãn của cầu theo giá (Ep) của sản phẩm nàY = -3. Để tối đa hóa lợi nhuận thì giá bán sản phẩm này bằng:
A. 10
B. 30
C. Cả hai câu đều sai.
-
Câu 35:
Cân bằng tiêu dùng xảy ra khi:
A. Cả ba câu đều sai.
B. MUx/MUy = Py/Px.
C. MRSxY = MUx/MUy.
D. MRSxY = Px/Py.
-
Câu 36:
Chi phí biên MC là:
A. Định phí trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất.
B. Biến phí trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất.
C. Biến phí thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất.
D. Chi phí trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất.
-
Câu 37:
Năng suất biên (Sản phẩm biên, MP) là:
A. Năng suất thay đổi khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất cố định.
B. Sản phẩm trung bình thay đổi khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
C. Sản phẩm thay đổi khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 38:
Hữu dụng biên MU có qui luật dương và giảm dần, khi sản lượng tăng thì:
A. Đường tổng hữu dụng sẽ dốc lên và đi qua gốc tọa độ.
B. Tổng hữu dụng sẽ tăng chậm dần, đạt cực đại rồi giảm dần.
C. Tổng hữu dụng sẽ tăng nhanh dần, chậm dần, đạt cực đại rồi giảm dần.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 39:
Doanh nghiệp A sản xuất 97 sản phẩm có tổng phí TC = 100 đơn vị tiền. Chi phí biên của sản phẩm thứ 98, 99, 100 lần lượt là 5, 10, 15. Vậy chi phí trung bình của 100 sản phẩm là:
A. 13.
B. 30.
C. 130.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 40:
Doanh nghiệp có các hàm số sau: P = 5.000 - 2Q; TC = 3Q2 + 500 (P:đvt/đvq; Q:đvq). Để tối đa hóa doanh thu thì doanh nghiệp sẽ bán hàng hóa P, sản lượng Q, doanh thu TR là:
A. P = 4.000; Q = 5.000; TR = 20.000.000.
B. P = 6.000; Q = 3.000; TR = 18.000.000.
C. P = 2.500; Q = 1.250; TR = 3.125.000.
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 41:
Doanh nghiệp có các hàm số sau: P = 5.000 - 2Q; TC = 3Q2 + 500 (P:đvt/đvq; Q:đvq). Để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ờ sản lượng Q, giá bán P và lợi nhuận cực đại là:
A. Q = 2.000; P = 6.000; ∏max = 2.000.000.
B. Q = 500; P = 4.000; ∏max = 1.249.500.
C. Q = 1.500; P = 7.000; ∏max = 1.550.000
D. Cả ba câu đều sai.
-
Câu 42:
Doanh nghiệp có các hàm số sau: P = 5.000 - 2Q; TC = 3Q2 + 500 (P:đvt/đvq; Q:đvq). Sản lượng lớn nhất mà doanh nghiệp không bị lỗ là.
A. Q = 999,9.
B. Q = 2.500,5.
C. Q = 1.500,5.
D. Cả ba câu đều sai.