Trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
I. Bệnh phenylketo niệu.
II. Bệnh ung thư máu.
III. Tật có túm lông ở vành tai.
IV. Hội chứng Đao.
V. Hội chứng Tơcnơ.
VI. Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là
A. (II), (III), (IV), (VI)
B. (I), (II), (V)
C. (III), (IV), (V), (VI)
D. (I), (II), (IV), (VI)
-
Câu 2:
Ở người, đột biến HbS gây nên hậu quả làm xuất hiện hàng loạt các rối loạn về bệnh lí trong cơ thể, hiện tượng này được giải thích như thế nào?
A. Do các gen khác nhau cùng chi phối một tính trạng.
B. Do tương tác cộng gộp.
C. Do nhiều gen khác nhau cùng chi phối các tính trạng.
D. Do tác động đa hiệu của gen
-
Câu 3:
Hội chứng Mácphan ở người có chân tay dài, ngón tay dài, đục thuỷ tinh thể do tác động tác động
A. cộng gộp
B. bổ trợ
C. át chế
D. gen đa hiệu
-
Câu 4:
Một microarray DNA
A. đại diện cho toàn bộ thông tin di truyền trong tế bào người
B. có thể so sánh hoạt động của hàng ngàn gen trong các tế bào bình thường và bị bệnh
C. là nghiên cứu về vai trò của nhiễm sắc thể trong di truyền
D. là thành phần nhiễm sắc thể của một cá thể
-
Câu 5:
Đối với trường hợp nào sau đây một cố vấn di truyền sẽ không khuyến nghị chẩn đoán trước sinh liên quan đến chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm?
A. tăng nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể bất thường
B. tăng nguy cơ đơn locus (Mendelian) bệnh
C. tăng nguy cơ khuyết tật tủy sống
D. mong muốn biết giới tính thai nhi
-
Câu 6:
Trong quy trình này, một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi được lấy bằng cách đâm kim xuyên qua thành bụng và tử cung.
A. DNA đánh dấu
B. lấy mẫu nhung mao màng đệm
C. hình ảnh siêu âm
D. chọc ối
-
Câu 7:
Ở một người bị ______________, chất nhầy bất thường nhớt và có xu hướng bịt kín các ống dẫn của tuyến tụy và gan và để tích tụ trong phổi.
A. hội chứng Down
B. xơ nang
C. thiếu máu hồng cầu hình liềm
D. PKU
-
Câu 8:
Dạng đột biến nào sau đây phổ biến gây hội chứng Đao?
A. Thể ba NST số 23.
B. Thể ba NST số 21.
C. Thể một NST số 23.
D. Thể một NST số 21.
-
Câu 9:
Để hạn chế tác hại của bệnh ung thư, ta có thể dùng biện pháp nào?
(!) Dùng liệu pháp gen
(2) Kháng sinh mạnh
(3) Bồi dưỡng cơ thể
(4) Tia phóng xạ
(5) Hóa trị liệu
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
A. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
D. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
-
Câu 11:
Loại bệnh nào được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan được?
A. Bệnh ung thư
B. Bệnh di truyền phân tử
C. Bệnh AIDS
D. Bệnh di truyền tế bào
-
Câu 12:
Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích gì sau đây là hợp lí?
A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến
C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn
-
Câu 13:
Bằng cách làm tiêu bản tế bào để quan sát bộ NST thì không thể phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng Claiphento
B. Hội chứng Tớc-nơ
C. Hội chứng AIDS
D. Hội chứng Đao
-
Câu 14:
Theo nghiên cứu di truyền học ở người phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp
A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
C. phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.
D. tìm hiểu cơ chế phân bào.
-
Câu 15:
Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số mấy?
A. cặp thứ 21
B. cặp thứ 22
C. cặp thứ 13
D. cặp thứ 23
-
Câu 16:
Hình ảnh đứa bé có khuôn mặt bất thường là do mắc phải:
A. Hội chứng Đao.
B. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
C. Bệnh máu khó đông.
D. Hội chứng Claiphentơ.
-
Câu 17:
Cho các bệnh và tật di truyền và hãy cho biết những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào có nguyên nhân do đột biến gen?
(1) Bệnh pheninketo niệu
(2) Bệnh máu khó đông
(3) Hội chứng Đao
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(5) Hội chứng Tocno
(6) Bệnh Đao
A. (1), (3), (6).
B. (1), (4), (6).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (4), (5).
-
Câu 18:
Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn quy định. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng? 1. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử. 2. Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm. 3. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí. 4. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 19:
Bệnh phêninkêto niệu xảy ra là do vấn đề gì?
A. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.
B. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.
C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôzin trong thức ăn thành phêninalanin.
D. Thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôzin.
-
Câu 20:
Di truyền y học là khoa học nghiên cứu về vấn đề gì?
A. Các bệnh, tật di truyền
B. Bệnh truyền nhiễm
C. Bệnh nhiễm trùng
D. Rối loạn tâm thần
-
Câu 21:
Bệnh lý nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh Huntington
B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
C. Hội chứng Down
D. PKU
-
Câu 22:
Điều nào đúng về kiểu NST dưới đây?
A. Nó cho thấy một phụ nữ bình thường.
B. Nó cho thấy một người đàn ông bình thường.
C. Nó cho thấy một người mắc hội chứng Down.
D. Nó cho thấy một người bị một tình trạng do không phân ly.
-
Câu 23:
Người ta đã đưa ra một số phương pháp thích hợp, thông dụng và đơn giản hơn cả là
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Gây đột biến.
D. Cả A và B
-
Câu 24:
Ung thư là kết quả của sự mất kiểm soát trong quá trình sinh sản của tế bào, dẫn đến sự tạo thành khối u. Dần dần, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, một số khối u lành tính không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sự sinh sản của các tế bào ung thư được thể hiện như sơ đồ sau:
Sự xuất hiện của các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?
A. Mô
B. Tế bào
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
-
Câu 25:
Khối u được gọi là ác tính khi
A. một số loại tế bào phân chia vô tổ chức dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B. các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau.
C. các tế bào của một mô ban đầu có thể phân chia nhanh hơn mức bình thường dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
D. một nhóm tế bào được con người tách khỏi mô ban đầu, đem ghép vào một vị trí khác trên cơ thể nhưng tế bào vẫn phân chia bình thường.
-
Câu 26:
PCR được sử dụng để phát hiện _______ ở bệnh nhân ung thư.
A. sốt
B. đột biến
C. cảm lạnh
D. ho
-
Câu 27:
Chụp ảnh tự động được sử dụng để phát hiện ______
A. cảm lạnh
B. ung thư
C. mệt mỏi
D. sốt
-
Câu 28:
Những tác nhân nào được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch thụ động của bệnh ung thư?
A. Kháng nguyên
B. Kháng thể
C. Thuốc chống đông máu
D. Thuốc kháng axit
-
Câu 29:
Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây
A. Di truyền hoá sinh.
B. Nghiên cứu phả hệ.
C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D. Nghiên cứu tế bào.
-
Câu 30:
Phương pháp nghiên cứu tế bào không thể nghiên cứu loại bệnh di truyền nào của người:
A. bệnh do đột biến cấu trúc NST dạng đảo đoạn hay chuyển đoạn tương hỗ
B. bệnh do đột biến gen
C. bệnh do đột biến cấu trúc NST
D. bệnh do bất thường số lượng NST
-
Câu 31:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ở người, có những tính trạng không tuân theo quy luật di truyền như ở sinh vật khác
B. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào có thể phát hiện được bệnh Down
C. Ở người, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể phát hiện các tính trạng có hệ số di truyền cao
D. Ở người, sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào không thể phát hiện ra bệnh máu khó đông
-
Câu 32:
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền. Cứ 100 người bình thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh. Xác suất sinh con bệnh:
A. 0,0025
B. 0,025
C. 0,00025
D. 0,000025
-
Câu 33:
Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Đặc điểm di truyền của bệnh này là:
A. Bệnh được di truyền theo dòng mẹ.
B. Chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh.
C. Nếu bố bị bệnh thì tất cả các con trai đều bị bệnh.
D. Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh.
-
Câu 34:
Đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
B. Mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con gái của họ đều bị bệnh.
C. Mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
D. Mẹ bị bệnh thì sẽ sinh ra các con đều bị bệnh.
-
Câu 35:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con không bị cả 2 bệnh là:
A. 18,75%
B. 6,25%
C. 62,5%
D. 31,25%
-
Câu 36:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu do gen lặng nằm trên NST giới tính X qui định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu còn mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng là con trai và không bị bệnh là:
A. 5/24
B. 5/8
C. 1/9
D. 5/16
-
Câu 37:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng, bên phía vợ có bố và anh trai bị bệnh mù màu, bà ngoại và mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía chồng có em trai bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh hai đứa con, xác suất để hai đứa con này đều bị cả hai bệnh là bao nhiêu?
