1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quy luật hiệu suất giảm dần đúng với:
A. Đầu vào lao động
B. Đầu vào tư bản
C. Đầu vào lao động và tư bản
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 2:
Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và
A. Chi phí lãi suất của sản xuất
B. Chi phí tính toán của sản xuất
C. Chi phí vượt quá của sản xuất
D. Chi phí kinh tế của sản xuất
-
Câu 3:
Trong những tuyên bố đề cập đến chi phí ngắn hạn dưới đây, tuyên bố nào là sai?
A. Tổng chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình có dạng chữ U
B. Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí biến đổi trung bình ở điểm cực tiểu của chi phí biến đổi trung bình
C. Khoảng cách giữa tổng chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình thu hẹp dần khi sản lượng tăng
D. Khoảng cách giữa tổng chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình thu hẹp dần là chi phí cận biên
-
Câu 4:
Khi tiền lương lao động trực tiếp tăng lên:
A. Các đường AFC, AVC, MC dịch chuyển lên trên
B. Các đường ATC, AVC, AFC dịch chuyển lên trên
C. Các đường TC, ATC, AVC và MC đều dịch chuyển lên trên
D. Các đường TC,VC và FC dịch chuyển lên trên
-
Câu 5:
Khi sản phẩm cận biên của lao động lớn hơn sản phẩm trung bình của lao động:
A. Sản phẩm trung bình của lao động đang tăng
B. Sản phẩm cận biên của lao động đang tăng
C. Đường tổng sản phẩm có độ dốc âm
D. Hãng đang có năng suất cận biên giảm dần
-
Câu 6:
Phần chi phí biến đổi trung bình đang giảm dần chính là phần tại đó:
A. Sản phẩm cận biên đang giảm
B. Sản phẩm trung bình đang tăng
C. Chi phí cận biên đang tăng
D. Sản phẩm trung bình đang giảm
-
Câu 7:
Nếu ATC đang giảm, khi đó MC phải:
A. Đang tăng
B. Phía trên ATC
C. Đang giảm
D. Phía dưới ATC
-
Câu 8:
Tỷ lệ lãi suất là 10%/năm. Bạn đầu tư 150 triệu đồng tiền riêng của mình vào một công việc kinh doanh và kiếm được lợi nhuận tính toán là 40 triệu đồng sau một năm. Giả định các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận kinh tế bạn thu được là:
A. 25 triệu đồng
B. 2 triệu đồng
C. 5 triệu đồng
D. 20 triệu đồng
-
Câu 9:
Sản phẩm bình quân của lao động là:
A. Tổng sản phẩm chia cho lượng lao động
B. Độ dốc của đường tổng sản phẩm
C. Độ dốc của đường sản phẩm bình quân
D. Không có điều nào ở trên là đúng
-
Câu 10:
Tăng giá một đầu vào cố định sẽ làm cho:
A. Đường chi phí cận biên dịch chuyển lên trên
B. Đường tổng chi phí trung bình dịch chuyển xuống dưới
C. Đường tổng chi phí trung bình dịch chuyển lên trên
D. Đường chi phí biến đổi trung bình dịch chuyển lên trên
-
Câu 11:
Chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu cùng mức sản lượng tại đó:
A. Sản phẩm cận biên dạt cực tiểu
B. Sản phẩm cận biên đạt cực đại
C. Sản phẩm trung bình đạt cực tiểu
D. Sản phẩm trung bình đạt cực đại
-
Câu 12:
Nếu tất cả các yếu tố đầu vào tăng 10% và sản lượng đầu ra tăng nhỏ hơn 10%. Đây là trường hợp:
A. Hiệu suất không đổi theo quy mô
B. Hiệu suất tăng theo quy mô
C. Tổng chi phí bình quân tăng
D. Hiệu suất giảm theo quy mô
-
Câu 13:
Khi giá yếu tố đầu vào cố định của một hãng tăng sẽ làm cho:
A. Đường chi phí biến đổi bình quân dịch chuyển lên trên
B. Đường chi phí cận biên dịch chuyển lên trên
C. Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển xuống dưới
D. Đường tổng chi phí bình quân dịch chuyển lên trên
-
Câu 14:
Khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng tăng lên:
A. Ích lợi cận biên không đổi
B. Ích lợi cận biên tăng lên
C. Ích lợi cận biên giảm xuống
D. Tổng ích lợi giảm dần
-
Câu 15:
Có một thực tế rằng cốc nước cam thứ ba không mang lại sự thỏa mãn nhiều như cốc nước cam thứ hai, đây và một ví dụ về:
A. Lợi ích cận biên giảm dần
B. Thặng dự tiêu dùng
C. Nghịch lí về giá trị
D. Tổng lợi ích giảm dần
-
Câu 16:
Ở điểm cân bằng, câu nào sau đây là không đúng?
