950+ câu trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh
950+ câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguồn gốc của chiến tranh do nguyên nhân nào?
A. Sự bùng nổ dân số
B. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp
C. Bản năng sinh vật của con người
D. Do định mệnh của loài người
-
Câu 2:
Tìm câu trả lời sai. Tính chất của các cuộc chiến tranh?
A. Chính nghĩa và phi nghĩa
B. Hạt nhân và thông thường
C. Cách mạng và phản cách mạng
D. Tiến bộ và phản tiến bộ
-
Câu 3:
Bản chất giai cấp của quân đội?
A. Lực lượng chung của cả xã hội
B. Là lực lượng siêu giai cấp
C. Là bản chất của giai cấp sản sinh và nuôi dưỡng nó
D. Lực lượng chung của cả xã hội
-
Câu 4:
Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I.Lênin?
A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quan điểm giai cấp công nhân trong xây dựng quân đội
B. Xây dựng quân đội chính quy
C. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản
D. Xây dựng quân đội để phục vụ toàn cầu hóa
-
Câu 5:
Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh?
A. Phân biệt mục đích chính trị của chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược
B. Chiến tranh là bạn đường thường xuyên của xã hội loài người
C. Kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính
D. Tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
-
Câu 6:
Chức năng của quân đội?
A. Là công cụ bạo lực chủ yếu của giai cấp thống trị và Nhà nước
B. Là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội
C. Là lao động sản xuất
D. Là phượng tiện quân sự để đạt mục tiêu chính trị đối ngoại
-
Câu 7:
Nội dung học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN?
A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân
C. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
D. Là công việc riêng của lực lượng vũ trang
-
Câu 8:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN?
A. Bảo vệ Tổ quốc là tất yếu khách quan
B. Mục tiêu là bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH
C. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của quân đội và công an
D. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại
-
Câu 9:
Tìm câu trả lời sai. Quân đội nhân dân Việt Nam có các chức năng?
A. Chiến đấu
B. Đối ngoại
C. Công tác
D. Sản xuất
-
Câu 10:
Xu hướng xây dựng quân đội ta hiện nay là hiện đại hóa về các lĩnh vực?
A. Trình độ, năng lực của con người
B. Vũ khí, khí tài
C. Trang thiết bị kĩ thuật
D. Hình thức chiến thuật
-
Câu 11:
Tiêu chí để phân biệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của chiến tranh?
A. Mục đích của cuộc chiến tranh
B. Chủng loại vũ khí dùng trong chiến tranh
C. Hoàn cảnh tiến hành chiến tranh
D. Giai cấp tiến hành chiến tranh
-
Câu 12:
Tiêu chí để nhận ra cuộc chiến tranh chính nghĩa là
A. Là cuộc chiến tranh phòng ngự
B. Là cuộc chiến tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc
C. Là cuộc chiến tranh do nhân dân tiến hành trên tất cả các lĩnh vực
D. Là chiến tranh lạnh
-
Câu 13:
Tiêu chí để nhận ra cuộc chiến tranh phi nghĩa là
A. Là cuộc chiến tranh tiến công
B. Là chiến tranh lạnh
C. Là cuộc chiến tranh công nghệ cao
D. Là cuộc chiến tranh chiếm đoạt quyền lợi của nước khác
-
Câu 14:
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của:
A. Nền quốc phòng toàn dân
B. Chiến tranh nhân dân
C. Lực lượng sản xuất
D. Nền an ninh nhân dân
-
Câu 15:
Đặc điểm của việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta hiện nay?
A. Là yêu cầu để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
B. Vì sự phát triển của nền văn hóa
C. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
D. Đổi mới thực trạng của lực lượng vũ trang
-
Câu 16:
Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta hiện nay?
A. Đảm bảo lực lượng vũ trang luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang
C. Lấy xây dựng chất lượng là chính, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở
D. Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên nghiệp
-
Câu 17:
Phương châm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện nay?
A. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
B. Phát triển mạnh mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu được huấn luyện và quản lý tốt, bảo đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh chóng theo kế hoạch.
D. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lấy chất lượng là chính
-
Câu 18:
Những biện pháp chủ yếu trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
A. Nâng cao chất lượng huấn luyện – giáo dục, xây dựng phát triển khoa học quân sự Việt Nam.
B. Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật
C. Phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thời bình và sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các tình huống.
D. Xây dựng môi trường văn hóa tại cơ sở
-
Câu 19:
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các lực lượng vũ trang nhân dân?
A. Tuyệt đối
B. Tuyệt đối và trực tiếp
C. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
D. Trực tiếp về mọi mặt
-
Câu 20:
Những nội dung liên quan đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương?
A. Tình hình thế giới, khu vực.
B. Tình hình đất nước.
C. Công tác tuyển sinh quân sự.
D. Thực trạng công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương
-
Câu 21:
Vai trò của bộ, ngành, địa phương đối với công tác quốc phòng?
A. Là nơi trực tiếp tổ chức, xây dựng thế trận quốc phòng kết hợp với thế trận an ninh.
B. Là nơi chỉ đạo trực tiếp công tác quốc phòng ở cơ quan, địa phương.
C. Là nơi triển khai các kế hoạch sản xuất.
D. Là nơi trực tiếp giáo dục, động viên, tổ chức toàn dân làm công tác quốc phòng
-
Câu 22:
Một số biện pháp chủ yếu thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương?
A. Chấp hành tốt công tác bảo đảm, chế độ chính sách thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương
B. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng.
C. Phát huy trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác quốc phòng của bộ, ngành, địa phương.
D. Đẩy mạnh tuyển sinh quân sự
-
Câu 23:
Các chế độ, chính sách đối với công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương?
A. Chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần đối với người thực hiện công tác quốc phòng
B. Tăng cường công tác đối ngoại trong điều kiện mở cửa.
C. Chế độ ưu đãi về thưông tật, ốm đau, tử vong… theo quy định của pháp luật.
D. Tổ chức, động viên ý thức trách nhiệm của mọi công dân.
-
Câu 24:
Nhiệm vụ của Bộ, ngành về công tác quốc phòng?
A. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác quốc phòng toàn dân.
B. Chủ trì trong việc đấu thầu các công trình xây dựng.
C. Ra sức phát triển khoa học và công nghệ.
D. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Câu 25:
Nhiệm vụ của địa phương về công tác quốc phòng?
A. Đẩy mạnh phong trào thủy lợi.
B. Tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện tuyển quân và động viên
C. Xây dựng hệ thống đường giao thông liên huyện
D. Tập trung chỉ đạo trồng cây vụ Đông.
-
Câu 26:
Một trong những nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là: phải phát huy sức mạnh tổng hợp của?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Khối liên minh công nông và trí thức.
C. Hệ thống chính trị.
D. Khối đại đoàn kết toàn dân.
-
Câu 27:
Lực lượng quân nhân dự bị gồm?
A. Sĩ quan dự bị
B. Dân quân tự vệ
C. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị
D. Hạ sĩ quan
-
Câu 28:
Vị trí của việc xây dựng lực lượng dự bị động viên?
A. Là nhiệm vụ cơ bản nhất, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân.
B. Là xây dựng lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Là quán triệt quan điểm kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
-
Câu 29:
Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên?
A. Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm.
B. Là công việc của cơ sở
C. Phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị.
D. Phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Câu 30:
Dân quân, tự vệ là gì?
A. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác.
B. Là lực lượng phòng thủ dân sự.
C. Là một bộ phận của quân đội nhân dân Việt Nam.
D. Là một bộ phận của lực lượng vũ trang không thoát ly sản xuất, công tác.
-
Câu 31:
Vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc tại địa bàn.
B. Là lực lượng chỉ huy đánh giặc tại cơ sở.
C. Là bộ phận cơ động nhanh nhất của lực lượng vũ trang
D. Là bộ phận hùng hậu nhất của lực lượng vũ trang.
-
Câu 32:
Những người nào có thể và phải tham gia dân quân, tự vệ?
A. Nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.
B. Nam đủ 18 đến hết 45 tuổi, nữ đủ 18 đến hết 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.
C. Nam đủ 18 đến 45 tuổi, nữ đủ 18 đến 40 tuổi, phẩm chất chính trị tốt.
D. Mọi công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Câu 33:
Việc đăng ký dân quân, tự vệ được tiến hành như thế nào?
