Trắc nghiệm Đại cương điện xoay chiều Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có biểu thức \(u={{\mathsf{U}}_{0}}\sin \left( \omega t \right)\text{ (V)}\) thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức \(i={{I}_{0}}sin\left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ }\left( A \right).\) Biết vào thời điểm t1, t2 thì điện áp qua hai đầu mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch lần lượt là u1 = 60 V, \({{i}_{1}}=\sqrt{3}\text{ A}\) và \({{u}_{2}}=60\sqrt{2}\text{ V,} {{i}_{2}}=\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\) Giá trị cực đại của điện áp hai đầu đoạn mạch là
A. \({{U}_{0}}=120\sqrt{2}\ \text{V}\text{.}\)
B. Uo = 120 V.
C. Uo = 100 V.
D. \({{U}_{0}}=100\sqrt{2}\ \text{V}\text{.}\)
-
Câu 2:
Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn có biểu thức \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ }\left( A \right).\) Tại thời điểm t nào đó dòng điện có giá trị tức thời i = 1 A. Đến thời điểm t + 0,01 s, cường độ dòng điện tức thời bằng
A. 2 A.
B. –2 A.
C. –1 A.
D. 1 A.
-
Câu 3:
Cường độ của một dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i=6{{\cos }^{2}}\left( 100\pi t \right)\text{ (A)}\text{.}\) Cường độ dòng điện này có giá trị trung bình trong một chu kì bằng
A. 0 A.
B. \(6\sqrt{2}\ \text{A}\text{.}\)
C. 6 A.
D. 3 A.
-
Câu 4:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó có biểu thức là \(u={{U}_{0}}\cos \left( 120\pi t \right)\text{ }\left( V \right)\) và \(i={{I}_{0}}sin\left( 120\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\text{ }\left( A \right).\) Trong nửa chu kì đầu tiên (tính từ t = 0), khi điện áp có giá trị U0 thì cường độ dòng điện là
A. \(i=\frac{\sqrt{3}{{I}_{0}}}{2}.\)
B. \(i=\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}.\)
C. \(i=\frac{{{I}_{0}}}{2}.\)
D. i = Io.
-
Câu 5:
Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 4cos120πt (A). Trong 1 giây, số lần cường độ dòng điện có độ lớn 3 A là
A. 60 lần.
B. 240 lần.
C. 480 lần.
D. 120 lần.
-
Câu 6:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u=200\sqrt{2}\cos \left( 120\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\) Cường độ dòng điện trong mạch là \(i=5sin\left( 120\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\text{ }\left( A \right)\) thì
A. dòng điện trễ pha so với điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
B. dòng điện sớm pha so với điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
C. điện áp trễ pha so với dòng điện một góc \(\frac{3\pi }{4}.\)
D. dòng điện trễ pha so với điện áp một góc \(\frac{3\pi }{4}.\)
-
Câu 7:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u=200\cos \left( 100\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\) Cường độ dòng điện trong mạch là \(i=4sin\left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ }\left( A \right)\) thì
A. B.
C. D.
A. điện áp cùng pha với dòng điện.
B. dòng điện sớm pha hơn điện áp \(\frac{\pi }{2}.\)
C. dòng điện trễ pha hơn điện áp \(\frac{\pi }{2}.\)
D. dòng điện trễ pha hơn điện áp \(\frac{3\pi }{4}.\)
-
Câu 8:
Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa trên.
A. tác dụng hóa của dòng điện.
B. tác dụng từ của dòng điện.
C. tác dụng quang điện.
D. tác dụng nhiệt của dòng điện.
-
Câu 9:
Một mạng điện xoay chiều 200 V – 60 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng.
A. \(u=200\cos \left( 120\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\)
B. \(u=200\sqrt{2}\cos \left( 60\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\)
C. \(u=200\sqrt{2}\cos \left( 120\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\)
D. \(u=220\cos \left( 60\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\)
-
Câu 10:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u=220\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\text{ }\left( V \right).\) Điện áp hiệu dụng là
A. 200 V.
B. 220 V.
C. \(220\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
D. 440 V.
-
Câu 11:
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên.
