Trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Chọn phát biểu sai về sự di truyền các tính trạng ở người
A. Các đặc điểm hay tính trạng ở động vật bao gồm cả con người cũng được truyền từ bố mẹ qua gen bằng quá trình sinh sản hữu tính.
B. Người mẹ chịu trách nhiệm về giới tính của con trai hoặc con gái được sinh ra.
C. Quá trình xác định giới tính của một người được gọi là xác định giới tính
D. Các nhiễm sắc thể quyết định giới tính của một người được gọi là nhiễm sắc thể giới tính.
-
Câu 2:
Mục đích của di truyền học tư vấn là:
(1) Giải thích nguyên nhân cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
(2) Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
(3) Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
(4) Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền, từ đó dự đoán khả năng mắc bệnh ở thế hệ sau.
Số nội dung đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 3:
Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là một bệnh di truyền hiếm gặp. Quan sát sơ đồ phả hộ về chứng loạn dưỡng cơ ở một gia đình sau. Hãy cho biết cơ chế di truyền của gen gây bệnh?
A. Gen trội, trên NST thường.
B. Gen lặn, trên NST thường
C. Gen trội, trên NST giới tính X.
D. Gen lặn, trên NST giới tính X.
-
Câu 4:
Khi nghiên cứu tiêu bản một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong số đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là
A. Tế bào sinh tinh ở tinh tinh.
B. Tế bào đột biến dị bội ở người.
C. Tế bào giao tử đột biến ở người.
D. Tế bào sinh trứng ở tinh tinh.
-
Câu 5:
Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST 21 có 2 chiếc, NST 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó dần bị tiêu biến.
C. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14.
D. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
-
Câu 6:
Có thể dễ dàng biết được tính trạng nào đó ở người là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, vì
A. Gen trên NST X dễ bị đột biến.
B. Nhiều gen trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.
C. Giao tử trên NST giới tính thường gây ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.
D. Gen đột biến trên NST thường trội.
-
Câu 7:
Phương pháp nào được dùng để nghiên cứu được các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai tuỳ ý như ở động vật, thực vật ?
A. Dùng phương pháp nghiên cứu tế bào
B. Dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
C. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ
D. Dùng phương pháp nghiên cứu lai tế bào xôma
-
Câu 8:
Quan sát tiêu bản NST của một người đã thấy 44 NST thường, nhưng chỉ có 1 NST giới tính X (Hội chứng Tơcnơ, XO). Nguyên nhân dẫn đến bất thường này có thể do
A. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp tự do và ngẫu nhiên giữa một giao tử binh thường từ mẹ với một giao tử không mang NST từ bố.
B. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp của một giao tử bình thường từ bố với một giao tử không mang NST từ mẹ.
C. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ mẹ với một giao tử không mang NST giới tính nào từ bố.
D. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp giữa một giao tử bình thường từ bố với một giao tử thiếu 1 NST từ mẹ.
-
Câu 9:
Tư vấn di truyền y học nhằm mục đích
A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc một loại bệnh di truyền ở đời sau
B. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp.
C. Định hướng trong sinh đẻ, dự phòng và tránh hậu quả sinh ra những trẻ tật nguyền.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 10:
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp lập phả hệ dùng để
A. Theo dõi một đặc điểm hay một bệnh qua một số thế hệ.
B. Xác định một đặc điểm hay một bệnh có phải di truyền hay khôngề Nếu là di truyền thì di truyền theo quy luật nào.
C. Xác định đặc điểm hay bệnh di truyền trên NST thường hay có liên kết với NST giới tính.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 11:
Ở người, yếu tố nào xác định giới tính nam ?
A. Môi trường.
B. Kiểu gen.
C. Sự có mặt của NST X trong hợp tử.
D. Sự có mặt của NST Y trong hợp tử
-
Câu 12:
Tại sao hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong các hội chứng do đột biến số lượng NST đã gặp ở người?
A. Việc thêm một NST 21 làm tăng vốn gen của người giúp họ sống tốt.
B. Thừa một NST 21 dễ phát hiện được bằng phương pháp di truyền tế bào.
C. NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn các NST khác nên sự mất cân bằng do thừa 1 NST 21 ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh còn sống được.
D. Cả A và B.
-
Câu 13:
Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra
A. Tính chất của nước ối.
B. Tế bào tử cung của người mẹ.
C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối
D. Cả A và B.
-
Câu 14:
Mặc dù nguyên nhân dẫn đến ung thư còn chưa biết hoàn toàn đầy đủ, song cũng đã biết một số nguyên nhân là do
A. Đột biến gen và đột biến NST.
B. Virut gây ung thư.
C. Các chất gây đột biến.
D. Cả A, B và C
-
Câu 15:
Một cặp vợ chồng có hai con gái. Xác suất để đứa con tiếp theo của họ sẽ là nam?
