Trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ở người, bệnh bạch tạng và pheninketo niệu đều do gen lặn nằm trên các NST thường khác nhau quy định. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về hai tính trạng này thì con của họ có khả năng mắc 2 bệnh trên là bao nhiêu phần trăm?
A. 6,25%
B. 18,75%
C. 12,5%
D. 25%
-
Câu 2:
Một người phụ nữ bị bệnh bạch tạng có hai người con gái bình thường. Cả hai đều lấy chồng bình thường và sinh ra con bình thường. Tính xác suất để sinh ra đứa trẻ bị bệnh bạch tạng nếu hai đứa cháu của họ kết hôn.
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/16
D. 1/2
-
Câu 3:
Xét sự di truyền của 2 căn bệnh trong 1 gia đình. Bên phía nhà vợ, anh trai vợ bị bệnh bạch tạng, ông ngoại của vợ bị bệnh mù màu, những người khác bình thường về 2 bệnh này.Bên phía nhà chồng, bố chồng bị bạch tạng, những người khác bình thường về cả hai bệnh. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh được 2 đứa con bình thường, không bị cả hai bệnh trên là
A. 55,34%
B. 48.11%
C. 59.12%
D. 15.81%
-
Câu 4:
Khả năng cảm nhận mầu sắc ở người phụ thuộc vào một sô locut gen, trong đó có ba gen trội thuộc các locut khác nhau, gồm gen mã hóa protein cám nhận màu đỏ (A), và mầu xanh lục (B) nằm trên NST X ; gen mã hóa protein cảm nhận mầu xanh lam (C) nằm trên NST thường. Mỗi đột biến lặn của ba gen này, ký hiệu a, b và c, đều gây nên bệnh mù màu. Một cặp vợ chồng cả hai cùng bị bệnh mù màu, nhưng sau khi xét nghiệm gen, bác sĩ tư vấn di truyền cho biết mỗi người chỉ bị sai hỏng ở một gen và khẳng định rằng, tất cả các con của họ dù là trai hay gái, đều chắc chắn không bị bệnh mù mầu. Người bố có thể có kiểu gen như thế nào trong sổ các kiểu gen dưới đây?
A. CcXaBY
B. CCXABY
C. CCXaBY
D. CcXAb
-
Câu 5:
Chọn phát biểu đúng. Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người:
A. Bệnh do gen trội nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định.Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ?
B. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTA qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên NSTA qui định
-
Câu 6:
Một gia đình có một người con nhóm máu B và một người con nhóm máu O. Nhóm máu của bố mẹ có thể là trường hợp nào sau đây?
A. Bố nhóm máu B và mẹ nhóm máu O
B. Bố nhóm máu B và mẹ nhóm máu AB.
C. Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu AB.
D. Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu O.
-
Câu 7:
Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
-
Câu 8:
Bằng phương pháp tế bào học người ta phát hiện được các bệnh, tật, hội chứng di truyền nào ở người? (1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). (3) Bệnh máu khó đông. (4) Bệnh bạch tạng. (5) Hội chứng Patau. (6) Hội chứng Đao (7) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (8) Bệnh ung thư máu. (9) Tật có túm lông vành tai. (10) Bệnh phenylketo niệu. (11) Hội chứng Tơcnơ
A. 1,3,5,7,8,10
B. 1,5,6,8,11
C. 1,5,6,9,10
D. 2,3,4,7,8
-
Câu 9:
Bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST thường được di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy người vợ có anh trai bị bệnh. Biết ngoài em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả 2 bên vợ và chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu đứa con đầu lòng bị bệnh thì XS để sinh được đứa con thứ hai là con trai không bệnh là bao nhiêu?
A. 3/8
B. 1/9
C. 1/18
D. 3/4
-
Câu 10:
Chọn đáp án đúng. Bệnh phêninkêtô niệu là do
A. Đột biến gen trên NST giới tính.
B. Đột biến cấu trúc NST thường.
C. Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin.
D. Đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
-
Câu 11:
Chọn đáp án đúng. Bệnh phêninkêtô niệu
A. Do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra
B. Cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hóa tirôzin thành phêninalanin
C. Nếu áp dụng chế độ ăn có ít pheeninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen bệnh
D. Do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra
-
Câu 12:
Ở người, bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới ? 1.bệnh mù màu; 2.bệnh máu khó đông; 3.bệnh teo cơ; 4.hội chứng đao; 5.hội chứng Claiphentơ; 6.bệnh bạch tạng
A. 3,4,5,6
B. 1,2
C. 1,2,5
D. 1,2,4,6
-
Câu 13:
Một quần thể người gồm 10 000 người, thống kê thấy có 18 nữ giới bị bệnh máu khó đông. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ nam nữ trong quần thể người trên là 1 : 1. Số nam giới không bị bệnh máu khó đông trong quần thể người trên là
A. 300
B. 4700
C. 600
D. 9400
-
Câu 14:
Bệnh niệu phênyl kêtô do gen lặn a trên NST thường, gen trội A bình thường về tính trạng này. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh là 4%. Một cặp bố mẹ có kiểu hình bình thường trong quần thể này kết hôn, xác suất để con của họ bị bệnh niệu phênyl kêtô là bao nhiêu?