A. hiện tượng quang điện.
B. hiện tượng tự cảm.
C. hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. sự biến đổi hóa năng thành điện năng.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện áp biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.
B. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Suất điện động biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
D. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hoà cùng pha với nhau.
-
Câu 13:
Một dòng điện có biểu thức \(i=5\sqrt{2}sin\left( 100\pi t \right)\text{ }\left( A \right)\) đi qua ampe kế. Tần số của dòng điện và số chỉ của ampe kế lần lượt là
A. 100 Hz ; \(5\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
B. 50 Hz; \(5\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
C. 50 Hz ; 5 A.
D. 100 Hz ; 5 A.
-
Câu 14:
Dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều
A. 50 lần.
B. 150 lần.
C. 100 lần.
D. 75 lần.
-
Câu 15:
Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i=4sin\left( 100\pi t\text{ }+\frac{\pi }{4} \right)\text{ }\left( A \right).\) Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số dòng điện là 50 Hz.
B. Chu kì dòng điện là 0,02 s.
C. Cường độ hiệu dụng là 4 A.
D. Cường độ cực đại là 4 A.
-
Câu 16:
Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0cos(100πt) A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,018 (s) cường độ dòng điện có giá trị tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm nào?
A. \(\frac{1}{400}\ \text{s; }\frac{2}{400}\ \text{s}\text{.}\)
B. \(\frac{1}{500}\ \text{s; }\frac{3}{500}\ \text{s}\text{.}\)
C. \(\frac{1}{300}\ \text{s; }\frac{5}{300}\ \text{s}\text{.}\)
D. \(\frac{1}{600}\ \text{s; }\frac{5}{600}\ \text{s}\text{.}\)
-
Câu 17:
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức \(u=220cos\left( 100\pi t+~\frac{\pi }{2} \right)\text{ (}V).\) Tại một thời điểm t1 nào đó điện áp đang giảm và có giá trị tức thời là 110 V. Hỏi vào thời điểm t2 = t1 + 0,005 (s) thì điện áp có giá trị tức thời bằng bao nhiêu?
A. \(-110\sqrt{3}\text{ V}\text{.}\)
B. \(110\sqrt{3}\text{ V}\text{.}\)
C. \(-110\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
D. \(110\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
-
Câu 18:
Biểu thức hiệu điện thế hai đầu một đoạn mạch u = 200cos(ωt) V. Tại thời điểm t, điện áp u = 100 V và đang tăng. Hỏi vào thời điểm t' = t + T/4 điện áp u có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 100 V.
B. \(100\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
C. \(100\sqrt{3}\text{ V}\text{.}\)
D. –100 V.
-
Câu 19:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức \(i=2\cos \left( 120\pi t \right)\text{ (A}).\) Điện lượng chuyển qua mạch trong khoảng thời gian T/6 kể từ thời điểm t = 0 là
A. 4,6.10-3 C.
B. 4,03.10-3 C.
C. 2,53.10-3 C.
D. 3,05.10-3 C.
-
Câu 20:
Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là \(i={{I}_{0}}co\operatorname{s}\left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ (A})\) với I0 > 0. Tính từ lúc t = 0 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là:
A. \(\frac{\pi {{I}_{0}}\sqrt{2}}{\omega }.\)
B. 0.
C. \(\frac{\pi {{I}_{0}}}{\sqrt{2}\omega }.\)
D. \(\frac{2{{I}_{0}}}{\omega }.\)
-
Câu 21:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức cường độ là \(i={{I}_{0}}co\operatorname{s}\left( \omega t+\pi \right)\text{ (A}).\) Tính từ lúc t = 0 , điện lượng chuyển qua mạch trong T/4 đầu tiên là
A. \(\frac{{{I}_{0}}}{2\omega }.\)
B. \(\frac{2{{I}_{0}}}{\omega }.\)
C. \(\frac{{{I}_{0}}}{\omega }.\)
D. 0.
-
Câu 22:
Một mạch điện xoay chiều có phương trình dòng điện trong mạch là \(i=5\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ (A}).\) Xác định điện lượng chuyển qua mạch trong 1/6 chu kỳ đầu tiên.
