1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu hãng ở trong hoàn cảnh cạnh tranh thuần túy (hoàn hảo) hoạt động ở mức tổng doanh thu không đủ để bù đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải:
A. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất
B. Lập kế hoạch tiếp tục hoạt động ổn định
C. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình
D. Tăng giá
-
Câu 2:
Nếu bốn hãng trong ngành cạnh tranh có biểu cung sau đây thì cung tổng cộng của chúng có thể coi là các biểu được liệt kê ở dưới: Q1S = 16 + 4P; Q2S = 5 + 5P; Q3S = 32 + 8P; Q4S = 60 + 10P
A. Q bằng 113 – 27P
B. Q bằng 113 + 27P
C. Q bằng 51 + 4P
D. Cần thêm số liệu nữa
-
Câu 3:
Lý do tại sao ở cân bằng P phải bằng MC đối với tất cả các hàng hóa là
A. Ở điểm này một số người có thể được làm cho có lợi hơn mà không phải làm cho người khác bị thiệt
B. Ở điểm này không thể tăng lợi nhuận từ một hàng hóa mà không phải giảm lợi nhuận từ một hàng hóa khác
C. Xã hội vẫn chưa đạt phúc lợi tối ưu
D. Xã hội không thể đạt được phúc lợi tối ưu
-
Câu 4:
Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên
C. Chi phí biến đổi trung bình bằng chi phí cận biên
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên
-
Câu 5:
Điều gì sẽ xảy ra khi một nông trại trong cạnh tranh thuần túy hạ giá của mình xuống thấp hơn giá cân bằng thị trường cạnh tranh?
A. Tất cả các nông trại khác cũng sẽ hạ giá của mình xuống
B. Nó sẽ không tối đa hóa được lợi nhuận của mình
C. Nó sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho nó có lợi
D. Tất cả các nông trại khác sẽ bị loại ra khỏi ngành
-
Câu 6:
Đôi khi đối với hãng nên hoạt động bị lỗ trong thị trường cạnh tranh thuần túy khi mà giá bù đắp được:
A. Chi phí biến đổi trung bình
B. Chi phí trung bình
C. Chi phí cận biên
D. Chi phí cố định trung bình
-
Câu 7:
Đối với hãng, ngắn hạn được định nghĩa là khoảng thời gian đủ dài để:
A. Thu thập các số liệu về các yếu tố sản xuất chứ không phải là các số liệu về sản lượng
B. Thu thập các số liệu về sản lượng và về các yếu tố sản xuất
C. Thay đổi mức sản lượng chứ không phải tất cả các yếu tố sản xuất
D. Thay đổi mức sản lượng và các yếu tố sản xuất
-
Câu 8:
Khi chỉ có những người sản xuất cạnh tranh trong nền kinh tế (bỏ qua ảnh hưởng hướng ngoại) thì có sự phân bổ tài nguyên hiệu quả vì:
A. Mặc dù thu được lợi nhuận kinh tế dương ở một số ngành nhưng tư bản cũng bị ngăn không cho chuyển đến các ngành này
B. Mặc dù thu được lợi nhuận ky dương ở một số ngành nhưng một số ngành khác lại bị lỗ
C. Một số hãng sẽ sản xuất quá ít sản phẩm còn các hãng khác lại sản xuất quá nhiều sản phẩm
D. Giá của hàng hóa sẽ phản ánh chi phí cận biên của sản xuất
-
Câu 9:
Nếu tất cả các hãng trong một ngành được đặc trưng bởi chi phí giảm cùng đặt giá bằng chi phí cận biên thì sự dịch chuyển lên phía trên của đường cầu trong dài hạn sẽ:
A. Làm tăng sản lượng của ngành và giảm giá
B. Làm giảm sản lượng của ngành và tăng giá
C. Không làm thay đổi giá hoặc lượng của ngành
D. Tạo ra một cấu trúc ngành cạnh tranh nhiều hơn
-
Câu 10:
Trong điều kiện chi phí giảm:
A. Sản lượng của ngành có thể tăng mà không cần tăng giá
B. Mỗi hãng trong ngành sẽ tiếp tục sản xuất sản lượng lớn hơn với chi phí đơn vị giảm dần mà giá không bị giảm
C. Có thể không đạt được cận biên
D. Không thể đạt được hiệu quả
-
Câu 11:
Theo mô hình cạnh tranh cơ bản, các hãng tối đa hóa giá trị của hãng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Hãng chọn được mức yếu tố sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi giá yếu tố sản xuất bằng giá trị của sản phẩm cận biên
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Hãng chọn được mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi giá bằng chi phí cận biên
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Giá trị của sản phẩm cận biên bằng sản phẩm cận biên chia cho mức lương
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Trong mô hình cạnh tranh doanh thu cận biên nhỏ hơn giá vì tăng sản lượng dẫn đến giảm giá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Ngành độc quyền tự nhiên đặt P bằng AC:
A. Làm cho ngành thu được quá nhiều lợi nhuận
B. Loại trừ lợi nhuận độc quyền và điều xã hội không muốn về độc quyền
C. Có thể vẫn không đạt được P bằng MC
D. Là những giới hạn hợp lý đối với tự do
-
Câu 17:
Độc quyền đi trệch khỏi P bằng MC có nghĩa là:
A. Không ai có thể được lợi mà không có người nào đó khác bị thiệt
B. Hàng hóa được sản xuất ra một cách hiệu quả
C. Xã hội có khả năng nhiều hơn để đạt được tối ưu phúc lợi của mình
D. Có thể làm cho một người nào đó được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt
-
Câu 18:
Với các đường cầu và đường chi phí đã cho ở hình câu nào sau đây là đúng đối với các nhà độc quyền?
