1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xét nghiệm cận lâm sàng về hình ảnh thường được sử dụng trong bệnh lý vùng hậu môn-trực tràng là:
A. X quang bụng không chuẩn bị
B. Siêu âm bụng
C. Soi hậu môn-trực tràng
D. Chụp cắt lớp vi tính
-
Câu 2:
Các tổn thương có thể gặp ở vùng tầng sinh môn trước là:
A. Trĩ
B. Áp xe quanh hậu môn
C. Dò hậu môn-âm hộ ở nữ
D. B, C đúng
-
Câu 3:
Các tổn thương có thể gặp ở vùng tầng sinh môn sau là:
A. Dò hậu môn-âm đạo
B. Dò hậu môn
C. Đứt niệu đạo sau chấn thương ngã ngồi trên mạn thuyền
D. A và B đúng
-
Câu 4:
Thăm trực tràng trong bệnh cảnh tắc ruột nhằm mục đích tìm:
A. Túi cùng Douglas căng và đau
B. Bóng trực tràng rỗng
C. Tìm máu khi nghi ngờ lồng ruột cấp ở trẻ bú mẹ
D. B và C đúng
-
Câu 5:
Soi hậu môn-trực tràng bằng ống soi cứng có thể phát hiện tổn thương ở:
A. Ống hậu môn
B. Trực tràng và đại tràng
C. Thành sau âm đạo xâm lấn vào thành sau trực tràng
D. A và C đúng
-
Câu 6:
Tiền liệt tuyến phì đại ở nam giới có thể phát hiện được dựa vào:
A. Thăm trực tràng
B. Soi hậu môn-trực tràng bằng ống soi cứng
C. Soi hậu môn-trực tràng bằng ống soi mềm
D. Chụp X quang đại tràng có thuốc cản quang
-
Câu 7:
Chụp X quang đại tràng cản quang có thể giúp phát hiện:
A. Trỉ nội sa
B. Polýp đại-trực tràng
C. Ung thư đại-trực tràng
D. C và B đúng
-
Câu 8:
Trong ruột thừa viêm cấp thể tiểu khung, thăm trực tràng có thể phát hiện:
A. Điểm đau nhiều ở thành trước của trực tràng
B. Điểm đau nhiều ở thành sau của trực tràng
C. Túi cùng Douglas căng và đau
D. A và C đúng
-
Câu 9:
Trong khám hậu môn-trực tràng, siêu âm có vai trò:
A. Rất quan trọng
B. Rất ít được sử dụng
C. Siêu âm trong lòng trực tràng có vai trò quan trọng đối với các tổn thương của hính hậu môn hay trực tràng
D. A và C đúng
-
Câu 10:
Cơ thắt ngoài hậu môn có đặc điểm:
A. Là một cơ vân
B. Là một cơ trơn
C. Gồm nhiều bó khác nhau như bó dưới da, bó nông, bó sâu
D. A và C đúng
-
Câu 11:
Rối loạn đại tiện bao gồm các hình thái:
A. Ỉa lõng
B. Ỉa máu
C. Ỉa phân mỡ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Vùng bẹn được định nghĩa là vùng thấp nhất của ổ bụng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Vùng bẹn được phân là vùng thứ 9 trong phân chia vùng bụng thông thường
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Khi khám vùng bẹn- bìu, cần lưu ý:
A. Nên khám ở phòng kín đáo và giải thích trước cho bệnh nhân hợp tác
B. Cần khám ở nhiều tư thế khác nhau
C. So sánh với bên đối diện
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Các bệnh lý thường gặp ở vùng bẹn là:
A. Thoát vị bẹn
B. Hạch bẹn phì đại
C. Dãn tĩnh mạch thừng tinh bên phải
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Các bệnh lý thường gặp ở vùng bẹn của nữ giới là:
A. Thoát vị bẹn
B. Hạch bẹn phì đại
