Trắc nghiệm Thấu kính Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về chùm sáng qua thấu kính hội tụ khi đặt trong khí là:
A. Chùm sáng tới song song, chùm sáng ló hội tụ;
B. Chùm sáng tới hội tụ, chùm sáng ló hội tụ;
C. Chùm sáng tới qua tiêu điểm vật, chùm sáng ló song song với nhau;
D. Chùm sáng tới thấu kính không thể cho chùm sáng phân kì.
-
Câu 2:
Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;
B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;
D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.
-
Câu 3:
Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là
A. thấu kính hai mặt lõm.
B. thấu kính phẳng lõm.
C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm
D. thấu kính phẳng lồi
-
Câu 4:
Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi
A. 2 mặt cầu lồi
B. hai mặt phẳng.
C. hai mặt cầu lõm.
D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
-
Câu 5:
Một vật sáng AB cách màn ảnh E một khoảng L = 100 cm. Đặt một thấu kính hội tụ trong khoảng giữa vật và màn để có một ảnh thật lớn gấp 3 lần vật ở trên màn. Tiêu cự của thấu kính là
A. 20 cm.
B. 21,75 cm.
C. 18,75 cm.
D. 15,75 cm.
-
Câu 6:
Vật AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, qua thấu kính cho ảnh ảo A1B1, dịch chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8 cm. Khi đó ta thu được ảnh thật A2B2 cách A1B1 đoạn 72 cm. Vị trí của vật AB ban đầu cách thấu kính
A. 6 cm.
B. 12 cm.
C. 8 cm.
D. 14 cm.
-
Câu 7:
Vật thật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng 2f thì ảnh của nó là
A. ảnh thật nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo lớn hơn vật.
C. ảnh thật bằng vật.
D. ảnh thật lớn hơn vật.
-
Câu 8:
Vật sáng được đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Ảnh của vật qua thấu kính có số phóng đại ảnh k = -2. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 30 cm.
B. 40 cm.
C. 60 cm.
D. 24 cm.
-
Câu 9:
Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính cho một ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là
A. – 30 cm.
B. 20 cm.
C. –20 cm.
D. 30 cm.
-
Câu 10:
Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh ngược chiều lớn gấp 3 lần AB và cách nó 80 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 25 cm.
B. 15 cm.
C. 20 cm.
D. 10 cm.
-
Câu 11:
Thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Khoảng cách ngắn nhất giữa vật thật và ảnh thật qua thấu kính là
A. 3f.
B. 4f.
C. 5f.
D. 6f.
-
Câu 12:
Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cách thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho một ảnh thật cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật đến ảnh là
A. 16 cm.
B. 24 cm.
C. 80 cm.
D. 120 cm.
-
Câu 13:
Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f = 30 cm. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 60 cm.
B. 45 cm.
C. 20 cm.
D. 30 cm.
-
Câu 14:
Vật AB = 2 cm nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm cho ảnh A’B’ cao 8 cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8 cm.
B. 16 cm.
C. 64 cm.
D. 72 cm.
-
Câu 15:
Vật AB = 2 cm đặt thẳng góc trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm thì thu ảnh rõ nét trên màn cao 3 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm.
D. 12 cm.
-
Câu 16:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là
A. f = 15 cm.
B. f = 30 cm.
C. f = -15 cm.
D. f = -30 cm.
-
Câu 17:
Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là
A. 4 cm.
B. 6 cm.
C. 12 cm.
D. 18 cm.
-
Câu 18:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ \[D=+5\text{ dp}\] và cách thấu kính một khoảng 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
B. ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 60 cm.
C. ảnh thật, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
D. ảnh ảo, cách thấu kính một đoạn 20 cm.
-
Câu 19:
Vật AB = 2 cm đặt thẳng góc với trục chính thấu kính hội tụ cách thấu kính 40 cm. Tiêu cự thấu kính là 20 cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh
A. ảo, cao 4 cm.
B. ảo, cao 2 cm.
C. thật, cao 4 cm.
D. thật, cao 2 cm.
-
Câu 20:
Vật AB = 2 cm đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10 cm, tiêu cự thấu kính là 20 cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh
A. ảo, cao 2 cm.
B. ảo, cao 4 cm.
C. thật, cao 2 cm.
D. thật, cao 4 cm.
-
Câu 21:
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10 cm. Tiêu cự thấu kính là 20 cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh
A. thật, cách thấu kính 10 cm.
B. ảo, cách thấu kính 10 cm.
C. thật, cách thấu kính 20 cm.
D. ảo, cách thấu kính 20 cm.
-
Câu 22:
Vật sáng AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, cách thấu kính 20 cm, tiêu cự thấu kính là f = -20 cm. Ảnh A’B’ của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo cách thấu kính
A. 20 cm.
B. 10 cm.
C. 30 cm.
D. 40 cm.
-
Câu 23:
Đặt vật AB = 2 cm thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự \(f=-12\text{ }cm,\) cách thấu kính một khoảng d = 12 cm thì ta thu được
A. ảnh thật A’B’, cao 2 cm.
B. ảnh ảo A’B’, cao 2 cm.
C. ảnh ảo A’B’, cao 1 cm.
D. ảnh thật A’B’, cao 1 cm.
-
Câu 24:
Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là
A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = –0,2 cm.
B. thấu kính phân kì có tiêu cự là f = –20 cm.
C. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20 cm.
D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm.
-
Câu 25:
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20 cm. Thấu kính có tiêu cự 10 cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 20 cm.
B. 10 cm.
C. 30 cm.
D. 40 cm.
-
Câu 26:
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kì, qua thấu kính cho ảnh
A. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
B. cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D. ngược chiều, lớn hơn vật.
-
Câu 27:
Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh
A. ảo, nhỏ hơn vật.
B. ảo, lớn hơn vật.
C. thật, nhỏ hơn vật.
D. thật, lớn hơn vật.
-
Câu 28:
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
-
Câu 29:
Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.
B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
C. Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm.
D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.
-
Câu 30:
Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn ngược chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
-
Câu 31:
Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
-
Câu 32:
Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
-
Câu 33:
Vật sáng AB đặt cách màn ảnh một khoảng L = 100 cm. Dịch chuyển theo phương vuông góc với màn một thấu kính hội tụ trong khoảng từ vật đến màn, ta thấy có hai vị trí thấu kính cách nhau l = 10 cm đều cho ảnh của AB rõ nét trên màn. Tiêu cự thấu kính là
A. 22,85 cm.
B. 40 cm.
C. 20 cm.
D. 24,975 cm.
-
Câu 34:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 20 cm. Qua thấu kính vật AB cho ảnh ảo cao gấp 2 lần vật. Đó là thấu kính gì và tiêu cự bao nhiêu?
A. Thấu kính hội tụ có f = 40 cm.
B. Thấu kính hội tụ có f = 30 cm.
C. Thấu kính phân kì có f = –40 cm.
D. Thấu kính phân kì có f = –30 cm.
-
Câu 35:
Cần phải đặt vật cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm một khoảng cách bằng bao nhiêu để thu được ảnh thật có độ phóng đại gấp 5 lần vật?
A. 24 cm.
B. 18 cm.
C. 6 cm.
D. 12 cm.
-
Câu 36:
Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính sẽ có ảnh cùng chiều, lớn gấp 3 lần vật AB. Di chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8 cm thì ảnh lại ngược chiều và cùng lớn gấp 3 lần vật AB. Tiêu cự của thấu kính là
A. 10 cm.
B. 6 cm.
C. 8 cm.
D. 12 cm.
-
Câu 37:
Một vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì và cách thấu kính 40 cm. Nhìn vào thấu kính người ta thấy một ảnh cùng chiều và cách thấu kính 15 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 24 cm.
B. –24 cm.
C. 48 cm.
D. – 48 cm.
-
Câu 38:
Một vật sáng AB đặt trước một thấu kính và cách thấu kính một khoảng 40 cm, cho một ảnh cùng chiều và bằng một nửa vật. Hỏi thấu kính là thấu kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu?
