1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương
Chia sẻ hơn 1300+ câu trắc nghiệm môn Kinh tế học đại cương có đáp án dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế học như những vấn đề chung về kinh tế học, phân tích cung - cầu, lý thuyết về người tiêu dùng, lý thuyết về hãng, cơ cấu thị trường và quyết định của hãng,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hàm số nhập khẩu phụ thuộc nhân tố sau:
A. Sản lượng quốc gia.
B. Tỷ giá hối đoái.
C. Lãi suất.
D. A và B đúng.
-
Câu 2:
Giả sử Mo = 6; MPM = 0,1; MPS = 0,2; MPT = 0,1 và mức sản lượng là 450. Vậy giá trị hàng hóa nhập tại mức sản lượng trên sẽ là:
A. M = 45
B. M = 51
C. M = 39
D. Không câu nào đúng
-
Câu 3:
Giả sử MPC = 0,55; MPI = 0,14; MPT = 0,2; MPM = 0,08. Số nhân của nền kinh tế mở sẽ là:
A. k = 1,5
B. k = 2
C. k = 2,5
D. k = 3
-
Câu 4:
Thuế suất và thuế suất biên là hai khái niệm:
A. Hoàn toàn khác nhau.
B. Hoàn toàn giống nhau.
C. Có khi thuế suất là thuế suất biên.
D. Cả A B C đều sai.
-
Câu 5:
Một ngân sách cân bằng khi:
A. Thu của ngân sách bằng chi ngân sách.
B. Số thu thêm bằng số chi thêm
C. Câu A và B đều đúng
D. Câu A và B đều sai.
-
Câu 6:
Khi nền kinh tế đang suy thoái thì chính phủ nên tăng chi ngân sách mua hàng và dịch vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Ngân sách thặng dư khi:
A. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách
B. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.
C. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.
D. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm.
-
Câu 8:
Khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y < Yp) nên áp dụng chính sách mở rộng tài khóa bằng cách:
A. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
B. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
C. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
D. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.
-
Câu 9:
Cho biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0 75; khuynh hướng đầu tư biên là 0,15; thuế suất biên là 0,2. Số nhân tổng quát là:
A. k = 2,5
B. k = 5
C. k = 2
D. k = 4
-
Câu 10:
Nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là:
A. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp.
B. Tỷ giá hối đoái.
C. Lãi suất và tỷ giá hối đoái.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 11:
Giả sử sản lượng cân bằng ở mức thất nghiệp tự nhiên, chính phủ muốn tăng chi tiêu thêm 5 tỷ đồng mà không muốn lạm phát cao xảy ra thì chính phủ nên:
A. Tăng thuế 5 tỷ
B. Tăng thuế hơn 5 tỷ
C. Giảm thuế 5 tỷ.
D. Tăng thuế ít hơn 5 tỷ.
-
Câu 12:
Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ như thế nào?
A. Tăng tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất giảm.
B. Giảm tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất tăng
C. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.
D. Giảm tổng cầu vì thu nhập khả dụng giảm.
-
Câu 13:
Khi chính phủ tăng thuế ròng (T) và tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ (G) một lượng bằng nhau thì sản lượng cân bằng sẽ:
A. Không đổi.
B. Tăng.
C. Giảm.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 14:
Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để là gì?
A. Giảm tỷ lệ thất nghiệp
B. Hạn chế lạm phát.
C. Tăng đầu tư cho giáo dục.
D. Giảm thuế.
-
Câu 15:
Trong một nền kinh tế cho biết: tiêu dùng tự định là 10 tỷ USD; đầu tư là 50 tỷ USD; chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 60 tỷ USD; xuất khẩu là 32 tỷ USD; nhập khẩu chiếm 1/10 giá trị sản lượng; khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; thuế ròng chiếm 1/8 giá trị sản lượng. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:
A. 320 tỷ USD
B. 340 tỷ USD
C. 380 tỷ USD
D. 360 tỷ USD
-
Câu 16:
Các nhà kinh tế học lo lắng đến quy mô nợ quốc gia vì:
A. Nợ quốc gia sẽ làm gia tăng thất nghiệp.
B. Nợ quốc gia chồng chất khó cưỡng lại việc chính phủ in thêm tiền với quy mô lớn và có thể dẫn đến siêu lạm phát.
C. Nợ quốc gia cuối cùng phải được trang trải thông qua tăng thuế trong tương lai.
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 17:
Khi các nhà kinh tế sử dụng từ "cận biên" họ ám chỉ:
A. Vừa đủ
B. Bổ sung
C. Cuối cùng
D. Đường biên
-
Câu 18:
Mức giá tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền sẽ giảm khi:
A. Chi phí cố định giảm xuống
B. Chi phí cận biên giảm
C. Tổng chi phí trung bình giảm
D. Chi phí cố định trung bình giảm
-
Câu 19:
Co giãn của cầu lao động trong dài hạn phụ thuộc vào:
A. Co giãn của cầu theo giá trong dài hạn của hàng hóa dịch vụ đầu ra
B. Mức độ sử dụng lao động trong quá trình sản xuất
C. Khả năng thay thế cho lao động của các yếu tố đầu vào khác trong quá trình sản xuất
D. Tất cả các điều trên
-
Câu 20:
Ảnh hưởng thu nhập của một mức lương cao hơn được hiểu là:
A. Mức thu nhập cao hơn của người lao động để họ làm việc nhiều hơn
B. Giá hàng hoá tiêu dùng tăng do tiền lương tăng
C. Cầu về hoạt động nghỉ ngơi tăng lên do tiền lương tăng
D. Sức mua hàng hoá tiêu dùng tăng do thu nhập của người lao động tăng
-
Câu 21:
Để phân phối lại thu nhập cho công bằng hơn chính phủ sử dụng:
A. Thuế thu nhập
B. Thay đổi tiền công cho đều nhau
C. Tịch thu tài sản của người giàu
D. Quy định lại quyền thừa kế
-
Câu 22:
Việc đánh thuế xuất khẩu một hàng hoá sẽ làm cho:
A. Làm tăng số lượng tiêu dùng trong nước đối với hàng hoá đó
B. Giá hàng hoá đó ở trong nước tăng lên
C. Giá hàng hoá đó ở trong nước giảm xuống
D. Cả phương án 1 và 3
-
Câu 23:
Giang và Nga đang tiêu dùng cam với số lượng như nhau nhưng cầu của Giang về cam co giãn hơn cầu của Nga. Câu nào sau đây đúng?