A. Với mức thu nhập và giá cho trước, người tiêu dùng sẽ tốiđa hóa ích lợi
B. Tổng ích lợi của tất cả các hàng hóa là bằng nhau
C. Ích lợi cận biên trên một $ của tất cả các hàng hóa chi mua là bằng nhau
D. Với mức thu nhập và giá cho trước, người tiêu dùng có thể tìm được những kết hợp hàng hóa khác mang lại mức lợi ích thấp hơn
-
Câu 17:
Mai tiêu dùng 2 hàng hóa A và B, và đang ở điểm cân bằng. ích lợi cận biên của đơn vị hàng hóa A cuối cùng là 10 và B là 5. Nếu giá của A là $0,5, thì giá của B là:
A. $0,25
B. $0,5
C. $1
D. $0,1
-
Câu 18:
Nếu Mai tối đa hóa ích lợi và 2 hàng hóa mà cô ta tiêu dùng có cùng ích lợi cận biên, thì:
A. Mai sẵn sàng trả giá như nhau cho 2 loại hàng hóa đó
B. Mai sẽ mua 2 loại với số lượng bằng nhau
C. Mai sẽ chỉ mua một trong 2 loại hàng hóa đó
D. Mai thu được tổng ích lợi như nhau từ mỗi loại hàng hóa
-
Câu 19:
Giả sử bạn ăn xúc xích và uống Coca và bạn tin rằng thu được tổng ích lợi lớn nhất từ bữa ăn đó với mức chi là $6. Giá của một chiếc xúc xích và một lon Coca đều là $1. Có thể rút ra kết luận nào sau đây?
A. Bạn mua 3 chiếc xúc xích và 3 lon Coca
B. Tổng ích lợi thu được từ việc ăn xúc xích là lớn nhất
C. Số lượng chiếc xúc xích được ăn / số lượng lon Coca được uống
D. Ích lợi cận biên của xúc xích và Coca là bằng nhau
-
Câu 20:
Theo lý thuyết về ích lợi, người tiêu dùng:
A. Tối đa hóa ích lợi bằng việc tiêu dùng số lượng hàng hóa xa xỉ nhiều nhất mà anh ta có thể mua được
B. Tối đa hóa ích lợi và tối thiểu hóa ích lợi cận biên
C. Tối đa hóa ích lợi và làm cân bằng ích lợi cân biên trên một $ của tất cả các hàng hóa chi mua
D. Tiết kiệm một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai
-
Câu 21:
Nếu giá giảm xuống rất nhiều dẫn đến lượng cầu tăng lên không đáng kể thì:
A. Co giãn của cầu xấp xỉ bằng vô cùng
B. Cầu là co giãn
C. Cầu là co giãn đơn vị
D. Cầu là không co giãn
-
Câu 22:
Cầu về một hàng hóa là không co giãn nếu:
A. Giá tăng làm tổng doanh thu tăng
B. Thu nhập tăng làm tăng tổng doanh thu
C. Thu nhập tăng làm giảm tổng doanh thu
D. Giá tăng làm tổng doanh thu giảm
-
Câu 23:
Nếu cầu về nước cam ép là co giãn theo giá, thời tiết băng giá làm mất mùa cam sẽ gây ra:
A. Lượng cân bằng giảm và tổng chi tiêu về nước cam cũng giảm
B. Cả giá và lượng cân bằng về nước cam đều giảm
C. Giá cân bằng cũng như tổng chi tiêu về nước cam tăng
D. Giá cân bằng giảm nhưng tổng chi tiêu về nước cam tăng
-
Câu 24:
Giả sử lượng cầu về bia tươi giảm từ 103.000 lít /tuần xuống 97.000lít/tuần do giá tăng 10%. Co giãn của cầu theo giá:
A. 0,6
B. 6
C. 1,97
D. co giãn
-
Câu 25:
Thu nhập của Minh tăng từ $950/ tuần lên $1050/tuần. Kết quả là anh ta quyết định tăng số bộ phim anh ta sẽ xem lên 5%. Vậy cầu về phim của Minh là:
A. Không co giãn theo giá
B. Không co giãn theo thu nhập
C. Co giãn theo thu nhập
D. Co giãn theo giá
-
Câu 26:
Nếu độ co giãn của cầu theo giá bằng -2 có nghĩa là giá tăng 10% dẫn đến:
A. Lượng cầu giảm 50%
B. Lượng cầu tăng 2%
C. Lượng cầu giảm 2%
D. Lượng cầu giảm 20%
-
Câu 27:
Một hàng hóa có cầu là co giãn khi giá trị của độ co giãn là:
A. Bằng 1
B. Nằm giữa 1 và vô cùng
C. Nằm giữa 0 và 1
D. Bằng vô cùng
-
Câu 28:
Cầu sẽ co giãn nhiều hơn nếu:
A. Thu nhập thấp hơn
B. Thu nhập cao hơn
C. Sự sẵn có của hàng hóa thay thế ít hơn
D. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi dài hơn
-
Câu 29:
Nếu giá tăng làm tổng doanh thu giảm thì co giãn của cầu theo giá là:
A. Bằng 0
B. Lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1
C. Bằng 1
D. Lớn hơn 1
-
Câu 30:
Giả sử giá của A giảm từ $10, 50 xuống $9, 50 làm cho lượng cầu về B tăng từ 7960 lên 8040 đơn vị. Co giãn chéo giữa A và B là:
A. 0,01
B. -0,01
C. 0,1
D. -0,1
-
Câu 31:
Nếu cầu về một hàng hóa là co giãn đơn vị, giá tăng 5% sẽ dẫn đến:
A. Tổng doanh thu giảm 5%
B. Tổng doanh thu tăng 5%
C. Tổng doanh thu không đổi
D. Tổng doanh thu tăng nhiều hơn 5%
-
Câu 32:
Nếu giá giảm 6% dẫn đến lượng cầu tăng 5%, độ co giãn của cầu bằng:
A. 0,3
B. 0,83
C. 1,2
D. 0,6
-
Câu 33:
Học phí giảm sẽ làm giảm doanh thu của các trường đại học nếu cầu về giáo dục đại học là:
A. Bằng 1
B. âm 1
C. Nằm giữa 0 và 1
D. Lớn hơn 1
-
Câu 34:
Giả sử giá của một hàng hóa tăng từ $5, 5 lên $6, 5 làm cho lượng cầu về hàng hóa đó giảm từ 12.000 xuống 11.500 đơn vị. co giãn khoảng của cầu theo giá là:
A. 0,5
B. 2
C. 1
D. 1000
-
Câu 35:
Nếu co giãn chéo giữa hai hàng hóa X và Y là dương, thì:
A. X và Y là hai hàng hóa bổ sung
B. Cầu về X và Y đều co giãn theo giá
C. Cầu về X và Y đều không co giãn theo giá
D. X và Y là 2 hàng hóa thay thế
-
Câu 36:
Thu nhập tăng 10% làm cho lượng cầu tăng 5%. Co giãn của cầu theo thu nhập là:
A. 0,5
B. -2,0
C. 2,0
D. -0,5
-
Câu 37:
Nếu phần trăm tăng lên trong giá là như nhau có thể dẫn đến phần trăm giảm trong lượng cầu là nhiều hơn nếu:
A. Việc có được hàng hóa thay thế tốt là khó khăn hơn
B. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi ngắn hơn
C. Tỷ lệ thu nhập cho chi tiêu vào hàng hóa đó là nhiều hơn
D. Tất cả các câu trên sai
-
Câu 38:
Nếu giá tăng 10% dẫn đến lượng cầu giảm 5% thì độ co giãn của cầu theo giá là:
A. -0,2
B. -2
C. -5
D. -0,5
-
Câu 39:
Co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm:
A. Thay đổi trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập
B. Thay đổi trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi trong giá
C. Thay đổi trong giá chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập
D. Thay đổi trong thu nhập chia cho phần trăm thay đổi trong lượng cầu
-
Câu 40:
Đường cung về thịt bò dịch chuyển là do:
A. Thay đổi thị hiếu về thịt bò
B. Chi phí chăn nuôi bò tăng
C. Thu nhập thay đổi
D. Thay đổi giá của hàng hoá liên quan đến thịt bò
-
Câu 41:
Nếu cả cung và cầu đều tăng, giá thị trường sẽ:
A. Giảm
B. Có thể tăng, giảm hoặc không đổi
C. Tăng
D. Không thay đổi
-
Câu 42:
Đối với hàng hóa bình thường, khi thu nhập tăng:
A. Đường cầu dịch chuyển xuống dưới
B. Lượng cầu giảm
C. Đường cầu dịch chuyển sang phải
D. Đường cầu dịch chuyển sang trái
-
Câu 43:
Nếu giá hàng hoá X tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá Y về phía bên trái thì:
A. Y là hàng hoá bình thường
B. Y là hàng hóa cấp thấp
C. X và Y là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng.
D. X và Y là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng.
-
Câu 44:
Trong nền kinh tế thị trường, giá cân bằng được xác định bởi:
A. Chính phủ
B. Cung hàng hoá
C. Tương tác giữa cung và cầu
D. Chi phí sản xuất hàng hóa
-
Câu 45:
Có thể hạn chế dư thừa hàng hóa trên thị trường thông qua:
A. Giảm giá
B. Giảm lượng cầu
C. Chính phủ tăng giá
D. Tăng cung