645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chủ sở hữu tài sản có các nghĩa vụ nào sau đây:
A. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bảo vệ tính mạng cho người khác; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng; nghĩa vụ.
B. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
C. Các nghĩa vụ trên.
-
Câu 2:
Chiếm hữu là gì?
A. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ.
B. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.
C. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp.
B. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu là chiếm giữ hoặc chi phối tài sản một cách gián tiếp.
-
Câu 4:
Người chiếm hữu phải chứng minh việc chiếm hữu của mình là ngay tình khi có yêu cầu.
A. Đúng
B. Sai
C. Còn tùy trường hợp
-
Câu 5:
Quyền dân sự có thể bị hạn chế?
A. Quyền dân sự không bị hạn chế
B. Có thể bị hạn chế khi có yêu cầu người khác
C. Quyền dân sự bị hạn chế trong một số trường hợp
-
Câu 6:
Sở hữu chung của vợ chồng là:
A. Phần quyền sở hữu của hai vợ chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân
B. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
C. Tài sản chung hợp nhất không phân chia.
-
Câu 7:
Sự kiện nào sau đây chấm dứt sở hữu chung?
A. Một trong các đồng sở hữu chung chết.
B. Quá 50% phần tài sản thuộc sỡ hữu chung không còn.
C. Tài sản chung đã được chia.
-
Câu 8:
Sự kiện nào sau đây chấm dứt quyền sở hữu:
A. Đánh rơi tài sản
B. Bỏ quên tài sản
C. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ cho người khác
D. Tài sản bị tịch thu
-
Câu 9:
Người hưởng dụng có mấy nghĩa vụ?
A. Có rất nhiều nghĩa vụ
B. Có 3 nghĩa vụ
C. Có 5 nghĩa vụ
D. Có 4 nghĩa vụ
-
Câu 10:
Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề nào dưới đây là đúng?
A. Xác lập theo di chúc
B. Xác lập theo tập quán của các vùng
C. Xác lập theo ý chí của mỗi bên
-
Câu 11:
Căn cứ nào vừa phát sinh nghĩa vụ, vừa phát sinh quyền dân sự?
A. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
B. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật
C. Hành vi pháp lý đơn phương
D. Hợp đồng
-
Câu 12:
Đối tượng của nghĩa vụ là:
A. Là nghĩa vụ phải thực hiện
B. Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện
C. Là công việc sẽ thực hiện
D. Là chế tài phải thực hiện
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
B. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là 02 năm từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện
C. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do một trong các bên ấn định nếu các bên không ấn định thì thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với người thứ ba.
B. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải bồi thường phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện thay.
C. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
D. A & B
-
Câu 15:
Tất cả các nghĩa vụ đều có thể phân chia theo phần?
A. Đúng nhưng chưa đủ
B. Đúng
C. Sai
-
Câu 16:
Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
A. 7 biện pháp
B. 8 biện pháp
C. 9 biện pháp
D. 10 biện pháp
-
Câu 17:
Tài sản bảo đảm phải:
A. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
B. Giá trị của tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn hoặc bằng nghĩa vụ được bảo đảm
C. Giá trị của tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm
D. Giá trị của tài sản bảo đảm phải nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm
-
Câu 18:
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi?
A. Không được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ
B. Có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm
C. Khi một trong các bên đồng ý
-
Câu 19:
Có được cầm cố bất động sản hay không?
A. Được
B. Không
C. Chỉ được cầm cố bất động sản hình thành trong tương lai.
-
Câu 20:
Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy định thì Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ…
A. Thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố
B. Thời điểm giao kết
C. Thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
-
Câu 21:
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Tài sản thế chấp có thể do một trong hai bên giữ. Hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ.
B. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
C. Tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
D. A &C
-
Câu 22:
Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy định thì Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực…
A. Từ khi có đề nghị giao kết hợp đồng
B. Từ khi phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
C. Từ thời điểm giao kết
D. Từ thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây không làm chấm dứt thế chấp?
A. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc tài sản thế chấp đã được xử lý.
B. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
C. Người thế chấp đã chết
D. Theo thỏa thuận của các bên.
-
Câu 24:
Tài sản nào được đặt cọc?
A. Tiền, đá quý, kim khí quý
B. Quyền tài sản
C. Giấy tờ có giá trị
D. Vật có giá trị
-
Câu 25:
Định nghĩa nào sau đây là chính xác?
A. Cầm giữ tài sản là việc bên có nghĩa vụ đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
B. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
C. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
D. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được bán tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.