645 câu trắc nghiệm Luật dân sự
Chia sẻ hơn 645
câu hỏi trắc nghiệm Luật Dân sự dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả….)
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Người bán đấu giá là người có tài sản để bán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Ký quỹ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp.
A. Đúng
B. Sai