Trắc nghiệm Đại cương điện xoay chiều Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Hệ thức nào sau đây cùng thứ nguyên với tần số góc:
A. \(\frac{1}{{RL}}\)
B. \(\frac{L}{C}\)
C. \(\frac{1}{{LC}}\)
D. \(\frac{1}{{RC}}\)
-
Câu 2:
Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 thì
A. Người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. Người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. Người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
D. Người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
-
Câu 3:
Cho dòng điện xoay chiều hình sin qua mạch điện chỉ có điện trở thuần thì hiệu điện thê tức thời giữa hai đầu điện trở
A. chậm pha đối với dòng điện.
B. nhanh pha đối với dòng điện
C. cùng pha với dòng điện.
D. lệch pha đối với dòng điện π/2
-
Câu 4:
Cách phát biếu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.
B. Trong đoạn mạch chi chứa tụ điện, dòng điện biến thiên nhanh pha π/2 so với hiệu điện thế.
C. Trong đoạn mạch chi chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế
-
Câu 5:
Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
A. tăng lên 2 lần
B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 4 lần.
-
Câu 6:
Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện:
A. Dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. Dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
C. Dòng điện bị cản trở hoàn toàn.
D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
-
Câu 7:
Khi mắc một tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nếu tần số của dòng điện xoay chiều:
A. Càng nhỏ, dòng điện càng dễ đi qua.
B. Càng lớn, dòng điện càng khó đi qua.
C. Càng lớn, dòng điện càng dễ đi qua
D. Bằng 0, dòng điện càng dễ đi qua.
-
Câu 8:
Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện C.
A. Càng lớn, khi tần số f càng lớn.
B. Càng nhỏ, khi chu kỳ T càng lớn.
C. Càng nhỏ, khi cường độ càng lớn.
D. Càng nhỏ, khi điện dung của tụ C càng lớn.
-
Câu 9:
Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cosωt(A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện:
A. Nhanh pha đối với i.
B. Có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tùy theo giá trị điện dung C.
C. Nhanh pha π/2 đối với i.
D. Chậm pha π/2 đối với i.
-
Câu 10:
Khi cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i = I0cosωt(A) qua mạch điện chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế tức thời giữa hai cực tụ điện:
A. Nhanh pha đối với i.
B. Có thể nhanh pha hay chậm pha đối với i tùy theo giá trị điện dung C.
C. Nhanh pha π/2 đối với i.
D. Chậm pha π/2 đối với i.
-
Câu 11:
Cường độ hiệu dụng I của dòng điện xoay chiều
A. là cường độ của một dòng điện không đổi khi cho nó đi qua điện trở R trong thời gian t thì tỏa ra nhiệt lượng Q = RI2t.
B. là giá trị trung bình của cường độ tức thời của dòng điện xoay chiều.
C. có giá trị càng lớn thì tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều càng lớn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 12:
Trường hợp nào dưới đây có thể dùng đồng thời cả hai lọai dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi:
A. Mạ điện, đúc điện.
B. Nạp điện cho Acquy.
C. Tinh chế kim lọai bằng điện phân
D. Bếp điện, đèn dây tóc
-
Câu 13:
Trong tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng không phụ thuộc vào chiều của dòng điện là tác dụng:
A. Nhiệt
B. Hoá
C. Từ.
D. A, B đều đúng
-
Câu 14:
Chọn trả lời sai. Dòng điện xoay chiều:
A. gây ra tác dụng nhiệt trên điện trớ
B. gây ra từ trường biến thiên.
C. được dùng để mạ điện, đúc điện.
D. bắt buộc phải có cường độ tức thời biến đổi theo thời gian.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.
-
Câu 16:
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng:
A. Hiệu điện thế.
B. Cường độ dòng điện
C. Tần số.
D. Suất điện động.
-
Câu 17:
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng:
A. Hiệu điện thế.
B. Chu kì.
C. Tần số.
D. Công suất.
-
Câu 18:
Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không.
C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dầy dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không.
D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần công suất tỏa nhiệt trung bình.
-
Câu 19:
Tìm phát biểu đúng?
A. Dung kháng có đơn vị là Fara.
B. Cảm kháng có đơn vị là Henri.
C. Độ tự cảm có đơn vị là Ω.
D. Điện dung có đơn vị là Fara.
-
Câu 20:
Chọn phát biểu sai?
A. Khi tăng tần số sẽ làm giá trị R không đổi.
B. Khi tăng tần số sẽ làm cảm kháng tăng theo
C. Khi tăng tần số sẽ làm điện dung giảm.
D. Khi giảm tần số sẽ làm dung kháng tăng.
-
Câu 21:
Tìm phát biểu sai?
A. Phần tử R khi cho dòng điện đi qua sẽ tỏa nhiệt.
B. Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.
