215 câu trắc nghiệm Luật hôn nhân và gia đình
Tài liệu gồm 215 câu hỏi trắc nghiệm Luật hôn nhân và gia đình dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định pháp luật về kết hôn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Pháp luật quy định Nam nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?
A. Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi.
B. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi.
C. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
-
Câu 2:
Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây:
A. Giữa người đang có vợ và đang có chồng.
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời.
D. Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm.
-
Câu 3:
Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào?
A. Thôn, bản, khối phố.
B. UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam,nữ.
C. UBND cấp huyện của 01 tronghai bên nam, nữ.
D. Nhà thờ.
-
Câu 4:
Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?
A. Không cần đăng ký.
B. Phải đăng ký.
C. Không đăng ký nhưng phải báo cáo UBND cấp xã.
D. Không đăng ký nhưng phải báo cáo thôn, khối phố.
-
Câu 5:
Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?
A. Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt.
B. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được.
C. Cả hai bên vắng mặt cũng được nhưng phải ủy quyền cho người khác.
D. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không.
-
Câu 6:
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật?
A. UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.
B. Hội Liên hiệp phụ nữ.
C. Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
D. Tòa án nhân dân.
-
Câu 7:
Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền đối với nhau như thế nào?
A. Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về một số mặt trong gia đình.
C. Có nghĩa vụ và quyền khác nhau.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
-
Câu 8:
Tài sản nào sau đây được coi là tài sản chung của vợ và chồng?
A. Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
B. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
C. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.
D. Tất cả các tài sản trên.
-
Câu 9:
Vợ, chồng có quyền như thế nào trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung?
A. Chồng có quyền cao hơn vợ.
B. Vợ có quyền cao hơn chồng.
C. Vợ chồng có quyền ngang nhau.
D. Do vợ chồng tự thỏa thuận.
-
Câu 10:
Những tài sản nào sau đây là tài sản riêng của vợ chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
B. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
C. Tài sản của vợ, chồng được mua từ tiền riêng của vợ, chồng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 11:
Nghĩa vụ và quyền của Cha mẹ đối với con như thế nào?
A. Thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
B. Không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Trông nom con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 12:
Nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ như thế nào?
A. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
B. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
C. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 13:
Con sinh ra trong thời kỳ nào sau đây thì được coi là con chung của vợ chồng?
A. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận.
B. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ đã có thai trong thời kỳ đó.
C. Con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 14:
Cơ quan nào có quyền giải quyết việc ly hôn?
A. Tòa án nhân dân.
B. Trưởng thôn, trưởng khối.
C. UBND cấp xã.
D. Sở Tư pháp.
-
Câu 15:
Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn?
A. Chỉ người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.
B. Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu.
C. Chỉ người vợ mới có quyền yêu cầu ly hôn.
D. Cha hoặc mẹ của người bị mất năng lực hành vi dân sự.
-
Câu 16:
Khi vợ chồng có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án phải làm gì?
A. Xem xét thụ lý.
B. Tiến hành hòa giải, nếu không thành thì mở phiên toà xét xử.
C. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 17:
Những căn cứ nào để Tòa án giải quyết cho ly hôn?
A. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
B. Khi vợ chồng mâu thuẫn.
C. Khi vợ chồng tranh chấp tài sản.
-
Câu 18:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được quy định như thế nào?
A. Người nào được giao nuôi con thì người đó có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng.
B. Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự.
C. Vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
-
Câu 19:
Việc chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.
B. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
C. Người nào nuôi con thì được hưởng nhiều hơn.
-
Câu 20:
Nhà nước có thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính không?
A. Không
B. Có
C. Có, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt
-
Câu 21:
Thỏa thuận về việc vợ/chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh có phải lập thành văn bản hay không?
A. Không cần thiết phải lập thành văn bản
B. Nên lập thành văn bản
C. Phải lập thành văn bản
-
Câu 22:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong các trường hợp nào?
A. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình
B. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 23:
Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình bao gồm những quyền nào?
A. Sử dụng, định đoạt, không được nhập vào tài sản chung
B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, nhập hoặc không nhập vào tài sản chung.
C. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, không được nhập vào tài sản chung
-
Câu 24:
A và B kết hôn năm 2015, chung sống được 2 năm thì A bị tâm thần. Mẹ của A có được yêu cầu giải quyết ly hôn không?
A. Không được
B. Được
C. Do thỏa thuận giữa các bên
-
Câu 25:
Trường hợp nào chồng không có quyền yêu cầu ly hôn?
A. Vợ đang mang thai
B. Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 26:
Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là khi nào?
A. Khi vợ chồng không còn chung sống với nhau nữa
B. Khi vợ bế con về nhà mẹ vợ
C. Khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
-
Câu 27:
Năm 2016, vợ chồng AB vay nợ chị H 100 triệu để làm nhà, đến nay chưa trả hết. Năm 2017, vợ chồng AB ly hôn, hỏi, nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng đối với chị H khi ly hôn có còn hiệu lực không?
A. Đương nhiên có hiệu lực
B. Hết hiệu lực
C. Có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
-
Câu 28:
Vợ chồng AB đang sống tại căn nhà là tài sản riêng của A. Ngày 03/01/2017, AB ly hôn, B gặp khó khăn về chỗ ở thì có được ở lại nhà A không?
A. Không
B. Tối đa 3 tháng ( Đến hết 31/3/2017)
C. Tối đa 6 tháng ( Đến hết 30/6/2017)
-
Câu 29:
Hôn nhân vợ chồng chấm dứt khi nào?
A. Khi vợ hoặc chồng chết
B. Khi có quyết định của Tòa tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết
C. Cả 2 đáp án trên
-
Câu 30:
AB là vợ chồng. Sau nhiều năm A mất tích, Tòa tuyên A chết theo yêu cầu của B. Sau đó, B kết hôn với Lợi. Một thời gian sau, A trở về yêu cầu Tòa hủy quyết định tuyên bố A chết. Hỏi hôn nhân giữa B và Lợi có hiệu lực pháp luật không?
A. Hôn nhân giữa A và B có hiệu lực trở lại làm hôn nhân giữa B và Lợi chấm dứt
B. Hôn nhân giữa B và Lợi vẫn có hiệu lực. Hôn nhân của A và B chấm dứt
C. Hôn nhân giữa A và B vẫn có hiệu lực. Hôn nhân giữa B và Lợi chấm dứt