Trắc nghiệm Đại cương điện xoay chiều Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng \(i=2\sqrt{2}~cos100\pi t\,\,\left( A \right).\) Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. I = 4 A.
B. I = 2,83 A.
C. I = 2 A.
D. I = 1,41 A.
-
Câu 2:
Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là
A. dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. dòng điện đổi chiều một cách điều hòa.
D. dòng điện dao động điều hoà.
-
Câu 3:
Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ
A. giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
-
Câu 4:
Mắc một đèn vào nguồn điện xoay chiều có điện áp tức thời là \(u=220~\sqrt{2}cos100\pi t\text{ }\left( V \right).\) Đèn chỉ phát sáng khi điện áp đặt vào đèn có độ lớn không nhỏ hơn \(110\sqrt{6}\,\,V.\) Khoảng thời gian đèn sáng trong nửa chu kì là
A. 1/300 s.
B. 1/400 s.
C. 1/150 s.
D. 1/200 s.
-
Câu 5:
Dòng điện chạy trong đoạn mạch có biểu thức \(i=2cos\left( 100\pi t\frac{\pi }{2} \right)\text{ }\left( A \right),\) t đo bằng giây. Tại thời điểm t1 nào đó, dòng điện đang giảm và có cường độ là 1 A. Đến thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+0,005\,\,\left( s \right),\) cường độ dòng điện bằng
A. \(\sqrt{2}\,\,A.\)
B. \(-\sqrt{2}\,\,A.\)
C. \(-\sqrt{3}\,\,A.\)
D. \(\sqrt{3}\,\,A.\)
-
Câu 6:
Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện này bằng 0 là
A. \(\frac{1}{100}\text{s}\text{.}\)
B. \(\frac{1}{200}\,\,\text{s}\text{.}\)
C. \(\frac{1}{50}\,\,\text{s}.\)
D. \(\frac{1}{25}\,\,\text{s}\text{.}\)
-
Câu 7:
Cường độ dòng điện \(i=2\cos 100\pi t\,\,\left( A \right)\) có giá trị cực đại là
A. 2 A.
B. 2,82 A.
C. 1 A.
D. 1,41 A.
-
Câu 8:
Điện áp u=100cos(314.t) (u tính bằng V, t tính bằng s) có tần số góc bằng
A. 100 rad/s.
B. 157 rad/s.
C. 50 rad/s.
D. 314 rad/s.
-
Câu 9:
Điện áp \(u = 141\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)V\) có giá trị hiệu dụng bằng
A. 141V.
B. 200V.
C. 100V.
D. 282V.
-
Câu 10:
Khi mắc tụ điện vào mạng điện xoay chiều, nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Nếu tần số của dòng điện xoay chiều càng nhỏ thì dòng điện càng dễ đi qua tụ
B. Nếu tần số của dòng điện xoay chiều càng lớn thì dòng điện càng dễ đi qua tụ
C. Nếu tần số của dòng điện xoay chiều càng lớn thì dòng điện càng khó đi qua tụ
D. Nếu tần số của dòng điện bằng không (dòng điện không đổi) thì dòng điện dễ đi qua tụ nhất
-
Câu 11:
Tác dụng của tụ điện đối với dòng điện xoay chiều:
A. Cản trở dòng điện, điện dung càng lớn cản trở càng nhiều
B. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở
C. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn thì ít bị cản trở
D. Cản trở dòng điện, điện dung càng bé càng ít bị cản trở
-
Câu 12:
Đối với đoạn mạch L, C ghép nối tiếp thì:
A. Độ lệch pha giữa i và u là π/2
B. i luôn nhanh pha hơn u một góc π/2
C. u nhanh pha hơn i
D. i luôn trễ pha hơn u một góc π/2
-
Câu 13:
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian
B. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian
D. A và B đều đúng
-
Câu 14:
Trong các dụng cụ tiêu thụ điện, người ta thường phải nâng cao hệ số công suất nhằm
A. tăng công suất tiêu thụ
B. để đoạn mạch sử dụng được phần lớn công suất do nguồn cung cấp cho nó
C. tăng công suất nguồn
D. cả A và B đều đúng
-
Câu 15:
Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi
A. đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp
B. đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp
C. đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp
D. cả B và C đều đúng
-
Câu 16:
Dòng điện xoay chiều truyền qua được tụ điện là do
A. Hạt mang điện đi qua 2 bản tụ
B. Điện trở của tụ vô cùng lớn
C. Điện trường biến thiên giữa 2 bản tụ
D. Điện trở của tụ vô cùng bé
-
Câu 17:
Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng
A. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều
B. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở
C. Ngăn cản hoàn toàn dòng điện
D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
-
Câu 18:
Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch xoay chiều có dạng u = 60 cos(120\(\pi\)t + \(\frac{\pi }{3}\)) (V). Trong một giây, số lần điện áp u có độ lớn bằng 30 V là
A. 30 lần.
B. 60 lần.
C. 120 lần.
D. 240 lần.
-
Câu 19:
Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 4cos(100πt +\(\frac{\pi }{6}\)) (A). Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dòng điện này?
