Trắc nghiệm Đại cương điện xoay chiều Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Để đo cường độ xoay chiều chạy qua mạch, người ta mắc một ampe kế lí tưởng nối với đoạn mạch cần đo. Khi đó, số chỉ của ampe kế là giá trị nào dưới đây của cường độ dòng điện?
A. Tức thời
B. Trung bình
C. Hiệu dụng
D. Cực đại.
-
Câu 2:
Một dòng điện xoay chiều : \(i= 2\sqrt2 cos (100πt)\) . Nếu dòng điện xoay chiều có tần số 60HZ thì trong một giây nó đôỉ chiều bao nhiêu lần ?
A. 110 lần
B. 120 lần
C. 99 lần
D. 109 lần
-
Câu 3:
Dòng điện xoay chiều là dòng điện
A. Có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
B. Có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.
C. Có chiều biến đổi theo thời gian.
D. Có chu kỳ thay đổi theo thời gian.
-
Câu 4:
Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều \(i_1 = I_0cos(\omega t + \varphi _1)\) và \(i_2 = I_0cos(\omega t + \varphi _2)\) đều có cùng giá trị tức thời là 0,5I0 nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng điện đang tăng. Hai dòng điện này lệch pha nhau một góc bằng:
A. 5π/6
B. 2π/3
C. π/6
D. 4π/3
-
Câu 5:
Tại thời điểm t, điện áp \(u = 200\sqrt 2 (cos( (100\pi t - \pi/2 )\) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị \(100\sqrt2\) và đang tăng. Sau thời điểm đó \(\frac{7}{600}s\), điện áp này có giá trị là:
A. −100√6V
B. 100√6V
C. −100√2V
D. 200V
-
Câu 6:
Tại thời điểm t, điện áp \(u=200\sqrt2 cos(100\pi t-\pi /2)\) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị \(100\sqrt2\) và đang giảm. Sau thời điểm đó \(1/300s\), điện áp này có giá trị là:
A. −100V
B. 100√3V
C. −100√2V
D. 200V
-
Câu 7:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức \(i = I_0cos (120 \pi t - \pi / 2 )A\). Trong 2,5s dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần?
A. 149149
B. 150
C. 299
D. 300
-
Câu 8:
Cho dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2cos(100πt)(A) chạy qua một đoạn mạch điện. Cứ mỗi giây, số lần cường độ dòng điện bằng 0 là
A. 200 lần
B. 100 lần
C. 400 lần
D. 50 lần
-
Câu 9:
Từ thông qua khung dây có biểu thức: \(\phi =\phi _0cos40\pi t\). Trong 1s dòng điện trong khung dây đổi chiều:
A. 20 lần
B. 40 lần
C. 60 lần
D. 80 lần
-
Câu 10:
Mỗi giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần? Biết dòng điện xoay chiều qua mạch có chu kì dao động là T.
A. 0,5f
B. f
C. 2f
D. 4f
-
Câu 11:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có tần số dao động là f. Mỗi giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần?
A. 0,5f
B. f
C. 2f
D. 4f
-
Câu 12:
Trong dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện cực đại I0 liên hệ với cường độ dòng điện hiệu dụng I theo công thức
A. \(I=I_0\sqrt2\)
B. \(I=\frac{I_0}{\sqrt2}\)
C. \(I=\frac{I_0}{2}\)
D. \(I=2I_0\)
-
Câu 13:
Cường độ còng điện và điện áp của một mạch điện xoay chiều có dạng \(i =I_0cos ( \omega t + \pi /3); u = U_0cos (\omega t - \pi /6) \). Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện?
A. Điện áp chậm pha hơn cường độ dòng điện một góc ϕ=π/2
B. Điện áp sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc ϕ=π/3
C. Điện áp và cường độ dòng điện đồng pha.
D. Điện áp chậm pha hơn cường độ dòng điện một góc ϕ=−π/6
-
Câu 14:
Người ta sử dụng vôn kế và ampe kế xoay chiều để đo điện áp và cường độ dòng điện của mạch xoay chiều. Giá trị hiện trên 2 dụng cụ đo đó chỉ giá trị nào?
A. Giá trị tức thời của điện áp của cường độ dòng điện.
B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
-
Câu 15:
Biểu thức của cường độ dòng điện qua một mạch điện là: \(i=2\sqrt2 cos(100\pi t+ \pi /4) (A)\). Cường độ dòng điện qua mạch ở thời điểm 1,04 s là:
A. 2 A
B. 1,414 A
C. 1 A
D. 0,5 A
-
Câu 16:
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 50 (ôm ). Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch là:\(i = 2cos ( 100\pi t + \pi /4) (A) \)Nhiệt lượng tỏa ra ở R trong 15phút là:
A. 360000 J
B. 1500 J
C. 180000 J
D. 90 kJ
-
Câu 17:
Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học của dòng điện.
B. Tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Tác dụng từ của dòng điện
D. Tác dụng phát quang của dòng điện
-
Câu 18:
Trường hợp nào sau đây có thể dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng?
A. Mạ điện
B. Đúc điện
C. Đèn điện dây tóc
D. Điều chế kim loại bằng điện phân
-
Câu 19:
Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai lọai dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi:
A. Mạ diện, đúc điện.
B. Nạp điện cho acquy.
C. Tinh chế kim lọai bằng điện phân.
D. Bếp điện, đèn dây tóc
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiệu điện thế hiệu dụng?
A. Được ghi trên các thiết bị sử dụng điện.
B. Được đo bằng vôn kế xoay chiều.
C. Có giá trị bằng giá trị cực đại chia √2
D. Được đo bằng vôn kế khung quay
-
Câu 21:
Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp xoay chiều u ở hai đầu một đoạn mạch vào thời gian t. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng
A. 110√2
B. 220√2
C. 220V
D. 110V
-
Câu 22:
Giữa hai điểm A và B có điện áp xoay chiều:\(u = 220cos ( 100\pi t +\pi /2 )(V) \) Nếu mắc vôn kế vào A và B thì vôn kế chỉ:
A. 220√2(V)
B. 220 (V)
C. 110√2(V)
D. 110(V)
-
Câu 23:
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng:
A. Hiệu điện thế
B. Chu kì
C. Tần số
D. Công suất
-
Câu 24:
Số đo của vôn kế xoay chiều chỉ
A. Giá trị tức thời của điện áp xoay chiều
B. Giá trị bất kì của điện áp xoay chiều
C. Giá trị cực đại của điện áp xoay chiều
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều
-
Câu 25:
Một khung dây quay đều quanh trục xx’. Muốn tăng biên độ của suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì tần số của khung quay phải:
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 4 lần.
D. Giảm 2 lần
-
Câu 26:
Một khung dây quay đều quanh trục xx’. Muốn tăng biên độ của suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì chu kì quay của khung phải:
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 4 lần.
D. Gỉam 2 lần.
-
Câu 27:
Một khung dây hình chữ nhật quay đều với tốc độ góc 3000 vòng/ phút quanh trục xx’ trong từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Suất điện động cảm ứng trong khung biến thiên điều hòa với chu kì:
A. 3,14s
B. 0,314s
C. 0,02s
D. 0,2s
-
Câu 28:
Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào yếu tố nào khi cho khung dây phẳng quay đều quanh trục vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều?
A. Số vòng dây N của khung dây.
B. Tốc độ góc của khung dây.
C. Diện tích của khung dây.
D. Độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.
-
Câu 29:
Một khung dây phẳng quay đều quanh trục vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào:
A. Số vòng dây N của khung dây.
B. Tốc độ góc của khung dây.
C. Diện tích của khung dây.
D. Độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.
-
Câu 30:
Cuộn dây có N=100 vòng, mỗi vòng có diện tích S=300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau Δt=0,5s trục của nó vuông góc với các đường sức tự thì suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là:
A. 0,6V
B. 3,6V
C. 1,2V
D. 4,8V
-
Câu 31:
Một khung dây dẫn quay đều quanh trục quay \(\Delta \) với tốc độ 150 vòng/phút trong từ trường đều có cảm ứng từ \( \overrightarrow B \) vuông góc với trục quay của khung. Từ thông cực đại gửi qua khung dây là \(10/\pi\) (Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung dây bằng
A. 25 V
B. 25√2 V.
C. 50 V.
D. 50√2 V.
-
Câu 32:
Một khung dây dân có diện tích S = 50 cm2 gồm 150 vòng dây quay đều với vận tốc n vòng/phút trong một từ trường đều \( \overrightarrow B \)vuông góc trục quay \(\Delta\) và có độ lớn B = 0,02 T. Từ thông cực đại gửi qua khung là:
A. 0,015Wb
B. 0,15Wb
C. 1,5Wb
D. 15Wb
-
Câu 33:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ \( i = 4\cos \frac{{2\pi t}}{T}(A)(T > 0)\). Đại lượng T được gọi là:
A. Tần số góc của dòng điện.
B. Chu kì của dòng điện.
C. Pha ban đầu của dòng điện
D. Tần số của dòng điện.
-
Câu 34:
Một khung dây gồm N vòng dây, quay đều trong từ trường đều B với tốc độ góc \(\omega\), tiết diện khung dây là S, trục quay vuông góc với đường sức từ. Suất điện động cực đại trong khung dây có giá trị là:
A. \(NBS\omega\sqrt 2\)
B. \(\frac{1}{2}NBS\omega\sqrt 2\)
C. \(NBS\omega\)
D. \(\frac{NBS}{\omega}\)
-
Câu 35:
Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức \(e=E_0cos(\omega t+\varphi)\). Khung gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung dây là
A. \(\frac{N\omega}{E_0}\)
B. \(N\omega E_0\)
C. \(\frac{NE_0}{\omega}\)
D. \(\frac{E_0}{N\omega}\)
-
Câu 36:
Một khung dây gồm N vòng dây, quay đều trong từ trường đều B với tốc độ góc \(\omega\), tiết diện khung dây là S, trục quay vuông góc với đường sức từ. Suất điện động trong khung dây có giá trị hiệu dụng là:
A. \(NBS\omega \sqrt2\)
B. \(\frac{1}{2}NBS\omega \sqrt2\)
C. \(NBS\omega\)
D. \(\frac{NBS}{\omega}\)
-
Câu 37:
Cho một khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc độ góc quanh một trục vuông góc với các đường cảm ứng từ (\( \overrightarrow B \)). Trong khung dây sẽ xuất hiện:
A. Hiện tượng tự cảm.
B. Suất điện động cảm ứng.
C. Dòng điện một chiều
D. Suất điện động tự cảm.
-
Câu 38:
Dùng vôn kế khung quay đế đo điện áp xoay chiều thì vôn kế đo được:
A. Không đo được.
B. Giá trị tức thời.
C. Giá trị cực đại.
D. Giá trị hiệu dụng.
-
Câu 39:
Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng i = 2\(\sqrt 2 \)cos100πt(A). Nếu dùng Ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện của mạch trên thì Ampe kế chỉ giá trị bao nhiêu?
A. I = 4A.
B. I = 2,83A.
C. I = 2A.
D. I = 1,41A.
-
Câu 40:
Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2\(\sqrt 2 \)cos(100πt + π/2)(A). Chọn phát biểu sai:
A. Cường độ hiệu dụng I = 2A
B. f = 50 Hz.
C. Tại thời điểm t = 0,15s cường độ dòng điện cực đại
D. \(\varphi = \frac{\pi }{2}\)
-
Câu 41:
Nguồn xoay chiều có hiệu điện thế u = 100 \(\sqrt 2 \)cosl00πt(V). Để thiết bị hoạt động tốt nhất thì giá trị định mức của thiết bị là:
A. 100V
B. 100\(\sqrt 2 \)V.
C. 200V.
D. 200 \(\sqrt 2 \)V.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiệu điện thế hiệu dụng?
A. được ghi trên các thiết bị sử dụng điện.
B. được đo bằng vôn kế xoay chiều.
C. có giá trị bằng giá trị cực đại chia \(\sqrt 2 \)
D. được đo bằng vôn kế khung quay.
-
Câu 43:
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u = 220\(\sqrt 2 \)cosl00πt (V). Hiệu điện thế hiệu dụng của đoạn mạch là:
A. 110V
B. 100\(\sqrt 2 \) V.
C. 200V.
D. 200 \(\sqrt 2 \)V.
-
Câu 44:
Số đo của Ampe kế xoay chiều chỉ:
A. giá trị tức thời của dòng điện xoay chiều.
B. giá trị trung bình của dòng điện xoay chiều
C. giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều
D. giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
-
Câu 45:
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?
A. Điện áp
B. Cường độ dòng điện.
C. Suất điện động
D. Công suất.
-
Câu 46:
Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tóc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Chọn gốc thời gian t = 0s là lúc pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ . Biểu thức xác định từ thông Φ qua khung dây là:
A. Φ = ωNBScosωt.
B. Φ = NBSsinωt
C. Φ = NBScosωt.
D. Φ = ωNBSsinωt.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều
B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Suất điện động biên đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiểu.
D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.
-
Câu 48:
Tìm phát biểu sai?
A. Phần tử R khi cho dòng điện đi qua sẽ tỏa nhiệt.
B. Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.
C. Cuộn dầy không có chức năng ngăn cản với dòng điện xoay chiều
D. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua.
-
Câu 49:
Đối vói dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện:
A. Dòng điện có Tân số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. Dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
C. Dòng điện bị cản trở hoàn toàn.
D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
-
Câu 50:
Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều:
A. Càng nhỏ, thì dòng điện càng dễ đi qua.
B. Càng lớn, dòng điện càng khó đi qua.
C. Càng lớn, dòng điện càng dễ đi qua.
D. Bằng 0, dòng điện càng dễ đi qua.