Trắc nghiệm Thấu kính Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Nhìn qua thấu kính thấy một ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị là:
A. 10cm
B. 25cm
C. 15cm
D. 5cm
-
Câu 2:
Một vật sáng AB cho ảnh thật qua một thấu kính hội tụ, ảnh này hứng trên một màn E đặt cách vật một khoảng 180cm, ảnh thu được cao bằng 1/5 vật. Tiêu cự của thấu kính có giá trị:
A. 15cm
B. 10cm
C. 5cm
D. 25cm
-
Câu 3:
Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính L1 có tiêu cự f1 = 10cm, thấu kính L2 có tiêu cự f2=−10cm. Khoảng cách giữa hai kính là a = 40cm. Phía ngoài hệ, trước L1 có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách L1 15cm. Ảnh cuối cùng qua hệ là
A. ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm
B. ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
C. ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
D. ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
Câu 4:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = -30cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính cho ảnh cách vật 15cm. Vị trí của vật là:
A. 30cm
B. -15cm
C. 15cm
D. -30cm
-
Câu 5:
Một người cao tuổi đeo kính lão có độ tụ D=+2dp
A. Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 2 m.
B. Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-2 m).
C. Đây là thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,5 m.
D. Đây là thấu kính phân kỳ có tiêu cự (-0,5 m).
-
Câu 6:
Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 4mm, thị kính với tiêu cự 20mm và độ dài quang học bằng 156mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng 25cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận là
A. 4,0000mm
B. 4,1026mm
C. 4,1016mm
D. 4,1035mm
-
Câu 7:
Chiếu một chùm sáng hội tụ qua một lỗ tròn trên một màn chắn sáng, thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của lỗ và đi qua tâm lỗ tròn, cách tâm lỗ tròn một khoảng 10cm. Đặt vào lỗ tròn một thấu kính phân kì thì thấy chùm sáng hội tụ tại một điểm cách tâm lỗ tròn một khoảng 20cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 6,7cm
B. 20cm
C. -6,7cm
D. -20cm
-
Câu 8:
Đặt điểm sáng S cách màn ảnh E một khoảng 100cm. Giữa S và màn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 36cm. Tịnh tiến thấu kính giữa điểm sáng S và màn có vị trí của thấu kính sao cho đường kính của vết sáng trên màn là nhỏ nhất. Biết đường kính đường rìa của thấu kính là 9cm. Đường kính cực tiểu của vết sáng là
A. 2cm
B. 3cm
C. 4cm
D. 5cm
-
Câu 9:
Đặt điểm sáng S trên trục chính của thấu kính và cách thấu kính 11cm. Thu ảnh trên màn E được điểm sáng S’ đối xứng với S qua thấu kính. Nếu đặt màn tại tiêu diện của thấu kính, từ vị trí ban đầu dịch chuyển S ra xa thấu kính trên trục chính, S chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4m/s2 (tốc độ ban đầu bằng 0). Khoảng thời gian nhỏ nhất để diện tích vệt sáng trên màn bằng 1/36 diện tích ban đầu là
A. 0,5s
B. 1s
C. 1,5s
D. 2s
-
Câu 10:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, có dạng hình tròn. Điểm sáng đặt ở trục chính và trước thấu kính thì tìm được hai vị trí sao cho trên màn ảnh đặt sau thấu kính thu được vệt sáng tròn cùng đường kính rìa với thấu kính. Biết khoảng cách hai vị trí đặt vật cách nhau 10cm. Khoảng cách từ màn đến thấu kính là
A. 10cm
B. 30cm
C. 20cm
D. 40cm
-
Câu 11:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật. Nếu cho vật dịch chuyển lại gần thấu kính 30cm thì ảnh sau của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và cao gấp 4 lần ảnh trước. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 10cm
B. 15cm
C. 20cm
D. 25cm
-
Câu 12:
Đặt một vật nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều với vật. Nếu dịch vật vào gần thấu kính 4cm, ảnh vẫn ngược chiều và dịch 18cm; còn nếu dịch vật ra xa thấu kính 10cm, ảnh cũng dịch 10cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?