A. Ngày 01 tháng 01 hằng năm, tại UBND xã (phường), cơ quan, doanh nghiệp.
B. Ngày 15 tháng 04 hằng năm, tại Ban chỉ huy quân sự xã (phường).
C. Ngày 01 tháng 12 hằng năm, tại UBND xã (phường), cơ quan, doanh nghiệp.
D. Ngày 15 tháng 04 hằng năm, tại UBND xã (phường), cơ quan, doanh nghiệp.
-
Câu 34:
Nhiệm vụ của dân quân, tự vệ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt địch.
B. Là lực lượng duy nhất đánh giặc tại địa bàn.
C. Bảo vệ nhân dân trước các tác nhân gây hại.
D. Phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ Tổ quốc tại cơ sở.
-
Câu 35:
Dân quân ở nông thôn mang bản chất giai cấp nào ? 40,. 40, *40, 40,
A. Mang bản chất giai cấp công nông.
B. Mang bản chất giai cấp nông dân.
C. Mang bản chất giai cấp công nhân.
D. Mang bản chất cách mạng
-
Câu 36:
Điều kiện để doanh nghiệp thành lập lực lượng tự vệ khi nào?
A. Khi doanh nghiệp thấy cần thiết phải thành lập lực lượng dân quân, tự vệ.
B. Khi doanh nghiệp có tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Mọi doanh nghiệp đều phải thành lập lực lượng dân quân, tự vệ.
D. Khi doanh nghiệp đề nghị và được cơ quan quân sự cấp trên chuẩn y.
-
Câu 37:
Ai lãnh đạo lực lượng dân quân, tự vệ?
A. Đảng bộ các cấp.
B. Giám đốc các doanh nghiệp, thủ trưởng các cơ quan.
C. Chỉ huy quân sự các cấp.
D. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
-
Câu 38:
Trong chống chiến tranh công nghệ cao dân quân, tự vệ có vai trò gì không?
A. Không còn tác dụng gì.
B. Càng quan trọng hơn.
C. Để răn đe địch.
D. Vẫn như trước.
-
Câu 39:
Thời hạn phục vụ dân quân, tự vệ là mấy năm?
A. Hai năm.
B. Ba năm.
C. Bốn năm.
D. Năm năm.
-
Câu 40:
Khi đánh địch xâm lược bằng vũ trang, dân quân, tự vệ trong lĩnh vực kinh tế do ai chỉ huy?
A. Cơ quan quân sự các cấp.
B. Thủ trưởng các ngành kinh tế.
C. Uỷ ban nhân dân các cấp.
D. Giám đốc doanh nghiệp.
-
Câu 41:
Tìm câu trả lời đúng. Khi đánh địch trên mặt trận kinh tế, dân quân, tự vệ do ai chỉ huy?
A. Thủ trưởng các ngành kinh tế.
B. Thủ trưởng các ngành kinh tế.
C. Giám đốc doanh nghiệp.
D. Uỷ ban nhân dân các cấp.
-
Câu 42:
Khi doanh nghiệp không đủ điều kiện xây dựng dân quân, tự vệ, giám đốc phải?
A. Cho nhân viên chờ đợi.
B. Bảo đảm thời gian và kinh phí để nhân viên tham gia dân quân tại địa phương.
C. Cho tự lo liệu việc tham gia dân quân tại địa phương.
D. Không cho phép tham gia dân quân tại địa phương.
-
Câu 43:
Khi chưa có tổ chức Đảng, doanh nghiệp được xây dựng tự vệ thì do ai chỉ huy?
A. Cơ quan quân sự địa phương.
B. Uỷ ban nhân dân các cấp.
C. Cấp uỷ Đảng địa phương.
D. Giám đốc doanh nghiệp.
-
Câu 44:
Khi nhặt được vũ khí của địch vứt lại, dân quân, tự vệ phải?
A. Báo cáo để đăng ký quản lý.
B. Phải nộp lên cấp trên.
C. Phải thiêu huỷ ngay.
D. Tự trang bị cho đơn vị mình.