A. 50%
B. 25%
C. 33%
D. 67%
-
Câu 16:
Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là:
A. 75%
B. 50%
C. 100%
D. 25%
-
Câu 17:
Một người đàn ông có bố bình thường và ông nội bị bệnh galacto, mẹ không mang alen bệnh huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu?
A. 0,111
B. 0,063
C. 0,043
D. 0,083
-
Câu 18:
Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galactôza huyết lấy một người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em bị bệnh galactôza huyết. Người vợ hiện đang mang thai đầu lòng. Xác suất để người con mà họ sinh ra bị bệnh galactôza huyết là bao nhiêu ? Biết rằng bệnh galactôza huyết do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Câu trả lời đúng là:
A. 0,083
B. 0,063
C. 0,111
D. 0,043
-
Câu 19:
Một gia đình bố bình thường mang kiểu gen là XAY, mẹ bình thường có kiểu gen XAXA. Họ sinh ra đứa con trai bị đột biến ba nhiễm và mang tính trạng do gen lặn qui định. Nguyên nhân tạo ra con bị đột biến và bện trên là
A. Mẹ có sự phân li không bình thường trong giảm phân 2
B. Bố có sự phân li không bình thường trong giảm phân 1
C. Bố có sự phân li không bình thường trong giảm phân 2
D. Mẹ có sự phân li không bình thường trong giảm phân 1
-
Câu 20:
Khi bố mẹ bình thường, sinh ra con gái bị bệnh. Ta có thể kết luận là:
A. bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính qui định.
B. bệnh do gen trội trên NST giới tính qui định.
C. bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
D. bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
-
Câu 21:
Bệnh bạch tạng ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng họ sinh đứa con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. Khả năng để họ sinh đứa con thứ hai là con trai không bị bệnh là:
A. 1/4
B. 3/4
C. 1/8
D. 3/8
-
Câu 22:
Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X quy định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng có người em trai bị bệnh lấy người chồng bình thường, họ sinh được một con trai đầu lòng. Xác suất để đứa con trai này bị bệnh là:
A. 25%
B. 37,5%.
C. 50%
D. 62,5%.
-
Câu 23:
Ở người bình thường bệnh pheninketo do một đột biến lặn trên NST thường quy định . Bố mẹ bình thường sinh ra một đứa con bị bệnh.Tính theo lí thuyết xác suất để họ sinh đứa con trai tiếp theo không bị bệnh là
A. 3/8
B. 1/2
C. 1/4
D. 3/4
-
Câu 24:
Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen m nằm trên NST X, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, phía chồng có bố bị bạch tạng, phía vợ có em trai bị máu khó đông và mẹ bị bạch tạng, còn những người khác đều bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng không bị bệnh là 9/16.
II. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng là 3/34.
III. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh trên là 1/32.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con gái đầu lòng không bị bệnh là 1/3
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Ung thư là 1 loại bệnh được hiểu đầy đủ là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
(2) U ác tính khác với u lành tính là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau.
(3) Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST.
(4) Ung thư là 1 trong những bệnh nan y chưa có thuốc chữa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Đặc điểm không đúng về ung thư là:
A. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.
B. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.
C. Ung thư có thể do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. Ung thư là một loại bệnh do một tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn.
-
Câu 27:
Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn a quy định, lông vàng do alen A quy định. Người ta tìm thấy 40% con đực và 16% con cái có lông màu nâu.Hãy xác định tần số tương đối các alen trong quần thể nói trên?