A. 8 cm
B. 12 cm
C. 18 cm
D. 144 cm
-
Câu 13:
Hai ngọn đèn S1 và S2 (coi như các điểm sáng) đặt cách nhau 16cm trên trục chính của thấu kính có tiêu cự 6cm. Ảnh tạo bởi thấu kính của S1 và S2 trùng nhau tạo S’ (hình vẽ). Khoảng cách từ S’ tới thấu kính là
A. 12cm
B. 6,4cm
C. 5,6cm
D. 4,8cm
-
Câu 14:
Một vật sáng AB đặt trên trục chính, vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’, cùng chiều nhỏ hơn vật 2 lần. Dịch chuyển vật một đoạn 15cm thì được ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Tiêu cự của thấu kính là
A. 15cm
B. -5cm
C. -15cm
D. 45cm
-
Câu 15:
Cho hệ gồm một thấu kính hội tụ tiêu cụ 60 cm và một gương phẳng đặt đồng trục có mặt phản xạ quay về phía thấu kính, cách thấu kính một khoảng là a. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính, trước thấu kính và cách thấu kính 80cm. Để ảnh cuối cùng cho bởi hệ cách thấu kính 40 cm thì a phải có giá trị là:
A. f = -12cm và d2 = 24cm
B. f = 2cm và d2 = 8cm
C. f = -6cm và d2 = 4cm
D. f = 4cm và d2 = 8cm
-
Câu 16:
Số bội giác của kính lúp hoặc kính hiển vi phụ thuộc khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ của người quan sát, còn với kính thiên văn hoặc ống nhòm thì không phụ thuộc vào Đ vì
A. Vật quan sát ở rất xa, coi như xa vô cùng
B. Công thức lạp được cho trường hợp ảnh cuối cùng ở xa vô cùng
C. Công thức về số bội giác thu được với kính thiên văn chỉ là gần đúng
D. Đó là tính chất đặc biệt của dụng cụ quang
-
Câu 17:
Vật phẳng AB=2cm đặt trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm cho ảnh thật A’B’ cao 8cm, Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8cm
B. 16cm
C. 64cm
D. 72cm
-
Câu 18:
Mặt một người có điểm cực cận cách mắt 24cm, đặt sát mắt một kính lúp có tiêu cự 4cm, Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 6
B. 5
C. 3,5
D. 2
-
Câu 19:
Vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều cao gấp 4 lần vật . Biết ảnh cách vật 150cm. ảnh cách thấu kính một khoảng bằng
A. 30cm
B. 24cm
C. 120cm
D. 90cm
-
Câu 20:
Vật sáng AB qua thấu kính cho ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật 4 lần và cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. -12cm
B. -4cm
C. -16cm
D. 9,6cm
-
Câu 21:
Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm của thấu kính 20 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ Ox và O’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O và O’ thuộc trục chính. Biết Ox đi qua A và O’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục Ox với phương trình \( x = 10\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\) Viết phương trình dao động của ảnh A’. Biết tiêu cự của thấu kính là 10 cm.
A. \( x' = 10\cos \left( {\pi t +\frac{{5\pi }}{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
B. \( x' = 10\cos \left( {\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
C. \( x' = 10\cos \left( {2\pi t +\frac{{5\pi }}{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
D. \( x' = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
-
Câu 22:
Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 3 cm. Tốc độ cực đại của ảnh S’ là
A. 8π cm/s
B. 14π cm/s
C. 8 cm/s
D. 14 cm/s
-
Câu 23:
Một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm, cách thấu kính 25 cm. Cho S dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s trên trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu. Biên độ dao động là 3 cm. Lấy π2=10. Gia tốc cực đại của ảnh S’ là
A. 3,2cm/s2
B. 3,2m/s2
C. 3,2πm/s2
D. 3,2πcm/s2
-
Câu 24:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấu kính, P là một điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng trùng với M. Gọi P’ là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động vuông góc với trục chính của thấu kính, biên độ 4 cm thì ảnh ảo P’ dao động với biên độ 12 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính với tần số 2 Hz, biên độ 5 cm thì P’ có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,5 s là
A. 2,0 m/s
B. 4,25 m/s
C. 2,5 m/s
D. 4,8 m/s
-
Câu 25:
Một điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 60cm, chuyển động đều trên trục chính về phía thấu kính với tốc độ 5cm/s, cho ảnh S′. Tại thời điểm t=0, S cách thấu kính 120cm, đến thời điểm t=6s thì S′ chuyển động với tốc độ trung bình là:
A. 10m/s.
B. 5m/s.
C. 5cm/s.
D. 10cm/s.
-
Câu 26:
Vật sáng AB đặt song song và cách màn quan sát một khoảng L (hình vẽ). dịch chuyển một thấu kính hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng giữa vật và màn ảnh. Khi dịch chuyển tịnh tiến thấu kính dọc trục chính của nó, thì tìm được các vị trí cho ảnh rõ nét trên màn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nếu L ≤ 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
B. Nếu L > 4f thì có thể tìm được hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
C. Nếu L = 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
D. Nếu L ≤ 5f thì có thể tìm được hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình.
-
Câu 27:
Người ta dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ 1dp để thu được ảnh của Mặt Trăng. Cho góc trông Mặt Trăng là 33’. Lấy d1'=3.10-4 rad. Đường kính của ảnh gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1cm
B. 1,5cm
C. 2cm
D. 2,5cm
-
Câu 28:
Qua một thấu kính ,ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36cm.đây là thâú kính gì ?tính tiêu cự thấu kính đó
A. Hội tụ có tiêu cự 24 cm.
B. Phân kì có tiêu cự 8 cm
C. Phân kì có tiêu cự 24 cm.
D. Hội tụ có tiêu cự 8 cm
-
Câu 29:
Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải
A. Lớn hơn 20 cm
B. Nhỏ hơn 20 cm
C. Lớn hơn 40 cm
D. Nhỏ hơn 40 cm
-
Câu 30:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng
A. Thật và cách kính hai 40 cm
B. Ảo và cách kính hai 40 cm.
C. Ảo và cách kính hai 120 cm.
D. Thật và cách kính hai 120 cm
-
Câu 31:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự - 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm
B. Thấu kính phân kì tiêu cự 25 cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm
-
Câu 32:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, một vật sáng AB = 6cm đặt vuông góc với trục chính cách thấu kính 20cm thì cho ảnh A’B’ là ...
A. Ảnh thật đối xứng với vật qua quang tâm O, có A’ thuộc trục chính.
B. Ảnh ảo cao 6cm ,cách thấu kính 20cm.
C. Ảnh ở vô cùng.
D. Ảnh thật cao 3cm cách thấu kính 15cm.
-
Câu 33:
Vật sáng AB cách màn 150cm. Trong khoảng giữa vật và màn ảnh, ta đặt một thấu kính hội tụ L coi như song song với AB. Di chuyển L dọc theo trục chính, ta thấy có hai vị trí của L để ảnh hiện rừ nột trờn màn. Biết hai vị trí đó cách nhau 30 cm, tiêu cự của thấu kính là
A. 32cm
B. 33cm
C. 35cm
D. 36cm
-
Câu 34:
Điều nào sau đây sai khi nói về thấu kính hội tụ:
A. Vật nằm trong khoảng f < d < 2f cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. Vật nằm trong khoảng 0< d < f cho ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Vật nằm trong khoảng \(2f < d < \infty\) cho ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. Vật ảo cho ảnh thật nhỏ hơn vật.
-
Câu 35:
Qua một thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, một vật đặt trước thấu kính 60 cm sẽ cho ảnh cách vật bao xa?
A. 30cm
B. 60cm
C. 90cm
D. 40cm
-
Câu 36:
Một học sinh bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 30.5. Thấu kính phân kỳ L1 có tiêu cự là f1 = -10cm Khoảng cách từ ảnh S’1 tạo bởi L1 đến màn có giá trị nào?
A. 60cm
B. 80cm
C. Một giá trị khác A,B
D. Không xác định được, vì không có vật nên L1 không tạo được ảnh
-
Câu 37:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm đặt trong không khí. Vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn 10 cm. Xác định vị trí đặt vật ở trước thấu kính để ảnh của vật qua thấu kính ngược chiều lớn gấp 2 lần vật.
A. 20cm
B. 30cm
C. 35cm
D. 40cm
-
Câu 38:
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự (f= 10cm ), cho ảnh A'B'. Khi dịch chuyển vật một khoảng 5cm lại gần thấu kính thì thấy ảnh dịch chuyển một khoảng là 10cm. Vị trí của vật trước khi dịch chuyển là:
A. 5cm
B. 15cm
C. 20cm
D. A hoặc C
-
Câu 39:
Cho hệ gồm một thấu kính hội tụ tiêu cụ 60 cm và một gương phẳng đặt đồng trục có mặt phản xạ quay về phía thấu kính, cách thấu kính một khoảng là a. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính, trước thấu kính và cách thấu kính 80cm. Để ảnh cuối cùng cho bởi hệ cách thấu kính 40 cm thì a phải có giá trị là:
A. 60cm
B. 140cm
C. 40cm
D. 100cm
-
Câu 40:
Một thấu kính hai mặt lồi cùng bán kính R, khi đặt trong không khí nó có tiêu cự f = 30cm. Nhúng chìm thấu kính vào một bể nước, cho trục chính của nó thẳng đứng rồi cho một chùm sáng song song rọi thẳng đứng từ trên xuống thì thấy điểm hội tụ cách thấu kính 80cm. R = ? Biết chiết suất của nước là 4/3.
