645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Hành khách có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
A thuê B vận chuyển tài sản cho mình, trên đường vận chuyển xe của B bị gãy trục và lao xuống vách núi, hậu quả là tài sản của A bị hư hỏng toàn bộ. Trong trường hợp này, B phải bồi thường cho A.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Ủy quyền cho người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu không phải là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Bên vận chuyển hành khách có quyền từ chối chuyên chở nếu hành khách không thanh toán cước phí vận chuyển trước cuộc hành trình.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Bên vận chuyển tài sản phải trông coi tài sản trên đường vận chuyển.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có điều kiện?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Trong trường hợp người thứ ba có lỗi cố ý gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả tiền cho bên được bảo hiểm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là hành khách.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là hợp đồng dân sự?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các Điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho.
A. Đúng
B. Sai