C. Thoát vị đùi
D. A và B đúng
-
Câu 17:
Hỏi bệnh trong khám động mạch cần lưu ý khai thác dấu hiệu:
A. Cảm giác đau, ngứa bàn chân
B. Đau nhức xương khớp
C. Đau cách quảng, đi lặc cách hồi
D. Phù nề hai chân, tiểu ít
-
Câu 18:
Nhìn trong khám lâm sàng động mạch cần chú ý:
A. Độ lớn của chi
B. Màu sắc da, lông móng
C. Tình trạng thiếu dưỡng của da
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 19:
Dấu hiệu tổn thương động mạch tứ chi thường biểu hiện ở:
A. Tại chỗ tổn thương
B. Phía dưới tổn thương
C. Phía trên tổn thương
D. A, B đúng
-
Câu 20:
Trong khám lâm sàng mạch máu, sự thiếu dưỡng, lọan dưỡng của da là một dấu hiệu:
A. Thiếu máu chi
B. Tắc tĩnh mạch
C. Tắc bạch mạch
D. Thương tổn thần kinh
-
Câu 21:
Trong các bệnh lý mạch máu dấu hiệu rung miu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh:
A. Phình động mạch
B. Thông động-tĩnh mạch
C. Hẹp động mạch
D. Xơ vữa động mạch
-
Câu 22:
Để đánh giá hệ TM sâu, người ta dùng nghiệm pháp:
A. Nghiệm pháp SCHWARTZ
B. Nghiệm pháp PERTHES
C. Nghiệm pháp TRENDELENBOURG
D. Nghiệm pháp ga-rô từng nấc
-
Câu 23:
Khám động mạch mu chân: Anh hay chị dùng các đầu ngón tay bắt mạch vào vị trí nào sau đây:
A. Ở giữa xương đốt bàn 3 và 2
B. Ở trên xương đốt bàn 2
C. Ở giữa xương đốt bàn 1 và 2
D. Ở bờ sau rãnh mắt cá trong
-
Câu 24:
Khám mạch máu khi nghe được tiếng thổi tâm thu rõ nhất gặp trong trường hợp:
A. Phình độnh mạch
B. Hẹp động mạch
C. Thông đông-tĩnh mạch
D. Suy giãn tĩnh mạch
-
Câu 25:
Tư thế chi dưới khi làm nghiệm pháp Homans trong khám viêm tắc tĩnh mạch sâu:
A. Đầu gối duỗi tối đa
B. Đầu gối gấp nửa chừng
C. Đầu gối gấp nửa chừng và bảo bệnh nhân duỗi bàn chân
D. Đầu gối gấp nửa chừng và bảo bệnh nhân gấp bàn chân
-
Câu 26:
Nghiệm pháp Homans:
A. Để đánh giá cơ năng van tổ chim của đoạn tĩnh mạch thăm khám
B. Để phát hiện viêm tắt tĩnh mạch sâu
C. Để phát hiện viêm tắc tĩnh mạch nông
D. Để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch xuyên
-
Câu 27:
Để chụp động mạch chi dưới nghi ngờ bị bệnh lý cần phải:
A. Tiêm thuốc cản quang vào tim
B. Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch
C. Tiêm thuốc cản quang trực tiếp vào động mạch ở phía trên chỗ nghi bị tổn thương
D. Tiêm thuốc cản quang vào động mạch đùi (phương pháp Seldinger)
-
Câu 28:
Phình động mạch có đặc điểm:
A. Là một khối máu tụ đập
B. Giảm kích thước khi đè vào phía hạ lưu
C. Thiếu máu vùng hạ lưu
D. Chẩn đóan xác định bằng siêu âm và chụp mạch
-
Câu 29:
Phân biệt tắc động mạch cấp tính và mãn tính có thể dựa vào:
A. Vị trí tắc mạch
B. Diễn biến của sự thiếu máu hạ lưu
C. Rối lọan cảm giác
D. Tình trạng phù nề chi
-
Câu 30:
Biểu hiện lâm sàng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
A. Đau bắp chân
B. Phù trắng nóng
C. Sốt nhẹ
D. Tất cả đều đúng