A. 2,78%
B. 10,24%
C. 5,6%
D. 2,26%
-
Câu 15:
Ở người, bệnh phenylketo niệu do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen trội A quy định bình thường. Ở một quần thể người đang cân bằng về di truyền, có tỉ lệ người bị bệnh là 4%. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái và bị bệnh là:
A. 71/72
B. 1/72
C. 4/72
D. 35/72
-
Câu 16:
Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh nhưng các con của bà ta có người bị bệnh, có người không. Nguyên nhân có thể là do
A. Các gen trên ti thể dễ bị thay đổi về mức độ và cách thức biểu hiện
B. ADN ti thể dạng vòng và phân li không đều về tế bào con.
C. Tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
D. ADN ti thể dạng thẳng và phân li không đều về tế bào con.
-
Câu 17:
Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%
B. 43,75%
C. 62,5%
D. 50%
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh?
A. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng.
B. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
D. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
-
Câu 19:
Đồng sinh cùng trứng là trường hợp nào sau đây?
A. Nhiều trứng cùng chín, cùng rụng một lúc, được các tinh trùng khác nhau thụ tinh vào cùng một thời điểm để tạo thành nhiều hợp tử, mỗi hợp tử này phát triển thành một cơ thể mới.
B. Tế bào trứng gồm nhiều nhân, tất cả các nhân đều được kết hợp với nhiều nhân của nhiều tinh trùng để tạo thành nhiều hợp tử, mỗi hợp tử này phát triển thành một cơ thể.
C. Một trứng được thụ tinh, qua những lần phân bào đầu tiên hợp tử tách thành 2 hoặc nhiều tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào này phát triển thành một cơ thể.
D. Một trứng chín được nhiều tinh trùng thụ tinh cùng một lúc tạo thành hợp tử đa nhân, mỗi nhân được phân chia vào một tế bào, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể
-
Câu 20:
Trong liệu pháp gen, để chữa bệnh di truyền ở người về nguyên tắc các nhà khoa học đã sử dụng thể truyền nào sau đây làm thể truyền?
A. Virus kí sinh ở người.
B. Plasmit.
C. NST nhân tạo.
D. Thực khuẩn thể.
-
Câu 21:
Khi quan sát tiêu bản tế bào máu của một người bệnh, người ta phát hiện thấy hình ảnh sau:
Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Người bệnh mang kiểu gen dị hợp về gen bệnh.
(2) Người bệnh mắc phải một loại bệnh di truyền tế bào.
(3) Nếu người này lấy một người bị bệnh tương tự và sinh được một người con, khả năng người con này không mắc bệnh là 1/4.
(4) Bằng cách quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của người bệnh có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Trong quá trình hình thành tinh trùng của bố, có cặp NST số 21 nhân đôi nhưng không phân li tạo hai loại giao tử đôt biến, một loại thừa một NST số 21, loại còn lại thiếu không có NST số 21, các cặp NST khác phân li bình thường. Quá trình phát sinh giao tử của người mẹ diễn ra bình thường. Trong trường hợp trên thì cặp vợ chồng này sinh ra đứa con mắc hội chứng Đao là chiếm bao nhiêu % trong tổng số đứa con bị đột biến?
A. 50 %
B. 100%
C. 25%
D. 12,5 %
-
Câu 23:
Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifento (XXY). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2. bố giảm phân bình thường
B. Trong giảm phân của người mẹ cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1. bố giảm phân bình thường
C. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 2,mẹ giảm phân bình thường
D. Trong giảm phân của người bố cặp NST số 21 và cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân 1, mẹ giảm phân bình thường
-
Câu 24:
Bệnh hói đầu ở người do cặp gen Hh nằm trên NST thường quy định. Kiểu gen HH quy định hói ở cả nam và nữ, kiểu gen Hh quy định hói ở nam nhưng không hói ở nữ, kiểu gen hh quy định không hói. Một cặp vợ chồng đều không hói, bố vợ không bị hói, những người còn lại ở hai gia đình đều không hói. Tính xác suất họ sinh con không bị hói.