A. 0,6;0,4
B. 0,5;0,5
C. 0,4;0,6
D. 0,6;0,6
-
Câu 28:
Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A. 3/4
B. 119/144
C. 25/144
D. 19/25
-
Câu 29:
Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong QT người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là
A. 0,005%
B. 0,9925%
C. 0,075%
D. 0,9975%
-
Câu 30:
Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền . Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là
A. 0,0384
B. 0,0768
C. 0,02408
D. 0,1204
-
Câu 31:
Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 1 – 0,99513000
B. 0,073000
C. (0,07.5800)3000
D. 0,99442999
-
Câu 32:
Một gen có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với Y, alen lặn quy định tính trạng bệnh, alen trội quy định tính trạng bình thường. Tỉ lệ người bị bệnh trong quần thể người là 0,0208. Hai người bình thường không có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau, cho rằng quần thể có sự cân bằng di truyền về tính trạng trên. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng là
A. 1,92%
B. 1,84%
C. 0,96%
D. 0,92%
-
Câu 33:
Dưới đây là sơ đồ phả hệ trong một gia đình về tính trạng nhóm máu. Biết nhóm máu do 1 gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Xác suất để vợ nhóm máu A, chồng nhóm máu B sinh con có nhóm máu O trong sơ đồ phả hệ là:
A. 1/12
B. 1/16
C. 1/6
D. 1/4
-
Câu 34:
Xét sự di truyền của 2 bệnh trong 1 dòng họ. Bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen trội A qui định người bình thường. Bệnh mù màu do gen m nằm trên vùng không tương đồng của X quy định, gen trội M quy định người bình thường. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này. Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là
A. 55,34%
B. 48,11%
C. 59,12%
D. 53,16%
-
Câu 35:
Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:
Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu:
A. 2/3
B. 1/2
C. 1/8
D. 1/4
-
Câu 36:
Khi bố mẹ bình thường, sinh ra con gái bị bệnh. Ta có thể kết luận là
A. bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính qui định.
B. bệnh do gen trội trên NST giới tính qui định.
C. bệnh do gen trội trên NST thường quy định.
D. bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
-
Câu 37:
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định và không có alen tương ứng trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường sinh ra con gái bị bệnh. Điều nào sau đây là chính xác?
A. Con gái nhận gen gây bệnh từ bố
B. Con gái nhận gen gây bệnh từ ông nội
C. Con gái nhận gen gây bệnh từ cả bố và mẹ
D. Con gái nhận gen gây bệnh từ mẹ
-
Câu 38:
Ở người, alen lặn m qui định bệnh bạch tạng, alen trội M quy định da bình thường. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen m bằng 0,8. Xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái bị bệnh bạch tạng là:
A. 2,56%
B. 64%
C. 40,96%
D. 32%
-
Câu 39:
Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.
A. 0,000198
B. 0,00025
C. 0,000495
D. 0,000098
-
Câu 40:
Khảo sát một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền thấy có 1/10.000 bị bệnh bạch tạng. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn quy đinh. Tỉ lệ người mang KG dị hợp về bệnh bạch tạng trong quần thể người nói trên là:
A. 0,0308
B. 0,02
C. 0,2108
D. 0,0198
-
Câu 41:
Bệnh loạn dưỡng cơ Đuxen là do gen lặn nằm trên NST X quy định (không có alen tương ứng trên Y). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra con trai đầu bị bệnh, giả sử không có đột biến xảy ra, xác suất để họ sinh ra con gái bị bệnh ở lần sinh thứ hai là bao nhiêu %?
A. 0%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 42:
Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen qui định lông đen là 0,6, tần số tương đối của alen qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như thế nào ?
A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng
B. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng
C. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng
D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng
-
Câu 43:
Về nhóm máu A, O, B của một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền.Tần số alen \(I^A = 0,1, I^B = 0,7, I^o = 0,2\).Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:
A. 0, 3; 0, 4; 0, 26; 0, 04
B. 0,05; 0,7 ; 0,21; 0,04
C. 0, 05; 0, 77; 0, 14; 0, 04
D. 0,05; 0,81; 0,10; 0,04
-
Câu 44:
Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là
A. 54
B. 24
C. 10
D. 64
-
Câu 45:
Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là:
A. 27
B. 36
C. 39
D. 42
-
Câu 46:
Giả sử tính kháng DDT ở ruồi muỗi là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung thì kiểu gen nào dưới đây giúp chúng có sức đề kháng cao nhất
A. AABBCCDD
B. abbccdd
C. AaBbCcD
D. aabbCCDD hoặc AABBccd
-
Câu 47:
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/36
D. 1/8
-
Câu 48:
Trong gia đình cha mẹ và ông bà ngoại bình thường. Tìm xác suất sinh một cháu ngoại bị bệnh mù màu. Biết bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính qui định.
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/8
D. 1/16
-
Câu 49:
Đối với 1 bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường quy định, nếu 1 trong 2 bố mẹ bình thường, người kia mắc bệnh thì khả năng con của con họ mắc bệnh là:
A. 50%
B. 25%
C. 0%
D. 75%
-
Câu 50:
Tính xác suất con đầu lòng mắc bệnh biết bố mẹ bình thường nhưng em gái bố và em trai mẹ mắc bệnh. Người đàn ông bình thường có em gái bị bệnh, người đàn bà bình thường có em trai bị bệnh. Hai người lấy nhau thì xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? Cho biết bệnh do gen lặn, người bình thường do gen trội hoàn toàn trên NST thường.
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/16
D. 1/8