A. 20cm
B. 40cm
C. 25cm
D. 35cm
-
Câu 41:
Vật sáng AB đặt song song với một màn M, cách màn một đoạn L = 45 cm. Giữa vật và màn có một thấu kính hội tụ song song với vật và màn, trục chính của thấu kính đi qua A. Giữ cố định vật và màn, di chuyển thấu kính giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho hai ảnh trên màn, ảnh này gấp k = 4 lần ảnh kia. Tiêu cự thấu kính là
A. 15cm
B. 5cm
C. 10cm
D. 9cm
-
Câu 42:
Một chiếc phông hình tròn, đường kính 210 cm được chiếu sáng vào buổi tối. Để tạo độ sáng dịu trên phông, một học sinh đã lắp trước đèn, cách đèn 3 cm một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 5 cm, đường kính 10 cm. Coi đèn là nguồn sáng điểm. Vị trí đặt thấu kính thế nào để ánh sáng qua thấu kính chiếu vừa vặn vào phông?
A. Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 35,7 cm.
B. Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 375 cm.
C. Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông, đi qua tâm phông, cách phông 3,75 cm.
D. Quang tâm thấu kính nằm trên đường vuông góc với mặt phẳng phông tại tâm phông, cách phông 37,5 cm.
-
Câu 43:
Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính L1 có tiêu cự f1 = 10 cm, thấu kính L2 có tiêu cự f2= -10cm. Khoảng cách giữa hai kính là a=40cm. Phía ngoài hệ, trước L1 có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách L1 15cm. Ảnh cuối cùng qua hệ là
A. Ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
C. Ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
D. Ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
Câu 44:
Hai thấu kính được ghép đồng trục, thấu kính L1 có tiêu cự f1 = 10 cm, thấu kính L2 có tiêu cự f2= -10cm. Khoảng cách giữa hai kính là a=40cm. Phía ngoài hệ, trước L1 có vật sáng AB vuông góc với trục chính hệ thấu kính tại A, cách L1 15cm. Ảnh cuối cùng qua hệ là
A. Ảnh ảo, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
C. Ảnh thật, ngược chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm
D. Ảnh thật, cùng chiều với vật AB, cao bằng vật AB, cách L2 5 cm.
-
Câu 45:
Trong hình vẽ bên, S’ là ảnh của một điểm sáng S qua một thấu kình có trục chính xx’. Nhận xét nào sau đây sai?
A. S’ là ảnh thật
B. S’ là ảnh ảo
C. Giao điểm của đường thẳng nối SS’ với xx’ là quang tâm O của thấu kính
D. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ
-
Câu 46:
Đặt một vật sáng song song và cách màn M một đoạn 2m (hình vẽ). Một thấu kính được đặt luôn song song với màn M, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn thì thu được hai vị trí cho ảnh rõ nét và cách nhau 40cm. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 25cm
B. 48cm
C. 80cm
D. 50cm
-
Câu 47:
Đặt một vật sáng song song và cách màn M một đoạn 4m. Một thấu kính được đặt luôn song song với màn M, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn thì thu được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là
A. 25cm
B. 50cm
C. 75cm
D. 100m
-
Câu 48:
Vật sáng AB đặt song song và cách màn quan sát một khoảng L (hình vẽ). dịch chuyển một thấu kính hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng giữa vật và màn ảnh. Khi dịch chuyển tịnh tiến thấu kính dọc trục chính của nó, thì tìm được các vị trí cho ảnh rõ nét trên màn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nếu L ≤ 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
B. Nếu L > 4f thì có thể tìm được hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
C. Nếu L = 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
D. Nếu L ≤ 5f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
-
Câu 49:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Khoảng cách từ ảnh A’B’ của AB đến thấu kính là
A. 25cm
B. 35cm
C. 60cm
D. 50cm
-
Câu 50:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp và cách thấu kính một đoạn 30cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. Ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60cm
B. Ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60cm
C. Ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20cm
D. Ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20cm