A. 0%
B. 50,0%
C. 25,0%
D. 75,0%
-
Câu 25:
Ở người, cặp HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu, Phụ nữ dị hợp Hh không hói. Ở người, cả nam và nữ đều có thể bị hói đầu nhưng tính trạng này thường gặp ở nam hơn ở nữ. Giải thích nào sau đây hợp lý nhất?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính
B. Gen quy định tính trạng nằm trên tế bào chất
C. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
D. Gen quy định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường
-
Câu 26:
Ở người, gen A quy định hói đầu, gen a quy định không hói đầu. Ở nam giới kiểu gen AA và Aa quy định tính trạng hói đầu. Ở nữ, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen Aa, aa quy định tính trạng không hói đầu. Ở một quần thể người có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng, tần số của gen A = 0,6. Ở giới nữ, tỉ lệ không hói đầu là:
A. 0.4
B. 0.64
C. 0.32
D. 0.16
-
Câu 27:
Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh này. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường lấy chồng bị mù màu đỏ - xanh lục, họ sinh một con trai bị mù màu đỏ - xanh lục. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Người con trai nhận alen gây bệnh này từ:
A. ông
B. bố
C. bà nội
D. mẹ
-
Câu 28:
Ở người, bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn( a, b) nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?
A. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
B. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông
C. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
D. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông
-
Câu 29:
Con gái mắc bệnh máu khó đông thì kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
A. ông nội bị bệnh này
B. bố bị bệnh này
C. bà ngoại bị bệnh này
D. mẹ bị bệnh này
-
Câu 30:
Xơ nang là một bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra, bệnh này phát sinh do gen trở ngại trong việc vận chuyển của ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh này thường gây chết người và hầu hết người bị chết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chuẩn đoán mắc bệnh, nhưng cha mẹ của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4
B. Bố hoặc mẹ là đồng hợp tử về gen gây bệnh xơ nang
C. Con trai dễ mắc bệnh xơ nang hơn (so với con gái)
D. Các con là dị hợp tử gen gây bệnh xơ nang
-
Câu 31:
Bố mẹ đều bình thường sinh được ba người con, một con gái bình thường, một con trai bị bệnh Q, một con trai bình thường. Người con trai bình thường lấy vợ cũng bình thường nhưng sinh cháu gái bị bệnh Q. Có thể kết luận bệnh này nhiều khả năng bị chi phối bởi:
A. Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
B. Gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
C. Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định.
D. Gen trội trên nhiễm sắc thể thường quy định.
-
Câu 32:
Đối với một bệnh di truyền do gen đột biến trội nằm trên NST thường. Nếu một cặp vợ chồng gồm người chồng bình thường; vợ mắc bệnh, bố, mẹ vợ mắc bệnh, có em gái của vợ bình thường, thì khả năng con của họ mắc bệnh sẽ là:
A. 1/2
B. 1/4
C. 2/3
D. 1/3
-
Câu 33:
Ở người gen a nằm trên NST thường gây bệnh bạch tạng, gen A quy định người bình thường, quần thể đã cân bằng di truyền. Biết tần số alen a trong quần thể là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng bình thường, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Hãy tính xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa con bị bệnh?
A. 0,1186
B. 0,21
C. 0,0876
D. 0,09
-
Câu 34:
Ở người u nang là một bệnh hiếm gặp do alen lặn a quy định, alen tương ứng quy định trạng thái bình thường tính trạng di truyền theo quy luật Men đen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh lấy vợ bình thường và họ dự định sinh con.
Xác suất bị bệnh của con đầu lòng của cặp bố mẹ nêu trên là bao nhiêu?
Nếu đứa trẻ đầu lòng bị bệnh thì đứa trẻ thứ hai không mắc bệnh với xác suất là bao nhiêu?
Biết rằng trong quần thể của họ cứ 100 người bình thường có một người dị hợp về gen gây bệnh.
A. 0,5%; 75%
B. 0,25%; 75%
C. 2,5%; 25%
D. 0,25%; 25%
-
Câu 35:
Trong một quần thể người đang cân bằng di truyền, tỉ lệ gen gây bệnh bạch tạng trong quần thể chiếm 40%. Một người đàn ông bình thường thuộc quần thể trên lấy một người vợ bình thường thuộc quần thể khác, gia đình vợ chỉ có em trai bị bạch tạng, những người còn lại đều bình thường. Họ dự định sinh 2 con. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng ?