A. \(\frac{1}{30\pi }\ \text{C}.\)
B. \(\frac{1}{40\pi }\ \text{C}.\)
C. \(\frac{1}{10\pi }\ \text{C}.\)
D. \(\frac{1}{20\pi }\ \text{C}.\)
-
Câu 23:
Cho một dòng điện xoay chiều có biểu thức \(i=2,0\sin \left( 100\pi t \right)\text{ (A}).\) Chạy qua dây dẫn. Trong 5 ms kể từ thời điểm t = 0 số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là:
A. $^{16}$. B. $^{18}$. C. $^{16}$. D. $^{18}$.
A. 3,98.1016
B. 7,96.1018
C. 7,96.1016
D. 3,98.1018
-
Câu 24:
Vào cùng một thời điểm nào đó hai dòng điện xoay chiều \({{i}_{1}}={{I}_{0}}co\operatorname{s}\left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)\text{ (A})\] và \[{{i}_{2}}={{I}_{0}}\sqrt{2}co\operatorname{s}\left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)\text{ (A})\) có cùng giá trị tức thời \(\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}\) nhưng một dòng điện đang tăng và một dòng điện đang giảm. Hai dòng điện lệch pha nhau.
A. \(\frac{\pi }{6}.\ \)
B. \(\frac{\pi }{4}.\ \)
C. \(\frac{7\pi }{12}.\ \)
D. \(\frac{\pi }{2}.\ \)
-
Câu 25:
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch là \(u=150cos\left( 100\pi t \right)\text{ (}V).\) Cứ mỗi giây có bao nhiêu lần điện áp này bằng không?
A. 100 lần.
B. 50 lần.
C. 200 lần.
D. 2 lần.
-
Câu 26:
Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i={{I}_{0}}\sin \left( 100\pi t \right)\text{ (A}).\) Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01 s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm.
A. \(t=\frac{1}{300}\ \text{s}\] và \[t=\frac{2}{300}\ \text{s}\text{.}\)
B. \(t=\frac{1}{400}\ \text{s}\] và \[t=\frac{2}{400}\ \text{s}\text{.}\)
C. \(t=\frac{1}{500}\ \text{s}\] và \[t=\frac{3}{500}\ \text{s}\text{.}\)
D. \(t=\frac{1}{600}\ \text{s}\] và \[t=\frac{5}{600}\ \text{s}\text{.}\)
-
Câu 27:
Dòng điện i = 4cos2ωt (A) có giá trị hiệu dụng là
A. \(\sqrt{6}\text{ A}\text{.}\)
B. \(2\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
C. \(2+\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
D. \(\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
-
Câu 28:
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức: \(i=\sqrt{2}\sin \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\text{ (A}).\) Ở thời điểm t = 1/100 s, cường độ dòng điện trong mạch có giá trị
A. \(\sqrt{2}\text{ A}\text{.}\)
B. \(-\frac{\sqrt{3}}{\sqrt{2}}\text{ A}\text{.}\)
C. bằng không
D. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\text{ A}\text{.}\)
-
Câu 29:
Chọn câu sai. Dòng điện xoay chiều có cường độ \(i=2\sin \left( 50\pi t \right)\text{ (A}).\) Dòng điện này có
A. cường độ hiệu dụng là $2\sqrt{2}\text{ A}\text{.}$
B. tần số là 25 Hz.
C. cường độ cực đại là 2 A.
D. chu kỳ là 0,04 s.
-
Câu 30:
Một thiết bị điện xoay chiều có các hiệu điện thế định mức ghi trên thiết bị là 220 V. Thiết bị đó chịu được hiệu điện thế tối đa là