A. Thặng dư tiêu dùng của Giang lớn hơn của Nga
B. Thặng dư tiêu dùng của Giang bằng của Nga
C. Thặng dư tiêu dùng của Nga lớn hơn của Giang
D. Không thể so sánh thặng dư tiêu dùng của những người tiêu dùng với nhau
-
Câu 24:
Một nhà độc quyền sẽ đóng cửa trong ngắn hạn khi:
A. Giá không đủ bù đắp doanh thu cận biên
B. Giá không đủ bù đắp tổng chi phí trung bình
C. Lợi nhuận nhỏ hơn lợi nhuận thông thường
D. Giá không bù đắp được chi phí biến đổi trung bình
-
Câu 25:
Khi không có sự khan hiếm:
A. Vẫn cần thiết lựa chọn trong số các phương án khác nhau
B. Tất cả các hàng hoá sẽ là miễn phí
C. Thị trường là không cần thiết
D. Cả phương án 2 và 3
-
Câu 26:
Lượng cung một hàng hoá giảm được thể hiện thông qua việc:
A. Vận động dọc theo đường cung xuống dưới
B. Vận động dọc theo đường cung lên trên
C. Đường cung dịch chuyển sang phải
D. Đường cung dịch chuyển sang trái
-
Câu 27:
Số nhân tiền tệ được định nghĩa là:
A. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh
B. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
C. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu.
D. Hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
-
Câu 28:
Trong điều kiện lý tưởng, số nhân tiền tệ sẽ bằng:
A. Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên.
B. Một chia cho một xu hướng tiêu dùng biên.
C. Một chia cho tỷ lệ cho vay
D. Một chia cho tỷ lệ dữ trữ.
-
Câu 29:
Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là:
A. kM = 3
B. kM = 4
C. kM = 2
D. kM = 5
-
Câu 30:
Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương có thể:
A. Ổn định được số nhân tiền
B. Tránh được cơn hoảng loạn tài chính
C. Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng
D. Cả ba vấn đề trên
-
Câu 31:
Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:
A. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị truưường chứng khoản.
B. Tăng lãi suất chiết khấu.
C. Tăng tỷ lệ dữ trự bắt buộc.
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 32:
Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tủy ý là 5%, vậy dự trữ bắt buộc sẽ là:
A. 10%
B. 5%
C. 3%
D. 2%
-
Câu 33:
Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì:
A. Lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng.
B. Lượng cung tiền giảm.
C. Lượng cung tiền tăng.
D. Câu A và C đúng
-
Câu 34:
Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào:
A. Lãi suất và sản lượng.
B. Chỉ có sản lượng.
C. Chỉ có lãi suất.
D. Nhu cầu thanh toán.
-
Câu 35:
Nếu lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến giá chứng khoán trên thị trường:
A. Giảm xuống
B. Không đủ thông tin để kết luận
C. Không thay đổi
D. Tăng lên.
-
Câu 36:
Nếu giá chứng khoán cao hơn mức giá cân bằng, lúc đó:
A. Mức cầu về tiền cho đầu cơ tăng lên.
B. Mức cầu về tiền cho đầu cơ giảm xuống
C. Lãi suất có xu hướng giảm xuống.
D. Lãi suất có xu hướng tăng lên.
-
Câu 37:
Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là LM = 450 – 20r. Lượng tiền mạnh là 200, số nhân tiền tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:
A. r = 3%
B. r = 2,5%
C. r = 2%
D. r = 1,5%
-
Câu 38:
Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do:
A. Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
B. Sản lượng quốc gia thay đổi.
C. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 39:
Khi sản lượng giảm xuống trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi, lức đó:
A. Mức cầu về tiền tăng lên.
B. Lãi suất cân bằng tăng lên.
C. Lãi suất cân bằng giảm xuống.
D. Lãi suất cân bằng không đổi
-
Câu 40:
Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của chính phủ thì khối tiền tệ sẽ:
A. Tăng lên.
B. Không đổi.
C. Giảm xuống.
D. Chưa biết.
-
Câu 41:
Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách:
A. Mua và bán chứng khoán của chính phủ.
B. Mua và bán ngoại tệ.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
-
Câu 42:
Số nhân của tiền tệ phản ánh:
A. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở.
B. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gửi
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
-
Câu 43:
Chức năng của ngân hàng trung gian là:
A. Huy động tiền gởi tiết kiệm của dân cư và cho vay
B. Kinh doanh tiền tệ và đầu tư.
C. Kích thích người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn.
D. Kích thích người vay tiền vay nhiều hơn.
-
Câu 44:
Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:
A. Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng.
B. Lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm.
LãC. i suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm
D. Không câu nào đúng.