645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể có thể yêu cầu tòa án gia hạn thời hiệu khởi kiện nếu người đó không thể khởi kiện được vì những lí do khách quan.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi, lợi tức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Tài sản được hình thành từ sát nhập là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Khi một người phát hiện ra tài sản một người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu quản lí theo quy định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Khi một trong các đồng sở hữu chung chết thì tài sản của họ trong khối tài sản chung được mang ra chia thừa kế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Khi quyền sở hữu của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể áp dụng một trong 3 phương thức kiện dân sự để bảo vệ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Khi một bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối đi qua bất kỳ một bất động sản liến kề nào khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như thế nào?
A. Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
B. Quy định về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.
C. Quy định về quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân.
-
Câu 13:
Việc hạn chế quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Quyền dân sự không bị hạn chế trong mọi trường hợp.
B. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
C. Quyền dân sự có thể bị hạn chế theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
-
Câu 14:
Việc áp dụng tập quán được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
B. Trường hợp có tập quán và các bên có thoả thuận thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
C. Trường hợp có tập quán và pháp luật có quy định thì có thể ưu tiên áp dụng tập quán.
-
Câu 15:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự?
A. Cá nhân, pháp nhân được lạm dụng quyền dân sự của mình để vi phạm nghĩa vụ của mình.
B. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
C. BLDS không có quy định về giới hạn việc thực hiện quyền dân sự.
-
Câu 16:
Việc tự bảo vệ quyền dân sự được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015?
A. Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
B. Việc tự bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân có thể trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
C. Cá nhân, pháp nhân không được tự bảo vệ quyền dân sự.
-
Câu 17:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại khi quyền dân sự bị xâm phạm?
A. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường hai phần ba thiệt hại.
B. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm chỉ được bồi thường một phần ba thiệt hại.
C. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
-
Câu 18:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Toà án có được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hay không?
A. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
B. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
C. Tòa án được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
-
Câu 19:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền hay không?
A. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác không có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
B. Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
C. Chỉ Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
-
Câu 20:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
-
Câu 21:
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
A. Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
B. Là khả năng của cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
C. Là khả năng của cá nhân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.
-
Câu 22:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về mất năng lực hành vi dân sự?
A. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
B. Khi một người do bị bệnh tâm thần mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Khi một người do bị mắc bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Câu 23:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền xác định lại giới tính?
A. Cá nhân không có quyền xác định lại giới tính.
B. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
C. Chỉ một số cá nhân nhất định có quyền xác định lại giới tính.
-
Câu 24:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về nơi cư trú của cá nhân?
A. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
B. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên công tác.
C. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cư trú của cha mẹ.
-
Câu 25:
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về tuyên bố mất tích?
A. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
B. Khi một người biệt tích 03 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
C. Khi một người biệt tích 04 năm liền trở lên thì Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.