A. 220 V.
B. \(220\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
C. 440 V.
D. \(110\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
-
Câu 31:
Một khung dây đặt trong từ trường đều \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\) có trục quay D của khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cho khung quay đều quanh trục D, thì từ thông gởi qua khung có biểu thức \(\Phi =\frac{1}{2\pi }cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\ (\text{Wb)}.\) Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
A. \(e=50cos\left( 100\pi t+\frac{5\pi }{6} \right)\text{ (}V).\)
B. \(e=50cos\left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\text{ (}V).\)
C. \(e=50cos\left( 100\pi t-~\frac{\pi }{6} \right)\text{ (}V).\)
D. \(e=50cos\left( 100\pi t-\frac{5\pi }{6} \right)\text{ (}V).\)
-
Câu 32:
Khung dây kim loại phẳng có diện tích S = 40 cm2, có N = 1000 vòng dây, quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút quanh quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B = 0,01 T. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có trị hiệu dụng bằng
A. 6,28 V.
B. 8,88 V.
C. 12,56 V.
D. 88,8 V.
-
Câu 33:
Một khung dây quay đều quanh trục xx’ trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Muốn tăng biên độ suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì chu kỳ quay của khung phải
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. giảm 2 lần.
-
Câu 34:
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng \(100\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\) Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của phần ứng là \(\frac{5}{\pi }\ mWb.\) Số vòng dây trong mỗi cuộn dây của phần ứng là
A. 400 vòng.
B. 100 vòng.
C. 71 vòng.
D. 200 vòng.
-
Câu 35:
Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông gốc với trục quay của khung. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức \(e={{E}_{0}}cos\left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\ \text{(V)}.\) Tại thời điểm t = 0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng
A. 450.
B. 1800.
C. 1500.
D. 900.
-
Câu 36:
Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng là 220 cm2. Khung quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục đối xứng nằm trong mặt phẳng của khung dây, trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\) vuông góc với trục quay và có độ lớn \(\frac{\sqrt{2}}{5\pi }\ T.\) Suất điện động cực đại trong khung dây bằng:
A. \(110\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
B. \(220\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
C. 110 V.
D. 220 V.
-
Câu 37:
Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng 54 cm2. Khung dây quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng của khung), trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,2 T. Từ thông cực đại qua khung dây là
A. 0,27 Wb.
B. 1,08 Wb.
C. 0,81 Wb.
D. 0,54 Wb.
-
Câu 38:
Một khung dây dẫn có diện tích S và có N vòng dây. Cho khung quay đều với vận tốc góc w trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\) vuông góc với trục quay của khung. Tại thời điểm ban đầu, pháp tuyến của khung hợp với cảm ứng từ \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\] một góc \[\frac{\pi }{6}.\) Khi đó, suất điện động tức thời trong khung tại thời điểm t là
A. \(e=NBS\omega cos\left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\ \text{(V)}.\)
B. \(e=NBS\omega cos\left( \omega t-\frac{\pi }{3} \right)\text{ (V)}.\)
C. \(e=NBS\omega sin\omega t\ \text{(V)}.\)
D. \(e=-NBS\omega \cos \omega t\ \text{(V)}.\)
-
Câu 39:
Một khung dây dẫn quay đều quanh trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\) vuông góc trục quay của khung với vận tốc 150 vòng/phút. Từ thông cực đại gửi qua khung là \(\frac{10}{\pi }\ Wb.\) Suất điện động hiệu dụng trong khung là
A. 25 V.
B. \(25\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
C. 50 V.
D. \(50\sqrt{2}\text{ V}\text{.}\)
-
Câu 40:
Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S = 100 cm2 gồm 200 vòng dây quay đều với vận tốc 2400 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overset{\to }{\mathop{B}}\,\) vuông góc trục quay của khung và có độ lớn B = 0,005 T. Từ thông cực đại gửi qua khung là
A. 24 Wb.
B. 2,5 Wb.
C. 0,4 Wb.
D. 0,01 Wb.
-
Câu 41:
Đặc điểm nào sau đây không phải là tính ưu việt của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều?
