490 Câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học
Bộ 490 câu hỏi trắc nghiệm môn Dân số học có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới, bao gồm các kiến thức như khái quát về dân số học, các quy luật phát triển dân số và các quan điểm về dân số, các nguồn số liệu dân số, quy mô và cơ cấu, biến động dân số, dân số và phát triển,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dân số tối ưu gắn với một lãnh thổ nhất định với những mục tiêu mong muốn thường là mục tiêu kinh tế đảm bảo tối đa hạnh phúc cho ai:
A. Cho cá nhân
B. Cho cộng đồng
C. Cho một nhóm người
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Lý thuyết quá độ dân số là để mô tả và giải thích sự biến động như thế nào về dân số:
A. Giải thích sự biến động về di cư, nhập cư của các nước
B. Giải thích sự biến động mức sinh, mức chết của các nước
C. Giải thích sự biến động về tái sản xuất dân số tự nhiên của các nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Lý thuyết dân số được trình bày theo các nội dung chính sau đây, ngoại trừ:
A. Lý thuyết dân số thời cổ đại đến trước cách mạng công nghiệp
B. Lý thuyết dân số thời kỳ cách mạng công nghiệp
C. Lý thuyết dân số hiện đại
D. Lý thuyết dân số trung đại
-
Câu 4:
Hội nghị Quốc tế về lý thuyết dân số được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ vào năm:
A. 1989
B. 1999
C. 2009
D. 1979
-
Câu 5:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử Macxit thừa nhận có 3 nhân tố phát triển xã hội:
A. Điều kiện tự nhiên
B. Dân số
C. Phương thức sản xuất xã hội
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 6:
Ý kiến phản đối chung nhất thường từ phía các nhà Macxit, cho rằng lý thuyết dân số của Malthus phạm sai lầm nghiêm trọng:
A. Bỏ qua thuộc tính kinh tế của chính mỗi dân số
B. Bỏ qua thuộc tính xã hội của chính mỗi dân số
C. Bỏ qua thuộc tính nhân văn của chính mỗi dân số
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Được coi là lý thuyết kinh tế của thời kỳ sơ khởi cách mạng công nghiệp:
A. Chủ nghĩa trọng thương
B. Chủ nghĩa trọng nông
C. Chủ nghĩa macxit
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Thuật ngữ "quá độ dân số" do ai đề xuất:
A. Malthus
B. A. Landry
C. F.W. Notestein
D. C.Mác
-
Câu 9:
Lý thuyết "quá độ dân số" do ai đề xuất:
A. Malthus
B. Adolf Landry
C. C.Mác
D. Khổng Tử
-
Câu 10:
Chế độ tái sản xuất dân số hiện đại được đặc trưng bởi các cá nhân tìm cách cải thiện mức sống cho bản thân và cho con cái họ, vì vậy:
A. Mức sinh cao và mức chết thấp
B. Mức sinh thấp và mức chết cao
C. Mức sinh cao và mức chết cao
D. Mức sinh thấp và mức chết thấp
-
Câu 11:
Ai là người đề nghị một qui mô dân số ổn định cho Athens cũng như mỗi thành phố. Qui mô đó phải thỏa mãn nhu cầu phân công lao động, đồng thời thuận lợi về quản lý Nhà nước:
A. Platon
B. Aristot
C. Khổng Tử
D. Malthus
-
Câu 12:
Ai là người đề xuất các biện pháp để giữ ổn định qui mô dân số như giới hạn số sinh, buộc di dân là:
A. Platon
B. Aristot
C. Khổng Tử
D. Malthus
-
Câu 13:
Ai là người đề ra giải pháp di dân từ nơi quá đông đến nơi thưa thớt và dạy cho dân biết cách trồng cấy và chăn nuôi:
A. Platon
B. Aristot
C. Khổng Tử
D. Malthus
-
Câu 14:
CBR là:
A. Tỷ suất sinh thô
B. Tỷ suất chết thô
C. Tỷ lệ sinh thô
D. Tỷ lệ chết thô
-
Câu 15:
CDR là:
A. Tỷ suất sinh thô
B. Tỷ suất chết thô
C. Tỷ lệ sinh thô
D. Tỷ lệ chết thô
-
Câu 16:
Quá độ dân số được định nghĩa là:
A. Tình hình của một dân số, trong đó sinh và đến hoặc ít nhất là một nhân tố đã rời bỏ xu hướng truyền thống để giảm dần
