1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phân loại bệnh nhân gồm có:
A. Bỏng nhẹ và bỏng cần nhập viện
B. Bỏng nông và bỏng sâu
C. Bỏng độ 1, 2, 3, 4
D. Bỏng chi và bỏng đầu, mặt, cổ
-
Câu 2:
Khi nói về bỏng có thể điều trị ngoại trú, chọn câu sai?
A. Diện tích bỏng dưới 10% ở người lớn
B. Bỏng bề mặt da tự lành được
C. Diện tích bỏng dưới 5-8% ở trẻ con
D. Có thể do bỏng điện
-
Câu 3:
Vị trí bỏng của bỏng cần nhập viện, ngoại trừ:
A. Mặt
B. Ngực
C. Tầng sinh môn
D. Tay E
-
Câu 4:
Chọn tập hợp đúng khi nói về bỏng cần nhập viện:1. Diện tích bỏng trên 5-8% ở trẻ con 2. Cần phải rạch hoặc ghép da 3. Vị trí bỏng thường là mặt, ngực, tay, chân 4. Bệnh nhân thường là trẻ nhỏ,trẻ sơ sinh, người già, bệnh nhân đã có một bệnh án nội khoa.. 5. Bỏng thường do hóa chất
A. 1, 2, 3
B. 1, 3, 4
C. 2, 4
D. 3, 5
-
Câu 5:
Chọn câu sai: Một bệnh nhân bỏng được đưa ra từ đám cháy, cách dập lửa có thể áp dụng là:
A. Xịt bằng vòi cứu hỏa
B. Cho bệnh nhân lăn xuống cát, cuộn trong tấm thảm
C. Trùm bệnh nhân bằng chăn, mền, bao tải
D. Dùng làm hút khí để dập lửa nhẹ nhàng, không làm tổn thương bỏng của bênh nhân nặng thêm
-
Câu 6:
Công thức tính lượng dịch truyền trong 24 giờ đầu đối vs bệnh nhân bỏng từ độ 2 trở lên:
A. 2 ml Ringer lactat x kg trọng lượng cơ thể x % diện tích bỏng
B. 0,2 ml Ringer lactat x kg trọng lượng cơ thể x % diện tích bỏng
C. 4 ml Ringer lactat x kg trọng lượng cơ thể x % diện tích bỏng
D. 0,4 ml Ringer lactat x kg trọng lượng cơ thể x % diện tích bỏng
-
Câu 7:
Chọn câu sai ở dưới đây?
A. Nước lạnh dễ có, làm giảm nhiệt độ tốt, dập tắt lửa, lấy đi những hóa chất
B. Tỉ lệ tử vong sẽ giảm nếu bệnh nhân được làm mát sớm và đủ
C. Sử dụng thuốc giảm đau đường tĩnh mạch
D. Những ống thông sẽ để lâu cho những trường hợp bỏng trên 20% diện tích và bỏng do điện
-
Câu 8:
Chọn câu sai khi nói về điều trị bỏng nông:
A. Vết thương cần rửa sạch và phá mụn nước
B. Thay băng lần thứ nhất vào ngày thứ 5, thay băng lần thứ 2 vào ngày thứ 10
C. Trong phương pháp “ướt”, ta bôi bạc nitrat 10% lên vết thương
D. Có thể đắp màng ối đông khô lên vết thương
-
Câu 9:
Phương pháp mổ “hớt dần từng lớp”:
A. Chỉ áp dụng cho bỏng độ 3, 4
B. Hớt bỏ những phần hoại tử, rồi để vết thương tự lành
C. Cần nhiều máu, gây mê kéo dài, lấy da nhiều nên phải cân nhắc
D. Mỗi lần mổ vào khoảng 7% diện tích cơ thể
-
Câu 10:
Chọn câu sai trong những câu trình bày dưới đây:
A. Trên bề mặt vết bỏng có nhiều độ nông sâu khác nhau thì cần điều trị bằng phương pháp mổ “hớt dần từng lớp”
B. Đối với bệnh nhân già yếu nên dung thuốc mỡ kháng khuẩn
C. Bỏng độ 3 a diện tích rộng được xử lí cùng nguyên tắc với bỏng độ 3b
D. Trong điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn, làm sạch vết thương hàng ngày bằng vòi nước vô trùng
-
Câu 11:
Các phương pháp điều trị bỏng sâu, ngoại trừ:
A. Mổ “hớt dần từng lớp”
B. Điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn
C. Mổ cắt lọc sâu tới tận lớp cân
D. Phương pháp “giật đi cả mảng”
-
Câu 12:
Chỉ định cho phương pháp lên mô hạt, ngoại trừ:
A. Bệnh nhân già yếu
B. Diện tích vết thương bỏng pha trộn nhiều mức độ nông sâu khác nhau
C. Bệnh nhân có sẵn bệnh nội khoa
D. Bỏng da sâu 2b
-
Câu 13:
Dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết do bỏng, ngoại trừ:
A. Đường huyết tăng
B. Bạch cầu tăng, có khả năng là nhiễm trùng gram (+)
C. Bạch cầu giảm có khả năng nhiễm trùng gram (-)
D. Tăng tiểu cầu
-
Câu 14:
Biến chứng bỏng do rối loạn chức năng, ngoại trừ:
A. Biến chứng ở phổi và bỏng hô hấp
B. Biến chứng ở ống tiêu hóa
C. Rối loạn chức năng thận
D. Viêm phổi
-
Câu 15:
Công thức tính nhu cầu năng lượng của một bệnh nhân bỏng:
A. Người lớn 25 calo/kg +40calo cho mỗi % diện tích cơ thể bị bỏng
B. Người lớn 35 calo/kg +40calo cho mỗi % diện tích cơ thể bị bỏng
C. Trẻ em 40-50 calo/kg +40calo cho mỗi % diện tích cơ thể bị bỏng
D. Trẻ em 40-60 calo/kg +30calo cho mỗi % diện tích cơ thể bị bỏng
-
Câu 16:
Phương pháp điều trị bỏng sâu độ III, ngoại trừ:
A. Mổ “ hớt dần từng lớp”
B. Mổ cắt lọc tận lớp cân
C. Điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn
D. Phương pháp “ giật đi cả mảng”
-
Câu 17:
Các phương pháp ghép da:
A. Ghép da tự thân
B. Ghép da đồng loại và dị loại
C. Ghép da nhân tạo
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Bệnh nhân nữ 20 tuổi, bỏng nước sôi vùng bụng và mặt trước chân phải, diện tích bỏng của bệnh nhân này là:
A. 9%
B. 18%
C. 27%
D. 22,5%
-
Câu 19:
Bỏng độ III sâu (3 b ) có đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Da bị phá hủy khô
B. Thể chất căng cứng hoặc da nứt nẻ
C. Mất cảm giác đau, kim châm cũng không đau và không còn chảy máu nữa
D. Mất cảm giác đau, phải đâm kim sâu mới biết đau và đâm kim hết lớp da mới ra máu
-
Câu 20:
Những việc cần làm khi bệnh nhân bỏng nhập viện, ngoại trừ:
A. Cởi bỏ quần áo và đặt bệnh nhân trên phương tiện vô trùng
B. Truyền dịch ringer lactat nhỏ giọt
C. Thuốc giảm đau đường tĩnh mạch
D. Đánh giá độ rộng và sâu của vết bỏng
-
Câu 21:
Chống nhiễm trùng trong bỏng:
A. Không phải tất cả vết thương bỏng đều được coi là vết thương hở
B. Cần giữ lượng vi trùng trong 1mm3 mô nhỏ hơn 105 thì mới có thể chống lại chúng
C. Phải cắt lọc tổ chức bị hoại tử và che kín vết thương
D. B và C đúng
-
Câu 22:
Sụt cân trong điều trị bỏng báo cho ta biết bệnh nhân chưa được bù đủ năng lượng:
A. Nếu mất 10% trọng lượng cơ thể, kết quả điều trị sẽ tồi tệ
B. Nếu mất trên 20% trọng lượng cơ thể, có thể nghiêm trọng
C. Mất dưới 30% trọng lượng cơ thể thì khó qua khỏi
D. A và B đúng
-
Câu 23:
Điều nào sau đây đúng khi nói về biến chứng ở ống tiêu hóa ở người bị bỏng:
A. Niêm mạc dạ dày nhợt nhạt vì khối lượng máu lưu thông giảm nhiều
B. Bệnh nhân hay ói mửa
C. Viêm dạ dày trong những ngày sau đó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Loại vi trùng gây nhiễm trùng huyết trong bỏng có tỉ lệ cao nhất là:
A. Pseudomonas
B. Proteus
C. S. aureus
D. Enterobacter
-
Câu 25:
Chăm sóc bệnh nhân bỏng:
A. Bệnh nhân cần được điều trị ở khu vực sạch, thoáng chống lây chéo và bội nhiễm
B. Cần phòng chống loét ở các vùng tỳ ép ở cơ thể
C. Nếu bỏng sâu ở chu vi cơ thể cần cho nằm giường xoay
D. Đồ vải dùng cho bệnh nhân cần được hấp vô trùng
-
Câu 26:
Phương pháp điều trị bỏng bề mặt da:
A. Phương pháp băng bằng gạc tẩm thuốc mỡ
B. Phương pháp để nằm trần
C. Phương pháp hớt từng lớp
D. A và B đúng
-
Câu 27:
Bệnh nhân bỏng cần nhập viện khi:
A. Diện tích bỏng trên 10% ở trẻ em
B. Bỏng sâu cần phải rạch hoặc ghép da
C. Bỏng đường hô hấp, mặt , tầng sinh môn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Cần phải cân nhắc khi sử dụng phương pháp mổ hớt từng lớp trong điều trị bỏng vì, ngoại trừ:
A. Cần nhiều máu
B. Gây mê kéo dài
C. Lấy nhiều da nên gây một biên động thể dịch sau mổ
D. Gây mất thẩm mỹ sau mổ
-
Câu 29:
Điều nào sau đây khi nói về ghép da:
A. Ghép da tự thân thì loại da này sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép
B. Da đồng loại không nên để quá 5 ngày
C. Da dị loại phải thay mỗi 2 ngày
D. Ở Việt Nam nuôi cấy và ghép tế bào sừng chỉ có ở viện bỏng quốc gia mới thực hiện được
-
Câu 30:
Dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân bỏng:
A. Những dấu hiệu chung diễn biến xấu đi bất ngờ
B. Chán ăn, mất nhu động ruột sau đó sình bụng ói mửa
C. Lú lẫn, bất an
D. Vết thương đâu nhức cả lúc để yên