A. Có khả năng thay đổi điện áp hiệu dụng dễ dàng.
B. Có thể chạy các động cơ điện có công suất lớn.
C. Có thể tạo ra từ trường quay một cách đơn giản.
D. Có thể gây ra hiện tượng điện phân.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sai khi nói về ứng dụng cũng như ưu điểm của dòng điện xoay chiều?
A. Có thể tạo ra từ trường quay từ dòng điện xoay chiều một pha và dòng điện xoay chiều ba pha.
B. Giống như dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều cũng được dùng để chiếu sáng.
C. Trong công nghệ mạ điện, đúc điện, người ta thường sử dụng dòng điện xoay chiều.
D. Người ta dễ dàng thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều nhờ máy biến áp.
-
Câu 43:
Một mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng
A. \(u=220cos\left( 50t \right)\text{ }V.\)
B. \(u=220cos\left( 50\pi t \right)\text{ }V.\)
C. \(u=220\sqrt{2}cos\left( 100t \right)\text{ }V.\)
D. \(u=220\sqrt{2}cos\left( 100\pi t \right)\text{ }V.\)
-
Câu 44:
Một khung dây quay điều quanh trục trong một từ trường đều \(\vec{B}\) vuông góc với trục quay với tốc độ góc ω. Từ thông cực đại gởi qua khung và suất điện động cực đại trong khung liên hệ với nhau bởi công thức
A. \({{E}_{0}}=\frac{\omega {{\Phi }_{0}}}{\sqrt{2}}.\)
B. \({{E}_{0}}=\frac{{{\Phi }_{0}}}{\omega \sqrt{2}}.\)
C. \({{E}_{0}}=\frac{{{\Phi }_{0}}}{\omega }.\)
D. \({{E}_{0}}=\omega {{\Phi }_{0}}.\)
-
Câu 45:
Tại thời điểm t = 0,5 (s), cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4 A, đó là
A. cường độ hiệu dụng.
B. cường độ cực đại.
C. cường độ tức thời.
D. cường độ trung bình.
-
Câu 46:
Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
B. chỉ được đo bằng ampe kế nhiệt.
C. bằng giá trị trung bình chia cho 2.
D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.
-
Câu 47:
Dòng điện xoay chiều hình sin là
A. dòng điện có cường độ biến thiên tỉ lệ thuận với thời gian.
B. dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian.
-
Câu 48:
Chọn câu sai trong các phát biểu sau?
A. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều, người ta có thể dùng ampe kế nhiệt.
C. Số chỉ của ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng giá trị trung bình của dòng điện xoay chiều.
-
Câu 49:
Một mạch điện xoay chiều có điện áp giữa hai đầu mạch là \(u=120\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\text{ }V.\) Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là 5 A. Biết rằng, dòng điện chậm pha hơn điện áp góc \(\frac{\pi }{4},\) biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
A. \(i=5sin\left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }A.\)
B. \(i=5cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }A.\)
C. \(i=5\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }A.\)
D. \(i=5\sqrt{2}cos\left( 100\pi t \right)\text{ }A.\)
-
Câu 50:
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp cực đại và dòng điện cực đại là U0; I0. Biết rằng điện áp và dòng điện vuông pha với nhau. Tại thời điểm t1 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u1; i1. Tại thời điểm t2 điện áp và dòng điện có giá trị lần lượt là u2; i2. Điện áp cực đại giữa hai đầu đoạn mạch được xác định bởi hệ thức nào dưới đây?
A. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{\frac{{{u}_{2}}-{{u}_{1}}}{{{i}_{2}}-{{i}_{1}}}}.\)
B. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{\frac{u_{2}^{2}-u_{1}^{2}}{i_{1}^{2}-i_{2}^{2}}}.\)
C. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{\frac{i_{2}^{2}-i_{1}^{2}}{u_{2}^{2}-u_{1}^{2}}}.\)
D. \({{U}_{0}}={{I}_{0}}\sqrt{\frac{u_{2}^{2}-u_{1}^{2}}{i_{2}^{2}-i_{1}^{2}}}.\)