1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Độc quyền đi trệch khỏi P bằng MC có nghĩa là:
A. Không ai có thể được lợi mà không có người nào đó khác bị thiệt
B. Hàng hóa được sản xuất ra một cách hiệu quả
C. Xã hội có khả năng nhiều hơn để đạt được tối ưu phúc lợi của mình
D. Có thể làm cho một người nào đó được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt
-
Câu 2:
Công ty có hai đầu vào biến đổi là Lao động và vốn. Bây giờ, giá thuê lao động giảm, hiệu ứng sản lượng chỉ ra rằng:
A. Sản lượng sẽ giảm.
B. Một mức ít hơn số lượng được cầu về các nhân tố.
C. Số lượng được cầu về lao động sẽ tăng.
D. Số lượng được cầu về lao động sẽ giảm.
-
Câu 3:
So sánh với tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu sẽ:
A. Sản xuất ít hơn nhưng đặt giá cao hơn.
B. Sản xuất ít hơn nhưng đặt giá thấp hơn.
C. Sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá cao hơn.
D. Sản xuất nhiều hơn nhưng đặt giá thấp hơn.
-
Câu 4:
Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có đường chi phí trung bình là:
ATC = 100/Q + 2 +Q
A. Giá hòa vốn là P = 22
B. Sản lượng hòa vốn là Q = 10
C. Giá đóng cửa sản suất là P <= 2
D. Tất cả các câu trên đều không đúng
-
Câu 5:
Ví dụ nào sau đây là về sự điều tiết mệnh lệnh và kiểm soát?
A. Trợ cấp cho việc sản xuất những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
B. Đánh thuế những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực
C. Những quy định giới hạn mức ô nhiễm được phép
D. Xác định quyền tài sản cho những người bị thiệt hại từ ô nhiễm môi trường
-
Câu 6:
Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
A. Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại
B. Không ai trong số những người nêu trên
C. Một người nông dân bị mất ruộng trở thành thất nghiệp cho tới khi ta được đào tạo lại
D. Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái
-
Câu 7:
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu 16 tỷ đô la. Nếu hiệu ứng số nhân vợt quá hiệu ứng lấn át, khi đó:
A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái một lượng lớn hơn 16 tỷ đôla
B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải một lượng lớn hơn 16 tỷ đôla
C. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải một lượng lớn hơn 16 tỷ đôla
D. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái một lượng lớn hơn 16 tỷ đôla
-
Câu 8:
Cầu lao động của thị trường bằng
A. Cung sản phẩm của thị trường
B. Tổng của cầu lao động của các hãng
C. Lương
D. Sản phẩm cận biên cảu lao động
-
Câu 9:
Trong mô hình cạnh tranh thì
A. Nếu hãng nâng giá của mình lên cao hơn giá mà các đối thủ đặt thì nó sẽ mất tất cả khách hàng
B. Đường cầu mà hãng gặp là đường nằm ngang
C. Hãng là người chấp nhận giá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Nếu GDP = $1000, tiêu dùng = $600, thuế = $100, và chi tiêu chính phủ = $200, thì:
A. Tiết kiệm = $0, đầu tư =$0
B. Tiết kiệm = $300, đầu tư =$300
C. Tiết kiệm = $200, đầu tư =$200
D. Tiết kiệm = $200, đầu tư =$100
-
Câu 11:
Độ dốc của đường đẳng phí phản ánh:
A. Chi phí cơ hội của việc mua thêm một đơn vị đầu vào với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho
B. Tập hợp tất cả các kết hợp giữa vốn và lao động mà doanh nghiệp có thể mua với mức tổng chi phí và giá cả của các đầu vào đã cho
C. Năng suất biên giảm dần
D. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của hai đầu vào
-
Câu 12:
Điều nào sau đây không phải là điều kiện cho tình trạng cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
A. Lượng cung và lượng cầu thị trường bằng nhau.
B. Lợi nhuận kinh tế bằng 0.
C. Các doanh nghiệp ở trạng thái tối đa hóa lợi nhuận.
D. Thặng dư sản xuất bằng 0
-
Câu 13:
Giá táo tăng 10% khiến cho số lượng được cầu về táo giảm 5%. Vậy hệ số co dãn của cầu là __________ và cầu là __________
A. -0,5; co dãn.
B. -2,0; co dãn.
C. -0,5; không co dãn.
D. -2,0; không co dãn.
-
Câu 14:
Nếu dự trữ bắt buộc là 25% thì số nhân tiền là:
A. 0,25
B. 4
C. 5
D. 25
-
Câu 15:
Ví dụ nào sau đây là về đầu tư vào vốn con người
A. Đi học phổ thông chính thức
B. Học thông qua làm việc
C. Đào tạo kỹ thuật
D. Nhà máy và thiết bị
-
Câu 16:
Thị trường luôn luôn cung quá nhiều hàng hóa mà có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Đường ngân sách là:
A. Không có ở trên.
B. Đường thẳng.
C. Dốc đứng.
D. Đường cong.
-
Câu 18:
Một sản phẩm có hàm số cầu thị trường và hàm số cung thị trường lần lượt QD = -2P + 200 và QS = 2P - 40 .Nếu chính phủ tăng thuế là 10$/sản phẩm, tổn thất vô ích (hay lượng tích động số mất hay thiệt hại mà xã hội phải chịu) do việc đánh thuế của chính phủ trên sản phẩm này là:
A. P = 40$
B. P = 60$
C. P = 70$
D. P = 50$
-
Câu 19:
Doanh nghiệp A trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu sau: Giá bán sản phẩm là 20 (đvt/đvq), chi phí biến đổi trung bình là hằng số và bằng 15 (đvt/đvq), năng lực sản xuất tối đa của doanh nghiệp là 1000 (đvq/tháng), định phí là 1200 (đvt/tháng), nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Thì lợi nhuận tối đa đạt được/tháng là:
A. 5000
B. 3800
C. Cả ba câu đều sai
D. Không tính được
-
Câu 20:
Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được tiêu dùng bởi:
A. Những người xứng đáng
B. Những người làm việc chăm chỉ nhất
C. Những người có quan hệ chính trị tốt
D. Những người sẵn sàng và có khả năng thanh toán
-
Câu 21:
Chi phí biến đổi bình quân (AVC) bằng:
A. MC + AFC
B. TVC tính theo đơn vị lao động.
C. ATC + AFC
D. MC ở điểm cực tiểu của AVC
-
Câu 22:
Cân bằng tiêu dùng xảy ra khi
A. MUx/MUy=Py/Px
B. MRSxy=MUx/MUy
C. MRSxy=Px/Py
D. Cả ba câu đều sai
-
Câu 23:
Các hãng cạnh tranh độc quyền sẽ thu hút lợi nhuận lớn hơn nếu:
A. Bán giá như nhau ở các thị trường khác nhau
B. Giảm giá bán xuống mức giá cạnh tranh hoàn hảo để tăng thị phần
C. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
D. Giảm lượng bán để tăng giá bán cao hơn mức giá độc quyền
-
Câu 24:
Các đường chi phí đơn vị nào sau đây không có hình chữ U?
A. AVC
B. AFC
C. ATC
D. MC
-
Câu 25:
Nếu hãng cạnh tranh hoàn hảo vẫn còn đang kiếm được lợi nhuận kinh tế thì:
A. Hãng sẽ cố duy trì mức giá bán để kiếm lời
B. Hãng sẽ tìm cách câu kết với các hãng khác để tăng giá bán
C. Nhiều hãng mới tham gia vào ngành
D. Hãng sẽ tìm cách quảng cáo cho sản phẩm đặc biệt của mình để tăng thêm thị trường