I. Xác suất đứa con đầu lòng sinh ra là con trai bình thường nhưng mang gen bệnh là 1/3.
II. Xác suất đứa con đầu lòng có kiểu gen đồng hợp là 1/2.
III. Xác suất cả 2 đứa con sinh ra đều có kiểu gen đồng hợp lặn là 5/14.
IV. Xác suất trong 2 đứa con sinh ra có 1 đứa bình thường và 1 đứa con bị bệnh là 1/7.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 36:
Ở người, alen A qui định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a qui định da bạch tạng. Người chồng bị bạch tạng, người vợ bình thường, mẹ vợ bình thường mang gen gây bệnh và bố vợ bình thường có kiểu gen đồng hợp tử. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bình thường là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở bố và mẹ diễn ra bình thường
A. 25%
B. 75%
C. 100%
D. 50%
-
Câu 37:
Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy 1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết. Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu? Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh. Câu trả lời đúng là:
A. 0,111
B. 0,063
C. 0,083
D. 0,043
-
Câu 38:
Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp gen về cả 2 tính trạng này. Xác suất họ sinh 2 đứa con mà 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh này là bao nhiêu?
A. 1/8
B. 3/8
C. 3/64
D. 1/4
-
Câu 39:
Ở người, bệnh bạch tạng và pheninketo niệu đều do gen lặn nằm trên các NST thường khác nhau quy định. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về hai tính trạng này thì con của họ có khả năng mắc 2 bệnh trên là bao nhiêu phần trăm?
A. 6,25%
B. 18,75%
C. 12,5%
D. 25%
-
Câu 40:
Ở người, gen a gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng A quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 10 người mang gen bạch tạng. Một người đàn ông có da bình thường thuộc quần thể trên kết hôn với một người phụ nữ dị hợp tử về gen trên nhưng thuộc quần thể khác, xác suất sinh con đầu lòng không bị bạch tạng của họ là:
Chọn câu trả lời đúng:
A. 99,25%.
B. 2,5%
C. 97,5%.
D. 25%
-
Câu 41:
Ở người, gen quy định nhóm máu có alen: IA, IB, IO. Khảo sát một quần thể cân bằng di truyền có 4% người có nhóm máu O, 21% có nhóm máu B. Xét 1 gia đình trong quần thể trên: một người đàn ông mang nhóm máu B, em trai mang nhóm máu O, bố mẹ đều mang nhóm máu B. Người đàn ông kia kết hôn với người vợ có nhóm máu B. Cặp vợ chồng này sinh được một người con có nhóm máu B, xác suất để đứa con có kiểu gen dị hợp tử là:
A. 42,9%
B. 16,3%
C. 39,3%
D. 47,4%
-
Câu 42:
Ở người kiểu gen HH quy định bệnh hói đầu, hh quy định không hói đầu, kiểu gen Hh quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Những người có kiểu gen đồng hợp trong quần thể có tỉ lệ là 0,84
II. Tỉ lệ người nam mắc bệnh hói đầu cao gấp 18 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu trong quần thể
III. Trong số người nữ, tỉ lệ người bị mắc bệnh hói đầu là 10%
IV. Nếu một người đàn ông bị bệnh hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được một đứa con trai mắc bệnh hói đầu là 119/418
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 43:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen trội A quy định da bình thường. Ở một quần thể người, cứ trung bình trong 100 người không bị bệnh thì có 6 người mang gen bệnh. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường, nhưng bên phía người vợ có em trai bị bạch tạng. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con trai và bị bệnh bạch tạng là:
A. 3%
B. 10%
C. 1%
D. 0,5%
-
Câu 44:
Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong QT người cứ 100 người bình thường, trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên. Một cặp vợ chồng không bị bệnh:
(1). Xác suất sinh con bệnh là 0,0025
(2) Xác suất sinh con trai bình thường: 0,4999875
(3) Nếu đứa con đầu của họ là gái bị bạch tạng thì xác suất để đứa con tiếp theo là trai bình thường là: 0,375A. chỉ (2) đúng
B. (2) và (3) đúng
C. cả 3 ý đúng
D. (1) và (2) đúng
-
Câu 45:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng nhưng ông bà nội đều bình thường. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh là bao nhiêu? Biết rằng mẹ của người chồng không mang alen gây bệnh bạch tạng.
A. 70,59%
B. 29,41%
C. 13,89%
D. 86,11%
-
Câu 46:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.
A. 3/32
B. 1/32
C. 3/16
D. 3/64
-
Câu 47:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này có con trai và không bị cả hai bệnh này là
A. 5/8
B. 5/24
C. 5/16
D. 5/12
-
Câu 48:
Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không ai bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là:
A. 25%
B. 62,50%
C. 37,50%
D. 56,25%
-
Câu 49:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh là:
A. 31,25%
B. 20,83%
C. 41,67%
D. 62,50%
-
Câu 50:
Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố, bà ngoại và ông nội bị máu khó đông, có bà nội và mẹ bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất để đứa con này bị cả hai bệnh là:
A. 12,5%.
B. 37,5%.
C. 56,25%.
D. 62,5%.