A. 2/27
B. 1/64
C. 1/384
D. 25/282
-
Câu 38:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mang alen gây bệnh trên là:
A. 98%
B. 12,5%
C. 43,66%
D. 41,7%
-
Câu 39:
Bệnh mù màu ở người là do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng trên NST X qui định, alen trội qui định mắt nhìn bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thượng sinh con bị bệnh mù màu. Giả sử không có hiện tượng đột biến. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Người vợ có chứa alen gây bệnh mù màu.
B. Nếu cặp vợ chổng này sinh con gái thì chắc chắn đứa trẻ không bị bệnh.
C. Đứa con đã nhận được alen qui định bệnh mù màu từ người bố.
D. Đứa con bị bệnh mù màu là con trai.
-
Câu 40:
Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng bình thường bên phía người vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị cân điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng không bị cả hai bệnh nói trên là
A. 35/48
B. 5/36
C. 7/64
D. 13/48
-
Câu 41:
Ở người bệnh điếc do alen lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu do gen lặn trên NST X ở vùng không tương đồng quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có anh trai mắc bệnh mù màu, chị gái mắc bệnh điếc. Bên phía chồng có ông ngoại bị bệnh mù màu, mẹ bị bệnh điếc. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con, tính theo lý thuyết xác suất để cả 2 đứa con này đều mang alen về 2 bệnh nói trên là bao nhiêu? Biết rằng tất cả các người khác trong gia đình đều bình thương và không có đột biến mới phát sinh
A. 0,05729
B. 0,01736
C. 0,02864
D. 0,00771
-
Câu 42:
Ở người bình thường bệnh pheninketo do một đột biến lặn trên NST thường quy định . Bố mẹ bình thường sinh ra một đứa con bị bệnh .Tính theo lí thuyết xác suất để họ sinh đứa con trai tiếp theo không bị bệnh là
A. 3/4
B. 1/2
C. 3/8
D. 1/4
-
Câu 43:
Những nghiên cứu ở người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là
A. 114 : 100
B. 105 : 100
C. 101 : 100
D. 103 : 100
-
Câu 44:
Ở người, bệnh máu khó đông do alen h nằm trên NST X, alen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường không mang gen bệnh, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh này.
B. 100% số con trai của họ sẽ không mang gen bệnh.
C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh.
D. 100% số con gái của họ sẽ mang gen bệnh.
-
Câu 45:
Mục đích của di truyền học tư vấn là:
(1) Giúp tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và cơ chế mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
(2) Cho lời khuyên cho các cặp đôi: có nên kết hôn không.
(3) Cho lời khuyên cho các cặp vợ chồng: Kết hôn rồi có nên sinh con không?
(4) Tư vấn cho các cặp vợ chồng mà trong gia đình đã từng có người biểu hiện bệnh các biện pháp để hạn chế sinh ra con mắc các bệnh tật do di truyền..
Số nội dung đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 46:
Tại sao alen gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm lại phổ biến ở một số nơi trên thế giới?
A. Sốt rét bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do sốt rét.
C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do muỗi truyền.
D. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm alen bảo vệ khỏi bệnh sốt rét.
-
Câu 47:
Chọn câu sai trong các ý sau về di truyền ở người
A. Sự khác biệt về các đặc tính giữa các cá thể của một loài được gọi là sự biến đổi.
B. Dái tai tự do và dái tai dính theo là hai biến thể được tìm thấy trong dân số loài người.
C. Tầm quan trọng của một biến thể chỉ thể hiện nếu nó tiếp tục được di truyền bởi con cháu trong một vài thế hệ.
D. Bất lợi lớn của sự biến dị đối với một loài là nó làm tăng cơ hội sống sót của nó trong một môi trường thay đổi.
-
Câu 48:
Đặc điểm di truyền xấu của một đứa trẻ được xác định bởi
A. Nhiễm sắc thể X trong hợp tử
B. Nhiễm sắc thể Y trong hợp tử
C. Tế bào chất của tế bào mầm quyết định giới tính
D. Giới tính được xác định một cách tình cờ
-
Câu 49:
Hợp tử có nhiễm sắc thể X thừa hưởng từ bố sẽ phát triển thành
A. Con trai
B. Con gái
C. Nhiễm sắc thể X không xác định giới tính của trẻ
D. Trai hay gái
-
Câu 50:
Một đặc điểm ở một sinh vật bị ảnh hưởng bởi
A. Chỉ DNA của người cha
B. Chỉ DNA của mẹ
C. DNA của cả mẹ và cha
D. Không phải bởi cha và DNA của mẹ