1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những người bán dễ dàng chuyển gánh nặng thuế hàng hóa sang người mua khi:
A. Co dãn theo giá của cầu là cao.
B. Co dãn theo giá của cung là cao.
C. Khi Chính phủ yêu cầu người mua phải nộp thuế.
D. Có nhiều mặt hàng thay thế cho hàng hóa đó nhưng không phải chịu thuế.
-
Câu 2:
Ô nhiễm môi trường được nhận định là:
A. Nghiêm trọng hơn trong những nước nghèo so với nước giàu.
B. Tồi tệ hơn về mọi phương diện so với 100 năm trước.
C. Hầu như bị loại bỏ bởi các hãng kinh doanh.
D. Còn tồn tại chừng nào còn sản xuất.
-
Câu 3:
Tại sao thị trường tự do tạo ra quá nhiều ô nhiễm?
A. Vì mức tốt nhất của ô nhiễm là zero.
B. Vì điều chỉnh giá là quá chậm.
C. Vì ô nhiễm là một chi phí ngoại ứng với hầu hết các nhà sản xuất.
D. Vì hầu hết mọi người đều ích kỷ.
-
Câu 4:
Chính sách nào sẽ không làm giảm việc tạo ra ô nhiễm?
A. Quảng cáo để khuyến khích những hành động tự nguyện.
B. Những đạo luật trực tiếp giới hạn mức ô nhiễm.
C. Bán giấy phép cho phép việc tạo ra mức ô nhiễm nhất định.
D. Trợ cấp cho việc tạo ra ô nhiễm.
-
Câu 5:
Đánh thuế vào việc tạo ra ô nhiễm sẽ:
A. Có thể khiến người ta giảm việc gây ra ô nhiễm.
B. Có lẽ là một việc làm tốt nhưng không hiệu quả.
C. Có vẻ như là không có hiệu lực khi người ta tránh thuế bằng cách không gây ô nhiễm.
D. Rất đáng làm trong trường hợp ô nhiễm đe dọa cuộc sống con người.
-
Câu 6:
Vì cung của những nguồn lực tự nhiên là hạn chế nên:
A. Dự trữ về những nguồn lực phải giảm theo thời gian, khi người ta tiếp tục sử dụng.
B. Giá cả các nguồn lực sẽ giảm khi chúng cạn kiệt.
C. Lãi suất sẽ phải giảm.
D. Nguồn dự trữ các nguồn lực sẽ được sử dụng tiết kiệm hơn theo thời gian.
-
Câu 7:
Một sự tăng lên trong giá cả nguồn lực tự nhiên khan hiếm sẽ:
A. Làm tổn hại đến lợi ích dân tộc.
B. Có ích vì khuyến khích bảo tồn môi trường sống.
C. Có ích vì làm tăng cường việc sử dụng nguồn lực.
D. Khuyến khích tự chủ của các quốc gia.
-
Câu 8:
Ngoại ứng tiêu cực, nếu không được sửa chữa sẽ khiến một hàng hóa:
A. Sản xuất quá ít, giá cả quá cao.
B. Sản xuất quá nhiều, giá cả quá cao.
C. Sản xuất quá ít, giá cả quá thấp.
D. Sản xuất quá nhiều, giá cả quá thấp.
-
Câu 9:
Lý do chủ yếu của vấn đề ” người ăn không” (free riders) nảy sinh là do:
A. Tính không loại trừ.
B. Tính loại trừ.
C. Tính không tranh giành.
D. Tính tranh giành.
-
Câu 10:
Phân tích cân bằng chung không tính đến điều nào trong những điều dưới đây?
A. Các thị trường cạnh tranh khác nhau có đạt được sự cân bằng không?
B. Tất cả các thị trường có đạt được cân bằng đồng thời không?
C. Một sự thay đổi trong cầu ở thị trường A tác động như thế nào đến tình trạng của các thị trường khác?
D. Các điều kiện cân bằng cho các thị trường còn lại ngoài thị trường A là gì?
-
Câu 11:
Cân bằng chung tồn tại bất cứ khi nào:
A. Lợi nhuận thông thường (normal profits) đạt được.
B. Tổng dư cầu bằng với tổng dư cung.
C. Thu nhập được phân bổ một cách công bằng.
D. Số lượng cầu bằng với số lượng cung ở mỗi thị trường.
-
Câu 12:
Khan hiếm có thể giảm nếu:
A. Các cá nhân làm việc ít hơn và muốn tiêu dùng ít hơn các hàng hóa.
B. Các cá nhân làm việc nhiều hơn và muốn tiêu dùng ít hơn các hàng hóa.
C. Dân số thế giới tăng nhưng sản xuất vẫn còn như cũ.
D. Đổi mới đi vào giai đoạn khó khăn.
-
Câu 13:
Để đưa ra các quyết định, các nhà kinh tế học chỉ sử dụng:
A. Các chi phí tiền tệ
B. Các chi phí cơ hội
C. Các chi phí lợi ích.
D. Các chi phí VNĐ.
-
Câu 14:
Phát biểu "việc phân phối thu nhập phải để cho thị trường" là một phát biểu:
A. Thực chứng.
B. Chuẩn tắc.
C. Kinh tế - Xã hội.
D. Khách quan.
-
Câu 15:
Cơ sở của việc nghiên cứu kinh tế học là:
A. Trước hết chúng ta phải dựa vào nền tảng về vi mô.
B. Trước hết chúng ta phải dựa vào nền tảng về vĩ mô.
C. Chúng ta phải nghiên cứu toàn bộ và đồng thời phải dựa vào cả nền tảng vi mô và vĩ mô.
D. Chúng ta phải dựa vào nền tảng được xây dựng ở đâu đó giữa vi mô và vĩ mô.
-
Câu 16:
Để cho một thị trường tồn tại, người ta phải có:
A. Quyền sở hữu công cộng.
B. Quyền sở hữu tư nhân.
C. Một sự kết hợp quyền sở hữu công cộng và tư nhân.
D. Quyền điều chỉnh.
-
Câu 17:
Nếu giá của máy điều hòa giảm, khi đó sẽ có:
A. Sự dịch chuyển trong cầu về máy điều hòa.
B. Đòi hỏi về chất lượng máy điều hòa tăng lên.
C. Số lượng được cầu về máy điều hòa tăng lên.
D. Cầu về máy điều hòa tăng lên.
-
Câu 18:
Giá thị trường của một hàng hóa và chi phí sản xuất của nó có quan hệ như thế nào?
A. Giá cả không bao giờ tăng vượt quá chi phí sản xuất.
B. Nếu giá ở bên dưới chi phí sản xuất, sẽ có một sự dịch chuyển đường cầu.
C. Giá cả không bao giờ giảm xuống bên dưới chi phí sản xuất.
D. Chi phí sản xuất ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa mà người sản xuất sẽ đưa ra bán ở mỗi mức giá.
-
Câu 19:
Trong phân tích cân bằng từng phần người ta thường đặt giả định là:
A. Những điều kiện khác không đổi, nhưng người ta quay trở lại xem xét chúng khi người ta vận dụng chúng.
B. Những điều kiện khác không đổi và từ bỏ chúng.
C. Những điều kiện khác không đổi và người ta đưa từng điều kiện vào phân tích.
D. Những điều kiện khác không đổi.
-
Câu 20:
Hàng hóa A có nhiều hàng hóa thay thế hơn hàng hóa B, vậy:
A. Đường cầu hàng hóa A thoải hơn.
B. Đường cầu hàng hóa B thoải hơn.
C. Chúng ta không thể nói gì về độ dốc tương đối của hai đường cầu này.
D. Đường cầu hàng hóa B dịch chuyển ra ngoài nhiều hơn.
-
Câu 21:
Đường cầu thị trường sẽ luôn luôn:
A. Thoải hơn các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
B. Dốc hơn các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
C. Có cùng độ dốc với các đường cầu cá nhân đã tạo ra nó.
D. Không có liên quan đến các đường cầu cá nhân và độ dốc của nó.
-
Câu 22:
Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế bao gồm:
A. Tạo ra khung pháp luật để cho các mối quan hệ kinh tế diễn ra
B. Phân bổ hầu hết các hàng hóa và dịch vụ
C. Tham gia vào thị trường không tạo ra được các kết quả hiệu quả
D. Cả A và C
-
Câu 23:
Các ví dụ về thất bại của thị trường bao gồm:
A. Ảnh hưởng hướng ngoại
B. Thiếu sự cạnh tranh đủ liều lượng
C. Các vấn đề thông tin
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 24:
Thiệt hại của ô nhiễm môi trường là các ví dụ về:
A. Ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
B. Hàng hóa công cộng
C. Ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực
D. Chi phí tư nhân
-
Câu 25:
Chi phí xã hội cận biên bao gồm
A. Tất cả chi phí cận biên mà tất cả các cá nhân trong nền kinh tế phải chịu
B. Chỉ những chi phí cận biên không nằm trong chi phí tư nhân cận biên
C. Chỉ những chi phí cận biên nằm trong chi phí tư nhân cận biên
D. Tổng doanh thu trừ tổng chi phí tư nhân