1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong ngắn hạn, một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ:
A. Đặt doanh thu biên bằng với giá.
B. Đặt chi phí biên bằng với giá.
C. Đặt doanh thu biên bằng với chi phí biên.
D. Đặt chi phí biên bằng với chi phí trung bình.
-
Câu 2:
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận dài hạn có xu hướng tiến tới 0 vì:
A. Sản phẩm không đồng nhất.
B. Quy mô tương đối nhỏ của các công ty.
C. Tự do gia nhập và rời khỏi ngành.
D. Luật chống độc quyền.
-
Câu 3:
So sánh với tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu sẽ:
A. Sản xuất ít hơn nhưng đặt giá cao hơn.
B. Sản xuất ít hơn nhưng đặt giá thấp hơn.
C. Sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn.
D. Sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá thấp hơn.
-
Câu 4:
Sự ổn định giá tương đối trong thị trường độc quyền nhóm có thể được giải thích bởi thực tế là các công ty trông đợi các nhà cạnh tranh sẽ:
A. Thực hiện tăng giá mà không cắt giảm giá.
B. Thực hiện cắt giảm giá mà không tăng giá.
C. Thực hiện cả tăng và cắt giảm giá.
D. Không tăng giá cũng không giảm giá.
-
Câu 5:
Điều nào sau đây không phải là thất bại của thị trường?
A. Các nhà máy thải ra không khí quá nhiều ô nhiễm.
B. Các chủ tư nhân không chịu quét rác bên ngoài khu vực nhà họ.
C. Quy trình công nghiệp hiện nay sử dụng quá nhiều nguồn lực tự nhiên không tái tạo được.
D. Giá dầu tăng khi có nguy cơ chiến tranh ở Trung Đông.
-
Câu 6:
Trong trường hợp có ngoại ứng tiêu cực, Chính phủ có thể cải thiện phân bổ nguồn lực nhờ:
A. Thúc đây công chúng mua nhiều hàng hóa này.
B. Trợ cấp cho việc sản xuất hàng hóa này.
C. Đánh thuế vào việc sản xuất hàng hóa này.
D. Cấm sản xuất hàng hóa này.
-
Câu 7:
Chi phí cho các dịch vụ như giáo dục phổ thông và thu dọn rác tăng tương đối nhanh do:
A. Do giáo dục phổ thông và thu dọn rác là sống còn đối với xã hội.
B. Năng suất của các khu vực này tăng tương đối chậm.
C. Năng suất của các khu vực này tăng tương đối nhanh.
D. Quan điểm xã hội không đánh giá cao những người làm việc trong các khu vực này.
-
Câu 8:
Đa dạng hóa hạng mục đầu tư giúp một nhà đầu tư:
A. Tối thiểu hóa chi phí hoa hồng.
B. Giảm rủi ro.
C. Tối đa hóa lợi ích.
D. Tránh được thuế lợi ích từ vốn (capital gains).
-
Câu 9:
Khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của một khoản đầu tư sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Âm
D. Không tính được.
-
Câu 10:
Khi đất đai có cung cố định, những thay đổi trong địa tô được quyết định bởi:
A. Chỉ những thay đổi về cung.
B. Chỉ những thay đổi về cầu.
C. Tương tác giữa thay đổi về cung và cầu.
D. Không có sự thay đổi trong địa tô.
-
Câu 11:
Điều gì khiến cho tiền lương của lao động nông nghiệp tăng?
A. Gia tăng sự nhập cư từ các nước có lương thấp.
B. Sự tăng lên trong nhập khẩu hàng nông sản.
C. Cải tiến chất lượng máy nông nghiệp.
D. Đại diện của tất cả những người chủ trang trại trong một vùng được thành lập để tiến hành những thương lượng về tiền lương.
-
Câu 12:
Khi người ta vẫn còn theo đuổi việc học cao học, ngay cả khi họ biết rằng lợi suất của giáo dục cao học là thấp hơn lợi tức của những khoản tiết kiệm, điều này chứng tỏ:
A. Họ bị rồi loạn trong tính toán lợi ích.
B. Tỷ suất chiết khấu phải là số âm.
C. Họ đánh giá thu nhập tương lai cao hơn đánh giá của các ngân hàng.
D. Họ nghĩ ràng, có nhiều lợi ích từ giáo dục ngoài thưởng phạt tài chính.
-
Câu 13:
Khi các cơ quan điều chỉnh của Chính phủ kiểm soát lợi nhuận của các nhà độc quyền, họ gặp nguy cơ về:
A. Áp lực cắt giảm lương.
B. Khuyến khích phát triển những sản phẩm không an toàn.
C. Loại bỏ những khuyến khích đối với hoạt động có hiệu quả.
D. Thúc đẩy sự thôn tính, sáp nhập.
-
Câu 14:
Sáp nhập, hợp nhất các công ty lớn:
A. Nhằm mục đích tăng chi phí trung bình, do đó cho phép tăng giá bán.
B. Đôi khi làm giảm cạnh tranh.
C. Làm gia tăng những doanh nghiệp vừa và nhỏ
D. Chỉ là sự quan tâm của những người sở hữu cổ phiếu của các công ty.
-
Câu 15:
Những người bán dễ dàng chuyển gánh nặng thuế hàng hóa sang cho người mua khi:
A. Co dãn theo giá của cầu là cao.
B. Co dãn theo giá của cung là cao.
C. Chính phủ đòi hỏi người mua phải đóng thuế.
D. Khi hàng hóa đó có nhiều hàng hóa thay thế không phải chịu thuế.
-
Câu 16:
Ô nhiễm môi trường là:
A. Nghiêm trọng hơn trong CNTB so với CNXH.
B. Tồi tệ hơn trên mọi phương diện so với 100 năm trước đây.
C. Gây ra ở mọi nơi trong xã hội trừ các công ty kinh doanh.
D. Luôn tồn tại chừng nào còn sản xuất
-
Câu 17:
Thuế đánh vào việc gây ra ô nhiễm:
A. Có thể khiên mọi người giảm gây ô nhiễm.
B. Có vẻ hay nhưng không hiệu quả.
C. Có vẻ không hiệu quả, vì mọi người có thể né, tránh được thuế này bằng việc loại bỏ nguồn gây ra ô nhiễm.
D. Chỉ phần nào có tác dụng với trường hợp phát ra những ô nhiễm đe dọa đời sống cộng đồng.
-
Câu 18:
Vì cung về các nguồn lực tự nhiên trên trái đất có giới hạn nên:
A. Cần phải bảo tồn thực sự những nguồn lực sẽ bị suy giảm theo thời gian, nếu tiếp tục sử dụng chúng.
B. Việc bảo tồn những nguồn lực đã được biết đến phải giảm theo thời gian, nếu muốn tiếp tục sử dụng chúng.
C. Giá cả các nguồn lực phải giảm khi chúng bị suy kiệt.
D. Lãi suất phải được giảm.
-
Câu 19:
Trong các điều kiện thuế thu nhập âm được áp dụng thì:
A. Chỉ những người có thu nhập bên mức mức cùng khổ mới nhận được trợ cấp.
B. Thuế suất biên thấp hơn 100% sẽ được khuyến khích đôi chút làm việc.
C. Những người làm chính sách có thể độc lập đặt ra mức thu nhập chịu thuế và thuế suất.
D. Tránh được việc trả giá cho mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả.
-
Câu 20:
Loại thuế tạo gánh nặng đầy đủ nhất đối với người lao động là:
A. Thuế an sinh xã hội và các thuế đánh vào lương khác.
B. Thuế thu nhập.
C. Thuế hàng hóa.
D. Thuế tài sản.
-
Câu 21:
Những cố gắng có tính khoa học để miêu tả các quan hệ kinh tế là:
A. Thực tế và có thể không bao giờ sai.
B. Những cách thức chính xác để tiên đoán các quan điểm chính trị.
C. Kinh tế học thực chứng.
D. Được nhắm vào những mặt tốt đẹp của các chính sách xã hội.
-
Câu 22:
Nếu cần 6USD để mua một đơn vị hàng hóa A và 3USD để mua một đơn vị hàng hóa B, khi đó chi phí cơ hội của hàng hóa A tính theo hàng hóa B là:
A. 2
B. 1/2
C. -2
D. -1/2
-
Câu 23:
Những nguồn lực nào dưới đây không được coi là một nguồn lực sản xuất?
A. Nguồn lực tự nhiên, như là một đồng cỏ chăn nuôi.
B. Nguồn lực dịch vụ vốn, như là một cái máy kéo.
C. Nguồn lực tài chính, như là một trái phiếu công ty 200USD.
D. Nguồn lực con người, như là một người thợ làm đầu.
-
Câu 24:
Đường cung thị trường về lúa mỳ sẽ tùy thuộc vào những điều dưới đây, ngoại trừ:
A. Giá đất trồng lúa mỳ.
B. Giá của những lựa chọn sản xuất về lúa mỳ.
C. Thị thiếu và sở thích của những người tiêu dùng lúa mỳ.
D. Số nông trại trồng lúa mỳ trong thị trường này.
-
Câu 25:
Hàng hóa A và B là hai hàng hóa thay thế nhau. Việc tăng giá hàng hóa A sẽ làm:
A. Giảm cầu hàng hóa B.
B. Tăng cầu hàng hóa B.
C. Giảm số lượng được cầu về hàng hóa B.
D. Tăng số lượng được cầu về hàng hóa B.