1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ chế tổn thương trong chấn thương bụng kín bao gồm:
A. Cơ chế trực tiếp
B. Cơ chế gián tiếp
C. Cơ chế giảm tốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Tổn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín theo thứ tự lần lượt là:
A. Thận, gan, lách, tuỵ
B. Lách, gan, thận, tuỵ
C. Lách, thận, gan, tuỵ
D. Gan, tuỵ, thận, lách
-
Câu 3:
Tổn thương tạng rỗng thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín là:
A. Ruột già và dạ dày
B. Ruột non và dạ dày
C. Ruột non và bàng quang
D. Ruột và đường mật
-
Câu 4:
Phần ruột non hay bị tổn thương nhất trong chấn thương bụng kín là:
A. Hỗng tràng đoạn cuối và hồi tràng đoạn đầu
B. Hỗng tràng đoạn đầu và hồi tràng đoạn cuối
C. Hồi tràng đoạn cuối và hỗng tràng đoạn cuối
D. Đoạn đầu của hỗng tràng và hồi tràng
-
Câu 5:
Đoạn cuối hỗng tràng và đoạn đầu hồi tràng thường bị vỡ trong chấn thương bụng kín là do:
A. Đây là đoạn ruột nằm giữa một đầu cố định và đầu kia di động
B. Đây là phần ruột non có thành mỏng nhất
C. Đây là phần ruột ít di động nhất
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Đoạn đầu hỗng tràng và đoạn cuối hồi tràng thường bị vỡ trong chấn thương bụng kín là do:
A. Đây là đoạn ruột nằm giữa một đầu cố định và đầu kia di động
B. Đây là phần ruột non có thành mỏng nhất
C. Đây là phần ruột ít di động nhất
D. A và B đúng
-
Câu 7:
Trong chấn thương bụng kín do cơ chế giảm tốc, bệnh nhân thường vào viện với:
A. Tổn thương thường là chỉ một tạng nào đó
B. Tổn thương thường phức tạp và đa tạng
C. Bệnh cảnh nặng nề và đe doạ tử vong nếu như không kịp thời hối sức và can thiệp sớm
D. B và C đúng
-
Câu 8:
Khi khám một bệnh nhân bị chấn thương bụng kín cần chú ý khám các cơ quan:
A. Lồng ngực
B. Thần kinh sọ não
C. Các xương lớn như xương đùi, xương chậu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Chẩn đoán một vết thương thấu ổ phúc mạc dựa vào:
A. Có dịch tiêu hoá chảy ra ngoài qua vết thương
B. Tạng trong ổ phúc mạc lòi ra ngoài qua vết thương
C. Siêu âm có tổn thương tạng trong ổ phúc mạc ở một bệnh nhân có vết thương ở thành bụng
D. A và B đúng
-
Câu 10:
Chẩn đoán một vết thương thấu ổ phúc mạc dựa:
A. Có dịch tiêu hoá chảy ra ngoài qua vết thương
B. Ruột hay mạc nối lớn lòi ra ngoài qua vết thương
C. Siêu âm có tổn thương tạng trong ổ phúc mạc ở một bệnh nhân có vết thương ở thành bụng
D. A và B đúng
-
Câu 11:
Chẩn đoán vết thương thấu ổ phúc mạc dựa vào:
A. Có dịch tiêu hoá chảy ra ngoài qua vết thương
B. X quang bụng không chuẩn bị có hơi tự do trong ổ phúc mạc
C. Siêu âm có tổn thương tạng trong ổ phúc mạc ở một bệnh nhân có vết thương ở thành bụng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Chẩn đoán một vết thương thấu ổ phúc mạc dựa vào điều gì?
A. Tạng trong ổ phúc mạc lòi ra ngoài qua vết thương
B. Siêu âm có tổn thương tạng trong ổ phúc mạc ở một bệnh nhân có vết thương ở thành bụng
C. X quang bụng không chuẩn bị có hơi tự do trong ổ phúc mạcc
D. A và B đúng
-
Câu 13:
Trong vết thương thấu bụng do bạch khí, tổn thương thường có đặc điểm:
A. Vết thương thành bụng đơn giản
B. Tạng trong ổ phúc mạc thường bị thương tổn đơn giản, đôi khi chỉ tổn thương thành bụng đơn thuần
C. Tổn thương thường tại chổ tương ứng với vị trí tổn thương thành bụng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Trong vết thương thấu bụng do hoả khí, tổn thương thường có đặc điểm:
A. Tạng trong ổ phúc mạc thường bị thương tổn phức tạp và nhiều cơ quan
B. Tạng trong ổ phúc mạc thường bị thương tổn đơn giản, đôi khi chỉ tổn thương thành bụng đơn thuần
C. Tổn thương ống tiêu hoá theo dạng số chẳn 2, 4, 6
D. . A và C đúng
-
Câu 15:
Triệu chứng lâm sàng của hội chứng chảy máu trong do vỡ tạng đặc trong chấn thương bụng kín bao gồm:
A. Dấu chứng mất máu cấp
B. Dịch tự do trong ổ phúc mạc, đề kháng thành bụng.
C. Chọc dò ổ phúc mạc ra máu không đông
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Các nguyên nhân gây nên chảy máu trong ổ phúc mạc bao gồm:
A. Nguyên nhân sản phụ khoa như thai ngoài tử cung vỡ, u nang buồng trứng vỡ
B. Nguyên nhân bệnh lý ngoại khoa như K gan vỡ, phồng ĐMC bụng vỡ
C. Nguyên nhân chấn thương như vỡ gan-lách do chấn thương bụng kínc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Các nguyên nhân ngoại khoa gây nên hội chứng chảy máu trong bao gồm:
A. Vỡ tạng đặc
B. Tổn thương các mạch máu lớn trong ổ phúc mạc
C. Tổn thương rách hay đứt mạc treo ruột
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Siêu âm trong chấn thương bụng kín có ý nghĩa:
A. Giúp phát hiện thương tổn tạng đặc
B. Giúp phát hiện dịch tự do hay ổ đọng dịch trong ổ phúc mạc
C. Hướng dẫn chọc dò ổ phúc mạc nếu cần
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
X quang bụng đứng không chuẩn bị trong chấn thương bụng kín có ý nghĩa:
A. Giúp phát hiện thương tổn tạng đặc
B. Giúp phát hiện hơi tự do trong ổ phúc mạc
C. Giúp phát hiện mức hơi dịch nếu có
D. A và B đúng
-
Câu 20:
Chọc dò ổ bụng hay chọc rữa ổ bụng trong chấn thương bụng kín dương tính khi về mặt đại thể ghi nhận có:
A. Máu không đông
B. Dịch tiêu hoá
C. Dịch dưỡng trấp trắng đục như sữa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Vị trí chọc dò ổ bụng tốt nhất để tìm máu không đông trong ổ phúc mạc là:
A. Điểm Mac Burney
B. Đối xứng với điểm M.B qua bên trái
C. Vị trí nghi ngờ có máu đọng nhất
D. A và B đúng, C sai
-
Câu 22:
Vị trí chọc dò ổ bụng tốt nhất để tìm máu không đông trong ổ phúc mạc được hiểu là:
A. Điểm Mac Burney
B. Điểm Lanz
C. Vị trí nghi ngờ có máu đọng nhất
D. A và B đúng, C sai
-
Câu 23:
Trong hội chứng chảy máu trong, chọc rữa ổ bụng được gọi là dương tính khi:
A. Hồng cầu (HC) > 100000/mm3
B. HC > 1 triệu/mm3
C. BC > 500/mm3
D. B và C đúng
-
Câu 24:
Siêu âm trong hội chứng chảy máu trong có ý nghĩa:
A. Giúp phát hiện dịch tự do trong ổ phúc mạc
B. Giúp phát hiện tạng thương tổn kèm theo có thể là nguyên nhân của hội chứng chảy máu trong
C. Hướng dẫn chọc dò tìm máu không đông trong ổ phúc mạc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Trong chấn thương bụng kín, tạng đặc hay bị thương tổn nhất theo thứ tự lần lượt là:
A. Lách, gan, tuỵ
B. Gan, tuỵ, lách
C. Lách, tuỵ, gan
D. B và C đúng
-
Câu 26:
Trong chấn thương bụng kín, tổn thương gan, lách được phân độ theo:
A. Moore
B. Chatelain
C. Dukes
D. Gustilo
-
Câu 27:
Cơ chế chấn thương trong tổn thương gan, lách do chấn thương bụng kín là:
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp theo cơ chế đụng dội
C. Gián tiếp theo cơ chế giảm tốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Trong vết thương thấu bụng do hoả khí, tổn thương gây nên thường phức tạp và tỷ lệ theo công thức:
A. E= mV2
B. Năng lượng sinh ra tỷ lệ thuận với khối lượng và bình phương vận tốc
C. Tổn thương gây nên tỷ lệ thuận với trọng lượng của vật và với bình phương vận tốc của nó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Triệu chứng lâm sàng của vỡ gan, lách là:
A. Hội chứng mất máu cấp
B. Hội chứng chảy máu trong
C. Hội chứng viêm phúc mạc
D. A và B đúng
-
Câu 30:
Chọc dò ổ phúc mạc trong vỡ gan-lách nhằm mục đích:
A. Tìm máu không đông trong ổ phúc mạc
B. Tìm dịch tiêu hoá trong ổ phúc mạc
C. Tìm hơi tự do trong ổ phúc mạc
D. A và B đúng