B. Tình hình của một dân số, trong đó chết và đi hoặc ít nhất là một nhân tố đã rời bỏ xu hướng truyền thống để giảm dần
C. Tình hình của một dân số, trong đó sinh và chết hoặc ít nhất là một nhân tố đã rời bỏ xu hướng truyền thống để giảm dần
D. Tình hình của một dân số, trong đó đến và đi hoặc ít nhất là một nhân tố đã rời bỏ xu hướng truyền thống để giảm dần
-
Câu 17:
Vấn đề dân số tại các nước chậm phát triển là:
A. Bùng nổ dân số
B. Suy dinh dưỡng, thất học
C. Nghèo khổ, bệnh tật
D. Thu nhập theo đầu người quá thấp
-
Câu 18:
Các giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số ở các nước chậm phát triển là:
A. Hạn chế sinh để bằng nhiều chính sách mà đặc biệt thông qua sủ dụng hoàng loạt kỹ thuật hiện đại
B. Bằng mọi cách tăng trưởng phát triển nhanh kinh tế - văn hóa
C. Ưu tiên lại vấn đề phân phối lại của cải để phát triển kinh tế, chứ vấn đề sinh đẻ không phải hàng đầu
D. Cần phải điều tiết sinh đẻ
-
Câu 19:
Thông qua hội nghị quốc tế về dân số tại Bucarest năm 1974, gồm 136 quốc gia, có 4 khuynh hướng chủ yếu, trong đó ý kiến nào được nhiều nước tán thành:
A. Nhấn mạnh quyền được sống của con người
B. Ưu tiên vấn đề phân phối lại của cải để phát triển kinh tế, chứ vấn đề giảm sinh đẻ không phải hàng đầu
C. Giảm sinh đẻ có nhiều trợ ngại cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và đất đai
D. Cần phải điều tiết sinh đẻ
-
Câu 20:
Ưu điểm của lý thuyết quá độ dân số, ngoại trừ:
A. Khái quát hóa được các đặc điểm chủ yếu của quá trình dân số
B. Hệ thống chỉ tiêu đơn giản dễ hiểu
C. Các chỉ tiêu CBR, CDR đặc trưng cho quá trình sinh và chết
D. Đánh giá những chỉ tiêu này thuận lợi cho qui mô lớn, thời gian dài.
-
Câu 21:
A. Landry phân biệt tái sản xuất dân số thành mấy loại đặc thù:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Các loại chế độ tái sản xuất dân số theo A. Landry, ngoại trừ:
A. Tự nhiên
B. Trung gian
C. Cổ điển
D. Hiện đại
-
Câu 23:
Cách mạng dân số là:
A. Quá trình chuyển từ trạng thái không ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều cao (cân bằng lãng phí ) sang trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều thấp (cân bằng hợp lý)
B. Quá trình chuyển từ trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều cao (cân bằng lãng phí ) sang trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều thấp (cân bằng hợp lý)
C. Quá trình chuyển từ trạng thái không ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều thấp (cân bằng lãng phí ) sang trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều cao (cân bằng hợp lý )
D. Quá trình chuyển từ trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều thấp (cân bằng lãng phí ) sang trạng thái ổn định của dân số với mức sinh, mức chết đều cao (cân bằng hợp lý )
-
Câu 24:
Thời kỳ quá độ dân số thường trải qua bao nhiêu giai đoạn:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
-
Câu 25:
Cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là dư lợi dân số là:
A. Tỷ lệ người lao động (15 – 59 ) đạt tối đa và tỷ lệ phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0 – 14 và trên 60 tuổi )
B. Tỷ lệ người lao động (15 – 59 ) đạt tối đa và tỷ lệ phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0 – 14 và trên 60 tuổi )
C. Tỷ lệ người phụ thuộc (người từ 0-14 và trên 60 tuổi ) đạt mức tối đa và tỷ lệ người lao động ) 15-59) đạt mức thấp
D. Tỷ lệ người lao động (15 – 59) và tỷ lệ người phụ thuộc (người từ 0-14 và trên 60 tuổi) đạt ở mức cao