1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu đúng khi nói về cơn đau quy chiếu:
A. Vị trí đau tương ứng với vị trí tổn thương
B. Cảm giác đau thường nông
C. Vùng đau có chung đoạn phân bổ thần kinh với cơ quan tổn thương
D. B và C đúng
-
Câu 2:
Vị trí của cơn đau qui chiếu ở vai trái phía sau có khả năng lớn nhất liên quan đến:
A. Gan
B. Túi mật
C. Tụy
D. Ruột thừa
-
Câu 3:
ị trí của cơn đau qui chiếu ở quanh rốn có khả năng lớn nhất liên quan đến:
A. Tim
B. Ruột già
C. Ruột non
D. Tá tàng
-
Câu 4:
Hướng lan từ hông lưng xuống bẹn khi bị tổn thương ở:
A. Túi mật
B. Ruột non
C. Gan
D. Niệu quản
-
Câu 5:
Sắp xếp trình tự tiếp cận bệnh nhân bị đau bụng cấp: (1) Tìm nguyên nhân (2) Tìm dấu hiệu shock, xuất huyết nội (3) Làm cận lâm sàng (4) Điều trị shock, xuất huyết nội (5) Lượng giá và điều trị ban đầu theo ABC
A. 3 – 2 – 1 – 5 – 4
B. 2 – 5 – 1 – 3 – 4
C. 5 – 4 – 2 – 1 – 3
D. 5 – 2 – 4 – 1 – 3
-
Câu 6:
Chọn câu sai khi nói về các nguyên tắc khai thác bệnh sử bệnh nhân bị đau bụng cấp:
A. Nguồn gốc cơn đau vùng thượng vị có thể xuất phát từ vùng trên hoành
B. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải xem như có thai đến khi được chứng minh
C. Không bao giờ coi thường cơn đau bụng ở người trẻ
D. Cơn đau khởi phát đột ngột có thể do xoắn, thủng mạch máu
-
Câu 7:
Khai thác tính chất đau bụng có bao nhiêu yếu tố:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 8:
Cho các trường hợp sau: (1) Viêm tụy cấp (2) Viêm ruột thừa cấp (3) Thai ngoài tử cung vỡ (4) Vỡ phình động mạch chủ bụng (5) Viêm túi thừa (6) Thủng dạ dày tá tràng
A. A. Khởi phát đau bụng đột ngột gặp ở trường hợp (1), (3) ,(4)
B. Khởi phát đau bụng tiến triển nhanh gặp ở trường hợp (1), (2), (3), (5)
C. Khởi phát đau bụng từ từ gặp ở trường hợp (2), (5)
D. Khởi phát đau bụng đột ngột gặp ở trường hợp (3), (4), (5), (6)
-
Câu 9:
Số phát biểu đúng: (1) Đau tăng dần do kích thích phúc mạc, căng trướng tạng rỗng (2) Đau đột ngột thường gây ra bởi thủng tạng đặc, nhồi máu cơ tim (3) Đau âm ĩ do tắc nghẽn, căng trướng tạng rỗng (4) Đau từng cơn do tắc ruột, sỏi mật (5) Đau liên tục do thiếu máu cục bộ, viêm phúc mạc (6) Đau quặn thường do viêm nhiễm
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Triệu chứng nào sau đây thường không kèm theo trước hoặc sau khi đau:
A. Nôn ói
B. Vàng da
C. Sốt
D. Co giật
-
Câu 11:
Triệu chứng nào sau đây thường không kèm theo trước hoặc sau khi đau:
A. Nôn ói
B. Vàng da
C. Sốt
D. Co giật
-
Câu 12:
Khi hỏi bệnh sử về tiền sử dung thuốc, tên thuốc nào sau đây ít được quan tâm nhất:
A. Aspirin
B. Corticoid
C. Wafarin
D. Paracetamol
-
Câu 13:
Các yếu tố chuẩn bị trước khi thăm khám, ngoại trừ:
A. Được sự cho phép khám của bệnh nhân
B. Vùng khám được bộc lộ
C. Tư thế bệnh nhân phù hợp với mục đích thăm khám
D. Trong lúc khám, bác sĩ phải chú ý đến sắc diện và tình trạng của bệnh nhân
-
Câu 14:
Các ý kiến về dấu hiệu sinh tồn bị đe dọa, ngoại trừ:
A. Xuất hiện các cơn động kinh kéo dài và lặp đi lặp lại
B. Nhịp tim < 40 hoặc > 130 lần/ phút
C. Huyết áp tâm trương < 90 mmHg
D. Nhịp thở < 8 hoặc > 30 BPM
-
Câu 15:
Trong các nguyên nhân đau bụng cấp thường gặp, nguyên nhân nào sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất:
A. Viêm ruột thừa cấp
B. Tắc ruột non
C. Bệnh phụ khoa cấp
D. Loét thủng dạ dày
-
Câu 16:
Yếu tố có thể liên quan bụng ngoại khoa:
A. Đau bụng cấp < 48h
B. Đau kèm nôn ói
C. Sốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Chọn câu đúng khi nói về chẩn đoán nguyên nhân đau bụng với các đối tượng nguy cơ:
A. Người trên 50 tuổi : nguyên nhân tim mạch
B. Người trên 65 tuổi : thiếu máu mạc treo, vỡ phình động mạch chủ bụng
C. Người trên 30 tuổi: triệu chứng có thể không đặc hiệu
D. Phụ nữ : thai ngoài tử cung, viêm phần phụ
-
Câu 18:
Xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán đau bụng cấp do nhiễm trùng hiện nay là:
A. Hematocrit
B. WBC
C. CRP
D. Procalcitonin
-
Câu 19:
Số phát biểu đúng: (1) Hematocrit giúp chẩn đoán mất máu, thoát dịch vào ổ bụng (2) WBC tăng cao trong trường hợp nhiễm siêu vi hoặc viêm dạ dày ruột (3) Amylase có thể tăng mạn tính ở bệnh nhân bị suy gan (4) ECG được chỉ định ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh tim mạch (5) Mức tăng lipase có thể phản ánh tương ứng với độ nặng của viêm, tổn thương tụy
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Chọn tổ hợp chẩn đoán đúng dựa trên X quang bụng KSS (không sửa soạn): (1) Vôi hóa bất thường: Sỏi mật, sỏi niệu quản, viêm tụy cấp tính (2) Hơi trong tĩnh mạch cửa: Tắc ruột, liệt ruột (3) Mất bóng cơ thắt lưng chậu: Áp xe sau phúc mạc (4) Hơi tự do trong ổ bụng: Thủng tạng rỗng (5) Mức nước hơi: Tụ máu trong ổ bụng, nhồi máu mạc treo
A. (1), (4), (5)
B. (2), (3), (4)
C. (3), (4)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 21:
Hình ảnh quai ruột canh gác trong X quang bụng KSS giúp chẩn đoán:
A. Liệt ruột
B. Sỏi túi mật
C. Viêm tụy cấp
D. Nhồi máu mạc treo
-
Câu 22:
Siêu âm bụng thích hợp các trường hợp, ngoại trừ:
A. Sỏi túi mật
B. Thai ngoài tử cung
C. Nhau tiền đạo
D. Sỏi niệu ở người lớn tuổi
-
Câu 23:
Nhược điểm quan trọng nhất của siêu âm:
A. Quan sát hạn chế khi có nhiều hơi hoặc người béo phì
B. Không quan sát tốt khoang sau phúc mạc
C. Phụ thuộc kinh nghiệm kỹ thuật viên
D. Không quan sát trực tiếp rách tạng đặc
-
Câu 24:
CT scan chống chỉ định trong trường hợp:
A. Vỡ tạng đặc
B. Thoát vị bịt
C. Xoắn ruột
D. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu
-
Câu 25:
Nguyên nhân nguy hiểm đứng đầu trong đau bụng cấp cần phải cấp cứu ngoại khoa ngay lập tức là:
A. Nhồi máu cơ tim cấp
B. Thủng tạng rỗng
C. Vỡ tạng đặc
D. Vỡ phình động mạch chủ bụng
-
Câu 26:
Chọn nhận định đúng khi nói về tai biến vỡ phình động mạch chủ bụng: (1) Gặp nhiều ở nam giới trên 50 tuổi (2) Khởi phát đau ở vùng ngực hoặc thượng vị sau đó lan sang sau lưng(3) Có thể có shock (4) Sờ thấy khối mạch
A. (1), (3) đúng
B. (2), (4) đúng
C. (4) đúng
D. (1), (2), (3) đúng
-
Câu 27:
Hướng xử trí và điều trị đối với bệnh nhân bị vỡ phình động mạch chủ bụng:
A. Truyền ít nhất 4 đơn vị máu
B. Chụp CT scan bụng là tốt nhất nếu BN không di chuyển được
C. Khi huyết áp ổn định, cho BN đi chụp X quang bụng nghiêng
D. Không hồi sức quá mức vì có thể làm tăng chảy máu nhiều hơn
-
Câu 28:
Dấu hiệu Kehr là dấu hiệu gì? Hay gặp trong bệnh nào?
A. Đau đầu, viêm màng não
B. Đau lưng, viêm tụy cấp
C. Đau nóng bỏng sau xương ức, ợ chua
D. Đau mỏi vai, vỡ gan vỡ lách
-
Câu 29:
Chọn ý không đúng khi nói về thai ngoài tử cung:
A. Tam chứng kinh điển: đau bụng, trễ kinh, rong huyết
B. Siêu âm bụng chậm là CLS tốt nhất
C. Là nguyên nhân phổ biến liên quan đến thai kỳ gây tử vong.
D. Nên thực hiện β-HCG ở tất cả các BN nữ đến khám vì đau bụng