C. Cuộn dây không có chức năng ngăn cản với dòng điện xoay chiều.
D. Tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi qua.
-
Câu 22:
Giá trị hiệu dụng của dòng điện được xây dựng trên cơ sở
A. Giá trị trung bình của dòng điện
B. Một nửa giá trị cực đại.
C. Khả năng tỏa nhiệt so với dòng điện một chiều.
D. Hiệu của tần số và giá trị cực đại.
-
Câu 23:
Tìm phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tần số biến thiên theo thời gian.
B. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
D. Dòng điện xoay chiều là dòng điện lấy ra từ bình ắc quy.
-
Câu 24:
Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ i = 4cos(2πft + π/2) (A) (f > 0). Đại lượng f được gọi là
A. pha ban đầu của dòng điện.
B. tần số của dòng điện.
C. tần số góc của dòng điện.
D. chu kì của dòng điện.
-
Câu 25:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ \(i = 4\cos \frac{{2\pi t}}{T}(A)(T > 0)\). Đại lượng T được gọi là
A. tần số góc của dòng điện.
B. chu kì của dòng điện
C. tần số của dòng điện.
D. pha ban đầu của dòng điện.
-
Câu 26:
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\) (V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm có cảm kháng ZL có điện trở thuần R, điốt lí tưởng và ampe kế nhiệt lí tường. Biết ZL = R. Số chỉ của ampe kế là
A. \(0,25{U_0}\sqrt 2 /R.\)
B. \(0,5{U_0}\sqrt 2 /R\)
C. U0/R
D. 0,5U0 / R
-
Câu 27:
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 \cos 120\pi t\)(V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điốt lí tưởng và điện trở thuần R = 200 \(\Omega \). Nhiệt lượng toả ra trên R trong thời gian 2 phút là
A. 96000 J.
B. 48000 J
C. 12000 J.
D. 24000 J.
-
Câu 28:
Một điện trở R = 300 () nhúng vào một bình nhiệt lượng kế có khối lượng m = 0,5 kg rồi rót vào bình V = 1 (lít) nước ở nhiệt độ , cho dòng điện xoay chiều qua điện trở thì sau thời gian 7 (phút) nhiệt độ nước trong bình là t2 = 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của bình đều là C = 4180 (J/kg.C°), khối lượng riêng của nước D = 1 (kg/lít) và hiệu suất của quá trình đun nưóc là H = 100%. Xác định giá trị cường độ hiệu dụng chạy qua điện trở
A. 1,0 A
B. 0,5 A
C. 1,5 A
D. 2,5 A.
-
Câu 29:
Dòng điện xoay chiều chạy qua mạch có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \pi /6} \right)\) (A), t tính bằng giây (s). Vào thời điểm t = 1/600 (s) thì dòng điện chạy trong đoạn mạch có cường độ tức thời bằng bao nhiêu và cường độ dòng điện đang tăng hay đang giảm?
A. 1,0 A và đang giảm.
B. 1,0 A và đang tăng.
C. \(\sqrt 2 \)A và đang tăng.
D. \(\sqrt 2 \)A và đang giảm.
-
Câu 30:
Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \pi /4} \right)\) (V). Biết điện áp này sớm pha \(\pi/3\) đối với cường độ dòng điện trong mạch và có giá trị hiệu dụng là 4 A. Tính cường độ dòng điện ở thời điểm t = 1 ms.
A. −5,46 (A)
B. −3,08 (A).
C. 5,66 (A).
D. 5,65 (A).
-
Câu 31:
Trên hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của dòng điện chạy trên một đoạn mạch. Viết biểu thức của điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch, biết điện áp này sớm pha \(\pi/3\) đối với cường độ dòng điện và có giá trị hiệu dụng là 12 V.
A. \(u = 12\sqrt 2 \cos \left( {50\pi t + \pi /3} \right)\left( V \right)\)
B. \(u = 19\cos \left( {50\pi t + \pi /3} \right)\left( V \right).\)
C. \(u = 22\cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right).\)
D. \(u = 12\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + 2\pi /3} \right)\left( V \right)\)
-
Câu 32:
Điện áp hai đầu bóng đèn có biểu thức u = 100cos100πt(V). Đèn chỉ sáng khi \(\left| u \right| \ge 100\) V. Tính thời gian đèn sáng trong một chu kỳ?
A. 1/100 s
B. 1/50 s
C. 1/150 s
D. 1/75 s
-
Câu 33:
Một dòng điện xoay chiều có cường độ \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)A\) . Chọn phát biểu sai:
A. Cường độ hiệu dụng I = 2A.
B. Tần số f = 50Hz.
C. Tại thời điểm t = 0,15s cường độ dòng điện cực đại
D. Pha ban đầu φ = π/2
-
Câu 34:
Đặt điện áp \({\rm{u = }}{{\rm{U}}_{\rm{0}}}{\rm{cos(\omega t + \pi /2)}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, cường độ dòng điện trong mạch là \({\rm{i = }}{{\rm{I}}_{\rm{0}}}{\rm{sin(\omega t + 2\pi /3)}}\) . Biết Uo, Io và \({\rm{\omega }}\) không đổi. Hệ thức đúng là:
A. \({\rm{R = 3\omega L}}{\rm{.}}\)
B. \({\rm{\omega L = 3R}}{\rm{.}}\)
C. \({\rm{R = }}\sqrt {\rm{3}} {\rm{\omega L}}\)
D. \({\rm{\omega L = }}\sqrt {\rm{3}} {\rm{ R}}{\rm{.}}\)
-
Câu 35:
Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp có cảm kháng 200 Ω và dung kháng 220 Ω. Nếu giảm chu kỳ của điện áp xoay chiều thì công suất của mạch
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Lúc đầu giảm, sau đó tăng
D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm.