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng là 2\(\sqrt2\) A.
B. Tần số của dòng điện là 100 Hz.
C. Pha ban đầu của dòng điện là \(\frac{\pi }{6}\)rad.
D. Chu kì của dòng điện là 0,02 s.
-
Câu 20:
Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điên xoay chiều chạy qua một đoạn mạch vào thời gian t. Tần số góc của dòng điện này bằng
A. 25\(\pi \) rad/s.
B. 50\(\pi\) rad/s.
C. 100\(\pi\) rad/s.
D. 200\(\pi\) rad/s.
-
Câu 21:
Khi từ thông qua một khung dây dẫn có biểu thức \(\phi\)= \({\phi _0}\)cos(\(\omega\)t + \(\frac{\pi }{2}\)) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có biểu thức e = E0cos\((\omega t + \varphi )\). Biết F0, E0 và ω là các hằng số dương. Giá trị của j là
A. \( - \frac{\pi }{2}\)rad
B. 0 rad
C. \( \frac{\pi }{2}\)rad
D. \(\pi\) rad
-
Câu 22:
Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp xoay chiều u ở hai đầu một đoạn mạch vào thời gian t. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch bằng
A. \(110\sqrt2\) V
B. \(220\sqrt2\) V
C. 220 V
D. 110 V
-
Câu 23:
Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch xoay chiều có biểu thứcu = 220\(\sqrt2\)cos100\(\pi\)t (V). Trong 1 giây dòng điện qua đoạn mạch này đổi chiều bao nhiêu lần?
A. 100 lần.
B. 50 lần.
C. 200 lần.
D. 2 lần.
-
Câu 24:
Cường độ dòng điện tức thời của một dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có dạng i = 5cos(100\(\pi \)t + 0,5\(\phi\)) (A). Nhận xét nào sau đây khi nói về dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch này là sai?
A. Cường độ dòng điện cực đại chạy qua đoạn mạch là 5 A.
B. Tần số của dòng điện là 50 Hz.
C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua đoạn mạch là 5\(\sqrt2\) A.
D. Chu kì của dòng điện là 0,02 s.
-
Câu 25:
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?
A. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.
B. Chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. Chiều thay đổi tuần hoàn, cường độ không đổi theo thời gian.
-
Câu 26:
Ở Việt Nam, mạng điện xoay chiều dân dụng có tần số là
A. 50π Hz.
B. 100π Hz.
C. 100 Hz.
D. 50 Hz.
-
Câu 27:
Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ i = 4cos(2πft +\(\phi\)) (A) với (f > 0). Đại lượng f được gọi là
A. Pha ban đầu của dòng điện.
B. Tần số của dòng điện.
C. Tần số góc của dòng điện.
D. Chu kì của dòng điện.
-
Câu 28:
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ i = 4cos\(\frac{{2\pi t}}{T}\) (A) với T > 0. Đại lượng T được gọi là
A. Tần số góc của dòng điện.
B. Chu kì của dòng điện.
C. Tần số của dòng điện.
D. Pha ban đầu của dòng điện.
-
Câu 29:
Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa vào hiện tượng
A. Nam châm hút sắt.
B. Dòng điện tạo ra từ trường.
C. Cảm ứng điện từ.
D. Hiệu ứng Jun-Lenx.
-
Câu 30:
Cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = 4cos(120\(\pi \)t + \(\pi/4\) ) (A). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó là
A. 4 A
B. \(2\sqrt 2 \,A\)
C. 2 A
D. \(\sqrt 2 \,A\)
-
Câu 31:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch không phụ thuộc vào
A. điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch.
B. điện trở thuần của mạch.
C. tần số của điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch.
D. độ tự cảm và điện dung của đoạn mạch.
-
Câu 32:
Cường độ dòng điện I = 2cos100\(\pi\)t (A) có pha tại thời điểm t là
A. 50t
B. 100\(\pi\) t
C. 0
D. 70 t
-
Câu 33:
Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có điện áp hiệu dụng là
A. 220 V
B. 200V
C. 250V
D. 110V