A. Thấu kính phân kỳ, tiêu cự 40 cm.
B. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 60 cm.
C. Thấu kính phân kì, tiêu cự 60 cm.
D. Thấu kính hội tụ, tiêu cự 40 cm.
-
Câu 39:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự 20 cm. Để vật AB qua thấu kính cho ảnh A'B' = 2AB thì vị trí vật cách thấu kính
A. 20 cm.
B. 10 cm.
C. 30 cm.
D. d = 10 cm hoặc d = 30 cm.
-
Câu 40:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Để vật AB qua thấu kính cho ảnh \A'B' = AB/2 thì vị trí vật cách thấu kính
A. 60 cm.
B. 30 cm.
C. 20 cm.
D. 120 cm.
-
Câu 41:
Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5; giới hạn bởi một mặt lõm và một mặt lồi có bán kính lần lượt là 10 cm và 30 cm. Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính trên cho ảnh cách thấu kính 15 cm. Vị trí của vật cách thấu kính
A. 10 cm.
B. 15 cm.
C. 5 cm.
D. 30 cm.
-
Câu 42:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Để ảnh của vật cùng chiều với vật, cách vật 18 cm thì vị trí vật cách thấu kính
A. 15 cm.
B. 10 cm.
C. 12 cm.
D. 5 cm.
-
Câu 43:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. Để ảnh của vật cách thấu kính 20/3 cm thì vị trí vật cách thấu kính
A. 20 cm.
B. 20/3 cm.
C. 10 cm.
D. 10/3 cm.
-
Câu 44:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 30 cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là
A. ảnh ảo, cách thấu kính 7,5 cm, ngược chiều và bằng một phần tư vật.
B. ảnh thật, cách thấu kính 7,5 cm, cùng chiều và bằng một phần tư vật.
C. ảnh thật, cách thấu kính 7,5 cm, ngược chiều và bằng một phần tư vật.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 7,5 cm, cùng chiều và bằng một phần tư vật.
-
Câu 45:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 30 cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là
A. ảnh ảo, cách thấu kính 15 cm, ngược chiều và bằng nửa vật.
B. ảnh thật, cách thấu kính 15 cm, cùng chiều và bằng nửa vật.
C. ảnh thật, cách thấu kính 15 cm, ngược chiều và bằng nửa vật.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 15 cm, cùng chiều và bằng nửa vật.
-
Câu 46:
Vật sáng AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 30 cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là
A. ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm, ngược chiều và gấp đôi vật.
B. ảnh thật, cách thấu kính 60 cm, cùng chiều và gấp đôi vật.
C. ảnh thật, cách thấu kính 60 cm, ngược chiều và gấp đôi vật.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm, cùng chiều và gấp đôi vật.
-
Câu 47:
Một thấu kính có chiết suất n = 1,5. Khi đặt trong không khí thấu kính có độ tụ 5 dp. Để tiêu cự của thấu kính là -1 m thì phải nhúng thấu kính vào chất lỏng có chiết suất bằng
A. 1,67.
B. 1,33
C. 2,30
D. 1,40
-
Câu 48:
Một thấu kính có chiết suất n = 1,5. Khi đặt trong không khí thấu kính có độ tụ 5 dp. Tiêu cự của thấu kính khi nhúng thấu kính vào chất lỏng và có chiết suất n' = 1,67 là
A. 20 cm.
B. 100 cm.
C. -100 cm.
D. -20 cm.
-
Câu 49:
Một thấu kính có chiết suất n = 1,5 giới hạn bởi hai mặt lồi có bán kính lần lượt là 10 cm và 30 cm. Tiêu cự của thấu kính khi đặt trong không khí là
A. 15 cm.
B. -30 cm.
C. 30 cm.
D. -15 cm.
-
Câu 50:
Một thấu kính có chiết suất n = 1,5 giới hạn bởi một mặt lõm và một mặt lồi có bán kính lần lượt là 10 cm và 30 cm. Tiêu cự của thấu kính khi đặt trong không khí là
A. 15 cm.
B. -30 cm.
C. 30 cm.
D. -15 cm.