-
Câu 36:
Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Chọn câu đúng:
A. Điện áp tức thời hai đầu L và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.
B. Điện áp tức thời hai đầu C và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.
C. Điện áp tức thời hai đầu mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc.
D. Điện áp tức thời hai đầu R và cường độ dòng điện tức thời trong mạch luôn đạt cực đại cùng một lúc
-
Câu 37:
Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi:
A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.
B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp
C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp.
D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp.
-
Câu 38:
Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp với L có thể thay đổi được. Trong đó R và C xác định. Mạch điện được đặt dưới hiệu điện thế, với U không đổi và cho trước. Khi thì giá trị của L xác định bằng biểu thức nào sau đây?
A. \({\rm{L = }}{{\rm{R}}^{\rm{2}}}{\rm{ + }}\frac{1}{{C{\omega ^2}}}\)
B. \({\rm{L = 2C}}{{\rm{R}}^{\rm{2}}}{\rm{ + }}\frac{1}{{C{\omega ^2}}}\)
C. \({\rm{L = C}}{{\rm{R}}^{\rm{2}}}{\rm{ + }}\frac{1}{{C{\omega ^2}}}\)
D. \({\rm{L = C}}{{\rm{R}}^{\rm{2}}}{\rm{ + }}\frac{1}{{2C{\omega ^2}}}\)
-
Câu 39:
Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải
A. Tăng điện dung của tụ điện
B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
C. Giảm điện trở của mạch
D. Giảm tần số dòng điện xoay chiều
-
Câu 40:
Đặt điện áp \({\rm{u = }}{{\rm{U}}_{\rm{0}}}{\rm{cos}}\left( {{\rm{\omega t + \varphi }}} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết \({{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}{\rm{LC = 1}}\) Điều nào sau đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch lớn nhất
B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là \({\rm{U}}_{\rm{0}}^{\rm{2}}{\rm{/2R}}\)
C. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu đoạn mạch lớn nhất
D. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch bằng điện áp tức thời hai đầu điện trở R.
-
Câu 41:
Đặt điện áp xoay chiều \({\rm{u = }}{{\rm{U}}_{\rm{0}}}{\rm{cos2\pi ft}}\) ( Uo không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.
B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn thuần cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều (kể cả dòng điện một chiều có cường độ thay đổi hay dòng điện không đổi).
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.
C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều.
D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều.
-
Câu 43:
Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần
A. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.
B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. luôn lệch pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
D. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không.
B. Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch.
C. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không.
D. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ.
-
Câu 45:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện một điện áp xoay chiều ổn định thì đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch có dạng là
A. Hình sin
B. Đoạn thẳng.
C. Đường tròn
D. Elip.
-
Câu 46:
Khi nghiên cứu đồng thời đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch xoay chiều và cường độ dòng điện trong mạch người ta nhận thấy, đồ thị điện áp và đồ thị dòng điện đều đi qua gốc tọa độ. Mạch điện đó có thể là
A. Chỉ điện trở thuần.
B. Chỉ cuộn cảm thuần.
C. Chỉ tụ điện.
D. Tụ điện ghép nối tiếp với điện trở thuần.
-
Câu 47:
Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Lựa chọn phương án đúng:
A. Đối với mạch chỉ có điện trở thuần thì i = u/R
B. Đối với mạch chỉ có tụ điện thì i = u / ZC
C. Đối với mạch chỉ có cuộn cảm thì i = u/ZL
D. Đối với đoạn mạch nối tiếp u/i = không đổi
-
Câu 48:
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu UR, UL, UC tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là
A. UR sớm pha \({\rm{\pi /2 }}\) so với UL
B. UL sớm pha \({\rm{\pi /2 }}\) so với UC
C. UR trễ pha \({\rm{\pi /2 }}\) so với UC
D. UC trễ pha \({\rm{\pi /2 }}\) so với UL
-
Câu 49:
Một đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm bóng đèn và cuộn cảm mắc nối tiếp. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép. Nếu rút lõi thép ra từ từ khỏi cuộn cảm thì độ sáng bóng đèn
A. tăng lên.
B. giảm xuống.
C. tăng đột ngột rồi tắt.
D. không đổi.
-
Câu 50:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện áp biến đổi điều hòa theo thời gian gọi điện áp xoay chiều.
B. Suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
C. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
D. Đối với dòng điện xoay chiều, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng 0.