A. Ở B hãng đang tối thiểu hóa thu lỗ trong ngắn hạn; trong dài hạn hãng nên đóng cửa sản xuất
B. Ở C, P bằng MC, hãng đang tối đa hóa lợi nhuậnx
C. Ở A hãng đang ở vị trí tối ưu, nhưng trong dài hạn hãng phải bỏ kinh doanh
D. Ở B hãng phải đóng của ngắn hạn
-
Câu 19:
Khi các nhà kinh tế thúc giục chính phủ cố gắng loại bỏ độc quyền bán, họ làm thế chủ yếu nhằm mục đích:
A. Mở rộng những dịch vụ công cộng có tính kinh tế của quy mô
B. Ngăn chặn không có giảm số các hãng nhỏ
C. Hạn chế việc sát nhập
D. Đảm bảo sự cạnh tranh
-
Câu 20:
Một hãng bán cùng một loại sản phẩm cho hai nhóm khách hàng: A và B. Hãng cho rằng việc phân biệt giá cấp ba là khả thi và muốn đặt các mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Biểu thức nào sau đây mô tả sát nhất chiến lược giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận?
A. PA bằng PB bằng MC
B. MRA bằng MRB
C. MRA bằng MRB bằng MC
D. MRA – MRB bằng 1 – MC
-
Câu 21:
Trường hợp nào trong các trường hợp sau là hàng rào gia nhập ủng hộ cạnh tranh không hoàn hảo?
A. Đặt giá thấp hơn giá gia nhập
B. Bảo hộ ngành trong nước khỏi sự cạnh tranh thế giới bằng thuế quan
C. Khác biệt hóa sản phẩm
D. Sản lượng tăng thì chi phí sản xuất giảm
-
Câu 22:
Lập luận nào sau đây ủng hộ cạnh tranh?
A. Cạnh tranh tạo ra số hãng sản xuất hiệu quả
B. Cạnh tranh luôn luôn làm cho giá sản phẩm thấp hơn
C. Cạnh tranh làm cho giá sản phẩm phản ánh sát hơn với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa
D. Cạnh tranh hoàn hảo là cho P bằng MC
-
Câu 23:
Lập luận nào sau đây không ủng hộ cạnh tranh hoàn hảo?
A. Trong các ngành được đặc trưng bởi tính kinh tế của quy mô thì việc tập trung hóa sẽ làm cho giá thấp hơn
B. Độc quyền có thể thực hiện những nghiên cứu và phát triển đòi hỏi nhiều kinh phí hơn
C. Chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm giảm dần trong một chuỗi sản phẩm tiềm tàng
D. Hãng cạnh tranh không hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận bằng việc sản xuất sản phẩm ở MC bằng MR
-
Câu 24:
Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là đúng?
A. Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
B. Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng
C. Nhà độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào đường cầu của nhà độc quyền
D. Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay đổi đáng kể theo thời gian
-
Câu 25:
Trong độc quyền tự nhiên một hãng có thể sản xuất với chi phí trung bình thấp hơn mức có thể nếu nó phải chia sẻ thị trường cho các hãng khác
A. Đúng
B. Sai